Đáp án địa lí 11 kết nối tri thức Bài 2. Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế
File đáp án địa lí 11 kết nối tri thức Bài 2. Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án địa lí 11 kết nối tri thức
BÀI 2: TOÀN CẦU HÓA VÀ KHU VỰC HÓA KINH TẾ
MỞ ĐẦU
Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế là đặc trưng và xu hướng phổ biến trên thế giới, thu hút sự tham gia của rất nhiều nền kinh tế. Vậy toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế là gì? Quá trình này có ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng?
Trả lời:
- Toàn cầu hóa là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt từ kinh tế đến văn hóa, xã hội…
- Khu vực hóa kinh tế là sự liên kết hợp tác kinh tế của các quốc gia trong các khu vực trên thế giới trên cơ sở tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội, hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển.
- Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế có nhiều ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến các nước trên thế giới.
1. BIỂU HIỆN CỦA TOÀN CẦU HÓA NỀN KINH TẾ.
CH: Dựa vào thông tin mục 1 và bảng 2, hãy trình bày các biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế.
Trả lời:
Các biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế:
- Các dòng hàng hóa - dịch vụ, vốn, lao động và tri thức ngày càng được tự do chuyển dịch.
- Các giao dịch quốc tế về thương mại, đầu tư và tài chính tăng nhanh. Xuất hiện nhiều hình thức thương mại và đầu tư mới như thương mại điện tử, đầu tư phát triển bền vững,...
- Hình thành và phát triển các tổ chức kinh tế toàn cầu.
- Các công ty đa quốc gia có vai trò quan trọng: mở rộng về phạm vi hoạt động, liên kết thành một mạng lưới sản xuất, kinh doanh toàn cầu.
- Các tiêu chuẩn toàn cầu được áp dụng ngày càng rộng rãi trong quá trình sản xuất kinh doanh.
2. HỆ QUẢ CỦA TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ.
CH: Dựa vào thông tin mục 2, hãy trình bày các hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế.
Trả lời:
Tích cực:
- Tăng cường chuyên môn hoá và hợp tác hoá trong sản xuất, thúc đẩy phân công lao động, qua đó, lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ.
- Tạo ra sự dịch chuyển các yếu tố sản xuất như lao động, vốn, công nghệ và tri thức.
- Hình thành và phát triển các mạng lưới, chuỗi liên kết toàn cầu nhằm tận dụng tối đa lợi thế của các nước, các khu vực.
- Có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các nước theo hướng phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ có hàm lượng công nghệ và tri thức cao, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Tiêu cực: Gia tăng sự phân hoá trình độ phát triển kinh tế và khoảng cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước.
3. ẢNH HƯỞNG CỦA TOÀN CẦU HÓA NỀN KINH TẾ ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI.
CH: Dựa vào thông tin mục 3, hãy phân tích ảnh hưởng của toàn cầu hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới.
Trả lời:
- Tích cực:
- Góp phần khai thác lợi thế cạnh tranh của từng quốc gia, tăng cường chuyên môn hoá và phân công lao động trên phạm vi quốc tế => thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Thúc đẩy các nước cải cách kinh tế, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thể chế phát triển kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh,...
- Gia tăng các nguồn lực bên ngoài (vốn, lao động, công nghệ, ...) cho phát triển kinh tế - xã hội.
- Tiêu cực:
- Việc gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các nước => Bất kì biến động lớn nào về kinh tế trên thế giới cũng ảnh hưởng tới kinh tế của một quốc gia.
- Gây ra các vấn đề môi trường như phát thải khí nhà kính, ô nhiễm không khí, phá hủy các hệ sinh thái và đa dạng sinh học tại các nước; tạo ra vấn đề lớn về rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa.
II. KHU VỰC HÓA KINH TẾ.
1. Biểu hiện của khu vực hóa kinh tế.
CH: Dựa vào thông tin mục 1, hãy trình bày biểu hiện của khu vực hóa kinh tế.
Trả lời:
- Gia tăng số lượng và quy mô của các tổ chức khu vực trên thế giới: kí kết ngày càng nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương nhằm bổ sung các nguồn lực và điểu kiện phát triển giữa các thành viên để nâng cao vị thế của khu vực trong tương quan với các khu vực khác.
- Hợp tác khu vực ngày càng đa dạng và phát triển: Liên kết kinh tế trong các khu vực ngày càng đa dạng, tuỳ thuộc vào điều kiện và mục tiêu của các bên tham gia. Ví dụ: Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, Thị trường chung Nam Mỹ, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, ...
2. Hệ quả của khu vực hóa kinh tế
CH: Dựa vào thông tin mục 2, hãy trình bày hệ quả của khu vực kinh tế.
Trả lời:
Tích cực:
- Tạo lập một thị trường sản xuất và tiêu dùng rộng lớn, thúc đẩy đầu tư và thương mại nội khối cũng như tăng cường hợp tác, nâng cao trình độ khoa học - công nghệ trong khu vực.
- Thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường ở các quốc gia, tạo cơ hội việc làm, thu hút các nhà đầu tư.
Tiêu cực: Hình thành các rào cản thương mại (thuế, tiêu chuẩn chất lượng...) đối với những nước bên ngoài khu vực.
3. Ý nghĩa của khu vực hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới
CH: Dựa vào thông tin mục 3, hãy phân tích ý nghĩa của khu vực hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới.
Trả lời:
- Giúp các nước trong khu vực có thể dễ dàng liên kết với nhau và rút ngắn khoảng cách đạt được mục tiêu phát triển kinh tế.
- Giúp các nước giải quyết các vấn đề chung của khu vực và nâng cao vị thế khu vực so với các khu vực khác trên thế giới.
- Làm tăng sức cạnh tranh của khu vực và khai thác được các lợi thế của các thành viên trong khu vực.
- Bổ sung cho toàn cầu hoá kinh tế và từng bước làm cho nền kinh tế thế giới trở thành một thể thống nhất.
LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG
Luyện tập
CH: Hoàn thành bảng theo mẫu sau với nội dung thể hiện hệ quả của toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế.
| Hệ quả |
Toàn cầu hóa kinh tế | ? |
Khu vực hóa kinh tế | ? |
Trả lời:
Hệ quả | |
Toàn cầu hóa kinh tế | Tích cực:
Tiêu cực: Gia tăng sự phân hoá trình độ phát triển kinh tế và khoảng cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước. |
Khu vực hóa kinh tế | Tích cực:
Tiêu cực: Hình thành các rào cản thương mại (thuế, tiêu chuẩn chất lượng...) đối với những nước bên ngoài khu vực. |
Vận dụng
CH: Sưu tầm thông tin về ảnh hưởng của toàn cầu hóa kinh tế đối với Việt Nam.
Trả lời:
Gợi ý:
* Toàn cầu hoá có hai mặt tích cực và tiêu cực, thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức.
- Thuận lợi : Tham gia toàn cầu hoá chúng ta sẽ tranh thủ: vốn, công nghệ, thị trường, kinh nghiệm quản lý. Đồng thời phát huy lợi thế của ta, thế mạnh của ta.
- Khó khăn: Toàn cầu hoá hiện nay do các nước tư bản chi phối – đây là cuộc chơi không cân sức giữa các nước giàu và các nước nghèo, các nước giàu tìm cách ép các nước nghèo.
Bên cạnh những xơ hội, toàn cầu hóa tạo ra cho Việt Nam những thách thức to lớn, như nguy cơ tụt hậu về kinh tế, nạn thất nghiệp và thiếu việc làm, sự phân hóa giàu ngheo, tệ nạn xã hội, sự lo ngại về mất bản sắc, sự đồng hóa văn hóa..Vì vậy, Việt Nam phải chủ động tích cực hội nhập quốc tế.
Ngoài những cơ hội, toàn cầu hoá tạo ra cho Việt Nam những thách thức to lớn về kinh tế, văn hóa -xã hội:
- Thách thức về thất nghiệp và việc làm : Trong những năm tới, quá trình hội nhập sẽ đòi hỏi đội ngũ lao động có trình độ cao hơn. Nếu như đội ngũ người lao động Việt Nam không được đào tạo và chuẩn bị về mặt công nghệ, quản lí thì tình trạng thất nghiệp không những không giảm mà còn có nguy cơ tăng cao. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự phân hoá giàu nghèo
- Thách thức về văn hóa.Thực ra, trong kỷ nguyên toàn cầu hóa hiện nay, sự lo ngại về khả năng đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc là mối lo chung của các nước đang phát triển.Cùng với toàn cầu hoá, nhiều học giả đã chỉ ra xu hướng đồng nhất tất cả các nền văn hoá. Tất cả các nước phát triển đang muốn áp đặt các giá trị văn hoá của mình cho toàn thế giới.
- Thách thức về xã hội: những nhu cầu của nền kinh tế toàn cầu đã và đang mang lại những thay đổi to lớn trong thói quen lao động và lối sống của con người ở tất cả các quốc gia dân tộc. Sự phân hoá giàu nghèo, tệ nạn xã hội và tội phạm mang tính quốc tế, v.v. đang là những vấn đề làm đau đầu các quốc gia dân tộc.
Tóm lại, Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan do sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, của kinh tế và khoa học công nghệ vượt khỏi biên giới quốc gia hình thành nền kinh tế thế giới thu hút ngày càng nhiều các nước tham gia, vừa hợp tác vừa cạnh tranh và đấu tranh với nhau. Tuy nhiên, toàn cầu hoá luôn có hai mặt của nó, chúng ta không nên chấp nhận một cách quá dễ dàng các vấn đề toàn cầu hoá mang lại, mà phải nghiên cứu để khai thác và tận dụng những mặt tích cực của nó và luôn chủ động tích cực hội nhập quốc tế.
=> Giáo án Địa lí 11 kết nối bài 2: Toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế