Đáp án Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức Bài 10: Bình đẳng giới trong các lĩnh vực (P2)

File đáp án Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 kết nối tri thức Bài 10: Bình đẳng giới trong các lĩnh vực (P2). Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

 

  1. Bình đẳng giới trong gia đình

Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

(1) Luật Bình đẳng giởi năm 2006

Điều 18. Bình đẳng giới trong gia đình

  1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đinh.

2 Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tải sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình.

  1. Vợ, chồng binh đẳng vời nhau trong việc bản bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.
  2. Con trai, con gái được gia đỉnh chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.
  3. Các thành viên nam, nữ trong gia đỉnh có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đỉnh.

(2) Ông M là chủ doanh nghiệp tư nhân. Do cần thêm vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh nên ông muốn chuyển nhượng quyền sử dụng một phần đất ở của gia đỉnh. Ông đã bản bạc với vợ về việc này nhưng vợ ông không đồng ý vì cho rằng giá bán quá rẻ. Ông cho biết sẽ kiên trì thuyết phục và chỉ chuyển nhượng khi có sự đồng thuận của cả hai vợ chồng.

(3) Hai vợ chồng anh T đều làm việc trong các cơ quan nhà nước. Sau mỗi ngày làm việc, anh T thường đi tập thể thao và giao lưu với bạn bè đến khuya mới về, còn vợ anh phải đảm nhiệm toàn bộ việc đưa, đón con đi học và lo công việc nội trợ.

1/ Theo em, tong các trường hợp 2, 3 ai là người thực hiện đúng, ai là người vi phạm quy định về bình đẳng giới trong gia đình? Vì sao?

2/ Hãy kể những việc mà em và người thân đã làm đề thực hiện các quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình.

Trả lời:

1/ Theo em, tong các trường hợp 2, 3 ông M là người thực hiện đúng, anh T là người vi phạm quy định về bình đẳng giới trong gia đình. Vì ông M tôn trọng quyền quyết định của người vợ, từ đó ông kiên trì thuyết phục và chỉ chuyển nhượng khi có sự đồng thuận của cả hai vợ chồng; còn anh T thì không chỉ chia sẻ việc nhà với vợ mà còn thường đi tập thể thao và giao lưu với bạn bè đến khuya mới về, trong khi vợ anh phải đảm nhiệm toàn bộ việc đưa, đón con đi học và lo công việc nội trợ. 

2/ Hãy kể những việc mà em và người thân đã làm đề thực hiện các quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình.

- Bình đẳng giữa cha mẹ và con

  • Có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với con.
  • Cha mẹ không phân biệt đối xử, ngược đãi các con
  • Cha mẹ không phân biệt đối xử, ngược đãi các con.
  • Không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên
  • Không xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật.
  • Yêu quý, kính trọng, chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ
  • Yêu quý, kính trọng, chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ.
  • Không được có hành vi xúc phạm ngược đãi cha mẹ

 

  1. Ý nghĩa của bình đẳng giới đối với đời sống của con người và xã hội

Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

(1) Báo cáo rà soát tình hình thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 — 2020 cho rằng bình đẳng giới đã mang lại những thay đổi tích cực ở các lĩnh vực chính trị. kinh tế, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ và các lĩnh vực khác. Trong giai đoạn này, “Lần đầu tiên có 3 nữ: ủy viên Bộ Chính trị, nữ Chủ tịch Quốc hội. Phụ nữ tham gia ngày càng nhiều hơn vào các hoạt động kinh tế và có nhiều cơ hội đề có những việc làm tốt, mang lại thu nhập cao hơn. Về giáo dục, tỉ lệ nhập học của trẻ em trai và trẻ em gái ở bạc tiêu học và trung học đều cao và cân đối". Trong lĩnh vực y tế thì: "Ngành y tế chí đạo các Sở Y tế, các đơn vị trực thuộc phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai đồng bộ, có hiệu quả công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho phụ nữ và nam giới" và “Nhiều bệnh viện ở trung ương và địa phương đã hình thành khoa nam học và tăng cường đào tạo bác sĩ chuyên khoa nam học đề mờ rộng mạng lưới tư vấn về sức khoẻ sinh sản cho nam giới”.

(Australia Aid — Bộ Lao động — Thương binh và Xã hội - UN WOMEN, Báo cáo rà soát tình hình thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 — 2020, xuất bản bởi UN Women, Hà Nội — 2021)

(2) Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định: Số lượng phụ nữ được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp phải chiếm ít nhất ba mươi lăm phần trăm tổng số người trong danh sách chính thức những người ửng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.

1/ Ở thông tin 1, việc thực hiện bình đẳng giới đã mang lại những kết quả gì đối với đời sống của con người và xã hội?

2/ Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân quy định số lượng phụ nữ được giới thiệu ứng cử đại biều Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là nhằm mục đích gì? Vì sao?

Trả lời:

1/ Ở thông tin 1, việc thực hiện bình đẳng giới đã bảo đảm cho nam, nữ có cơ hội cùng có tiếng nói chung, cùng tham gia và có vị trí, vai trò ngang nhau trong việc quyết định các vấn đề chung của đất nước, địa phương cơ quan, tổ chức; mang lại những thay đổi tích cực trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục,... đối với đời sống của con người và xã hội. 

2/ Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân quy định số lượng phụ nữ được giới thiệu ứng cử đại biều Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là nhằm đảm bảo phụ nữ cũng có vai trò, nghĩa vụ, quyền ngang nhau trong việc quyết định các vấn đề chung của đất nước, địa phương cơ quan, tổ chức.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Em đồng tình với ý kiến của C hay T trong trường hợp dưới đây? Vì sao?

Trong buổi thảo luận nhóm về các nội dung liên quan đến binh đẳng giới, B nêu ý kiến: Theo các bạn, chúng mình có thể thực hiện pháp luật về bình đắng giới bằng cách nào?

- C nói: Mình cho rằng các bạn nam có thể thực hiện pháp luật về bình đẳng giới bằng cách phụ giúp bố mẹ kiếm tiền để chăm lo cho gia đình. Còn các bạn nữ thì có thể thực hiện pháp luật về binh đẳng giới bằng cách giúp mẹ làm công việc nội trợ.

- T nói: Theo mình, dù là nam hay nữ thì chỉ cần chia sẻ công việc gia đỉnh với ông bà, bố mẹ phù hợp với năng lực của mỗi người là đã thực hiện pháp luật về bình đẳng giới rồi.

Trả lời:

Em đồng tình với ý kiến của T vì trong lứa tuổi học sinh, đặc biệt ở vị trí người con trong gia đình chưa phải có trách nhiệm kinh tế đối với gia đình. Cho nên việc của chúng ta chỉ cần chia sẻ công việc gia đỉnh với ông bà, bố mẹ phù hợp với năng lực của mỗi người là đã thực hiện pháp luật về bình đẳng giới rồi. 

 

Câu 2: Em hãy cho biết mỗi biện pháp được nêu trong thông tin dưới đây nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực nào? Vì sao?

  1. Bảo đảm tỉ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
  2. Quy định tỉ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động.
  3. Quy định tỉ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo.
  4. Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật.

Trả lời:

  1. Bình đẳng trong lĩnh vực chính trị. Vì có liên quan tới công việc trong cơ quan nhà nước. 
  2. Bình đẳng trong lĩnh vực lao động. Vì có liên quan tới tuyển dụng lao động. 
  3. Bình đẳng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Vì có liên quan tới học tập, đào tạo. 
  4. Bình đẳng trong lĩnh vực kinh tế. Vì có liên quan tới các chính sách phát triển kinh tế. 

 

Câu 3: Em hãy cho biết, quy định pháp luật dưới đây được ban hành nhằm xử phạt chủ thể vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực nào? Vì sao?

Khoản 3, 4 Điều 9 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP ngày 18— 12— 2021 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới quy định:

"3/ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vận động, ép buộc người khác nghỉ học vì lí do giới tính.

4/ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  1. a) Vận động, ép buộc có tổ chức nhiều người nghỉ học vì lí do giới tính;
  2. b) Từ chối tuyển sinh đối với người có đủ điều kiện vào các khóa đào tạo, bồi dưỡng vì lí do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ...”

Trả lời:

Quy định pháp luật dưới đây được ban hành nhằm xử phạt chủ thể vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào. Vì hành vi vận động, ép buộc người khác nghỉ học vì lí do giới tính thuộc về phạm trù giáo dục và đào tạo. Hơn nữa, mọi công dân đều bình đẳng trong cơ hội học tập, phát triển. 

 

Câu 4: Em hãy nhận xét hành vi của các chủ thể trong những trường hợp sau:

  1. T có một em gái, mẹ là giáo viên và bố là doanh nhân. Hằng ngày, mọi công việc trong nhà đều do mẹ và em gái đảm nhận. Chỉ những ngày kỉ niệm Quốc tế phụ nữ 8 — 3 hay thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20 — 10, bố và T mới bàn nhau mua hoa, tặng quà và chia sẻ việc nhà với mẹ và em gái.

Hành vi của T và bố T có phù hợp với quy định của pháp luật về bình đẳng giới không? Vì sao?

  1. Bố A làm việc trong một công ty may mặc. Bố rất yêu thương, quan tâm chăm sóc cho A và em gái. Bố thường xuyên nhắc nhở A không được bắt nạt em và cùng bố mẹ làm những công việc nội trợ trong nhà.

Hành vi của bố A có thực hiện đúng pháp luật về bình đẳng giới không? Vì sao?

  1. Công ty D tuyển nhân viên làm lái xe taxi. Chị K đến nộp hồ sơ dự tuyển nhưng bị Công ty từ chối với lí do chị là nữ, làm việc một thời gian rồi sinh con, nuôi con nhỏ sẽ ảnh hưởng đến công việc.

Việc Công ty D từ chối nhận hồ sơ dự tuyển của chị K có vi phạm pháp luật về bình đẳng giới không? Vì sao?

Trả lời:

  1. Hành vi của T và bố T không phù hợp với quy định của pháp luật về bình đẳng giới. Vì mọi công dân đều có quyền bình đẳng trong gia đình mà không phân biệt giới tính, độ tuổi,... 
  2. Hành vi của bố A có thực hiện đúng pháp luật về bình đẳng. Vì bố đã không phân biệt giới mà đối xử với cả hai bằng tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc cho cả hai. 
  3. Việc công ty D từ chối nhận hồ sơ dự tuyển của chị K có vi phạm pháp luật về bình đẳng giới. Vì nam, nữ đều bình đẳng trong việc lựa chọn nơi làm việc. 

 

Câu 5:  Em hãy nêu hướng giải quyết các tình huống sau:

  1. C có bố là bác sĩ và mẹ là doanh nhân. Mặc dù công việc ở bệnh viện khá bận rộn nhưng khi về nhà, bố C thường chia sẻ việc nhà với vợ, con. Khi thầy bố C rửa bát, lau nhà, giặt quần áo, bà nội của C không hài lòng vỉ cho rằng đó không phải là công việc của nam giới.

Nếu là C, em sẽ thuyết phục bà nội như thế nào đề bà có thế đồng tình và ủng hộ việc làm của bố?

  1. Bố mẹ M muốn mua một căn hộ mới rộng rãi và tiện nghi hơn nhưng bố thỉ thích căn hộ trong khu đô thị còn mẹ lại muốn ở khu dân cư ngoài phố. Mẹ M dự định sẽ tự mua nhà theo ý mình mà không cần sự đồng thuận của bố.

Nếu là M, em sẽ thuyết phục mẹ như thế nào để bảo đảm thực hiện đúng pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình?

  1. Gia đình H là người dân tộc thiểu số theo chế độ mẫu hệ. Khi chị gái H kết hôn thì anh rể về sống cùng với gia định H. Sau khi chung sống được 10 năm thì chồng chị H đề nghị li hôn. Trong phiên toà xử li hôn, Toà án đã ra bản án tuyên bố mẹ H phải chia cho anh rể H một phần tài sản thuộc tài sản chung của gia đình tương xứng với công sức đóng góp của anh cho gia đình trong 10 năm. Tuy nhiên, khi anh rể H yêu cầu được chia tài sản thì bố mẹ H kiên quyết không chia vì cho rằng theo luật tục, anh rể H là người chủ động xin li hôn nên không được chia tài sản.

Nếu là H, em sẽ thuyết phục bố mẹ như thế nào để bố mẹ thực hiện đúng bản án của Toà án nhân dân?

Trả lời:

  1. Nếu là C, em sẽ thuyết phục bằng cách nói với bà công việc gia đình mọi người đều bình đẳng, không phải chỉ mỗi phái nữ mới có thể làm việc nhà. Cho nên việc bố C chia sẻ công việc gia đình với mẹ C giúp cho tình cảm gia đình tăng lên và mối quan hệ gia đình trở nên khăng khít hơn. 
  2. Nếu là M, em sẽ thuyết phục mẹ để bảo đảm thực hiện đúng pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình bằng cách nói với mẹ việc chung sống trong gia đình có cả kinh tế của bố và bố cũng là một phần của gia đình. Cho nên mẹ làm như vậy là không tôn trọng bố và làm cho tình cảm gia đình rạn nứt. Hơn nữa mẹ đã vi phạm quyền bình đẳng giới trong gia đình. 
  3. Nếu là H, để bố mẹ thực hiện đúng bản án của Toà án nhân dân, em sẽ thuyết phục bố mẹ chia khối tài sản đó lại cho anh rể H vì bản thân anh rể đã đóng góp công sức của mình trong 10 năm. Cho nên, khối tài sản là của chung khi li hôn anh rể H cũng có quyền được thừa hưởng 1 phần. 

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Viết bài chia sẻ một việc làm cụ thể của bản thân em liên quan đến việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình hoặc trong lớp em.

Trả lời:

Chị Lan mang thai một lần rồi sinh đôi một cặp “Long - Phượng”. Chồng chị là con một, lại sống chung với bố mẹ chồng nên khi chị sinh đôi, mọi sự quan tâm của ông bà đều dành hết cho đứa cháu trai. Chị thì quá bận rộn, vừa làm việc ở cơ quan, hết giờ về lại chăm sóc gia đình nên chẳng mấy khi chú ý đến suy nghĩ của bọn trẻ.

Quả thực, cũng nhiều lần chị sai đứa con gái nhỏ làm mấy việc lặt vặt như quét nhà, phụ mẹ nấu cơm, đôi lúc cầm giúp mẹ một vài thứ... Vì chị thường sai con gái làm giúp mình, nên mỗi khi cháu làm sai chị lại mắng để cháu làm lại. Nhưng chị đâu có ngờ, đứa con gái của chị lại quá “nhạy cảm” như vậy.

Trong một lần chị mắng con gái vì làm vỡ một chiếc cốc, thế rồi đứa bé bưng mặt khóc thút thít, nó vừa khóc, vừa hỏi chị nhiều câu khiến chị bất ngờ. Ngày hôm đó qua đi, cứ ngỡ con trẻ chỉ ghen tị một chút nên chị không để ý, cho đến một hôm chị Lan tình cờ đọc được cuốn nhật ký của con gái, dường như mỗi trang nhật ký đều thấm đẫm nước mắt của cô bé.

Từng câu, từng chữ trong cuốn nhật ký đều thể hiện sự giận hờn với người mẹ của mình, đã không đối xử công bằng với cô bé. “Con ghét mẹ nhiều lắm, tại sao con bé hơn anh mà con luôn là người phải nhường nhịn anh? Con gái thì cũng là con của bố mẹ, con với anh được sinh ra trong cùng một trứng, chỉ khác là anh sinh trước, thế mà cả nhà luôn yêu quý anh, không bắt anh phải làm bất cứ việc gì...”, nhật ký của cô bé viết.

Chị Lan tâm sự, đọc xong những dòng tâm sự của con gái, chị đã lặng lẽ khóc một mình, chị không biết rằng, chính sự vô tâm của chị đã làm tổn thương đến con như vậy.

Qua câu chuyện của chị Lan cho thấy, sự bất bình đẳng thể hiện ngay trong chính gia đình chúng ta, từ trong những việc làm, cách ứng xử nhỏ nhất mà đôi khi chính chúng ta cũng chưa nhận thức được hết. Rồi cả quan niệm, phụ nữ có nghĩa vụ làm việc nhà mà không phải là cùng san sẻ với người chồng?

Nhiều người cho rằng, đàn ông là trụ cột gia đình, có trách nhiệm ra ngoài kiếm tiền nuôi gia đình, nên không phải làm việc nhà. Tuy nhiên, xã hội hiện nay cũng có rất nhiều người phụ nữ cùng lúc phải làm tròn nhiều vai. Họ vừa phải làm công tác xã hội, về nhà lại phải chăm sóc gia đình.

Sự bất bình đẳng không chỉ thể hiện trong gia đình mà còn hiện hữu cả bên ngoài xã hội. Như ở trường học, ngay trong các giờ học trên lớp, thầy cô luôn nhờ “em nữ lên xóa bảng cho thầy” hay là “em nữ đi giặt giẻ lau cho cô”… mà không phải là các em nam? Rồi ngay cả các hình ảnh minh họa trong sách giáo khoa tiểu học, dạy trẻ phải biết làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ như quét nhà, nhặt rau… nhưng lại toàn lấy hình ảnh bé gái đang làm việc.

 

=> Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối bài 10: Bình đẳng giới trong các lĩnh vực

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay