Đáp án lịch sử 8 kết nối tri thức bài 9: Tình hình kinh tế, văn hóa, tôn giáo trong các thế kỉ XVI-XVIII

File đáp án lịch sử 8 kết nối tri thức Bài 9: Tình hình kinh tế, văn hóa, tôn giáo trong các thế kỉ XVI-XVIII. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

 

BÀI 9. TÌNH HÌNH KINH TẾ, VĂN HÓA, TÔN GIÁO TRONG CÁC THẾ KỈ XVI - XVIII

MỞ ĐẦU

Ở các thế kỉ XVI - XVIII, trong đân gian phổ biến những câu sau:

Ước gì anh lấy được nàng,

Để anh mua gạch: Bát Trầng về xây;

Thứ nhất Kinh Kì,

Thứ nhì Phố Hiến.

Những câu trên nhắc đến các địa đanh nào và phản ánh nội dung gì? Từ đó, hãy chia sẻ thêm những hiểu biết của em về tình hình kinh tế, văn hoá Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII.

Đáp án:

  • Những địa danh được nhắc đến: Bát Tràng, Kinh Kì, Phố Hiến.
  • Trong các thế kỉ XVI - XVIII, thủ công nghiệp và thương nghiệp của nước ta phát triển đa dạng, xuất hiện nhiều làng nghề thủ công. Việc giao lưu, buôn bán với nước ngoài được đẩy mạnh, hình thành nên những trung tâm mua bán sầm uất.

I. TÌNH HÌNH KINH TẾ TRONG CÁC THẾ KỈ XVI-XVIII

Câu hỏi: Hãy giới thiệu nét chính về tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài và Đàng Trong trong các thế kỉ XVI - XVIII. 

Đáp án:

Tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài và Đàng Trong trong các thế kỉ XVI - XVIII:

  • Đàng Ngoài: Xung đột kéo dài khiến sản nông nghiệp sa sút nghiêm trọng, tình trạng biến ruộng công thành ruộng tư ngày càng phổ biến, vua quan không quan tâm đến ruộng đất => nông nghiệp trì trệ.
  • Đàng Trong: rất phát triển, tổ chức khai hoang, cấp nông cụ,… => dần hình thành tầng lớp địa chủ lớn.

Câu hỏi: Nêu dẫn chứng thể hiện sự phát triển của thủ công nghiệp Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII.

Đáp án:

  • Ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài, các chính quyền vẫn duy trì hoạt động của các quan xưởng để sản xuất vũ khí cho quân đội, may trang phục, làm đồ trang sức cho quan lại và đúc tiền,...
  • Các nghề thủ công trong nhân dân phát triển mạnh mẽ hơn như: dệt vải lụa, đồ gốm, rèn sắt, đúc đồng, dệt chiếu, làm giấy,... Nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng như: làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội); làng dệt La Khê (Hà Nội); các làng rèn sắt ở Nho Lâm (Nghệ An), Hiền Lương, Phú Bài (Huế); làng làm đường mía ở Quảng Nam;...

Câu hỏi: Khai thác tư liệu 1, 2 và thông tin trong mục, hãy nêu những nét chính về tình hình thương nghiệp của Đại Việt trong các thế kỉ XVI-XVIII.

Đáp án:

  • Nội thương:

     - Chợ làng, chợ huyện mọc lên khắp nơi và ngày càng đông đúc.

     - Ở nhiều nơi xuất hiện làng buôn

     - Buôn bán giữa các vùng miền phát triển.

  • Ngoại thương:

    - Thuyền buôn các nước đến Việt Nam buôn bán ngày càng tấp nập.

    - Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.

    - Các trung tâm buôn bán lớn ở Đàng Ngoài như Thăng Long, Phố Hiến; Ở Đàng Trong: Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Tp.HCM),...

  • Nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị dần suy tàn do chính sách hạn chế ngoại thương của chính quyền.

II. TÌNH HÌNH VĂN HÓA TRONG CÁC THẾ KỈ XVI-XVIII

 

Câu hỏi: Trình bày những nét chính về sự chuyển biến văn hóa, tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI-XVIII.

Đáp án:

  • Về tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo :

- Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại.

- Phật giáo và Đạo giáo thời Lê sơ bị hạn chế, đến lúc này được phục hồi.

- Từ năm 1533, các giáo sĩ (Bồ Đào Nha) theo thuyền buôn đến nước ta truyền bá đạo Thiên Chúa. Sang thế kỉ XVII - XVIII, hoạt động của các giáo sĩ ngày càng tăng.
- Nhân dân vẫn giữ nếp sống văn hoá truyền thống, qua các lễ hội đã thắt chặt tình đoàn kết làng xóm và bồi dưỡng tinh thần yêu quê hương, đất nước.

  • Chữ viết: Chữ quốc ngữ được sáng tạo và sử dụng phổ biến.
  • Văn học: Văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế nhưng văn học chữ Nôm đã phát triển mạnh hơn trước; Văn học dân gian phát triển với nhiểu thể loại: Truyện tiếu lâm, truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn,...

Nghệ thuật dân gian: phát triển, tiêu biểu là nghệ thuật điêu khắc trong các đình, chùa; nghệ thuật sân khấu đa dạng với các loại hình: hát chèo, hát ả đào,... múa trên dây, múa đèn,...

Câu hỏi: Hãy nêu nhận xét về sự chuyển biến đó trong các thế kỉ XVI-XVIII. Em ấn tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao?

Đáp án:

Văn hóa, tôn giáo ở giai đoạn này đã có những chuyển biến tích cực khiến đời sống tinh thần của nhân dân ngày càng phong phú. Em ấn tượng nhất với việc sáng tạo ra chữ quốc ngữ. Đây có thể coi là một bước tiến lớn trong lịch sử dân tộc. Nhờ sự tiện lợi và khoa học của chữ quốc ngữ, chức năng của tiếng Việt được mở rộng. Thêm vào đó, chữ quốc ngữ còn thuận tiện cho các hoạt động hành chính, ngoại giao, giáo dục, đóng góp tích cực vào việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi: Hãy lập bảng tóm tắt nét chính về tình hình kinh tế, văn hoá, tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII theo các tiêu chí sau: lĩnh vực, sự chuyển biến.

Đáp án:

Lĩnh vực

Những chuyển biến

Kinh tế

* Nông nghiệp:

  • Đàng Ngoài: Xung đột kéo dài khiến sản nông nghiệp sa sút nghiêm trọng, tình trạng biến ruộng công thành ruộng tư ngày càng phổ biến, vua quan không quan tâm đến ruộng đất => nông nghiệp trì trệ.
  • Đàng Trong: rất phát triển, tổ chức khai hoang, cấp nông cụ,… => dần hình thành tầng lớp địa chủ lớn.

* Thủ công nghiệp:

  • Ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài, các chính quyền vẫn duy trì hoạt động của các quan xưởng để sản xuất vũ khí cho quân đội, may trang phục, làm đồ trang sức cho quan lại và đúc tiền,...
  • Các nghề thủ công trong nhân dân phát triển mạnh mẽ hơn như: dệt vải lụa, đồ gốm, rèn sắt, đúc đồng, dệt chiếu, làm giấy,... Nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng như: làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội); làng dệt La Khê (Hà Nội); các làng rèn sắt ở Nho Lâm (Nghệ An), Hiền Lương, Phú Bài (Huế); làng làm đường mía ở Quảng Nam;...

* Thương nghiệp:

  • Nội thương:

     - Chợ làng, chợ huyện mọc lên khắp nơi và ngày càng đông đúc.

     - Ở nhiều nơi xuất hiện làng buôn

     - Buôn bán giữa các vùng miền phát triển.

  • Ngoại thương:

     - Thuyền buôn các nước đến VIệt Nam buôn bán ngày càng tấp nập.

     - Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.

    - Các trung tâm buôn bán lớn ở Đàng Ngoài như Thăng Long, Phố Hiến; Ở Đàng Trong: Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Tp.HCM),...

Nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị dần suy tàn do chính sách hạn chế ngoại thương của chính quyền.

Tôn giáo

  • Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại.
  • Phật giáo và Đạo giáo thời Lê sơ bị hạn chế, đến lúc này được phục hồi.
  • Từ năm 1533, các giáo sĩ (Bồ Đào Nha) theo thuyền buôn đến nước ta truyền bá đạo Thiên Chúa. Sang thế kỉ XVII - XVIII, hoạt động của các giáo sĩ ngày càng tăng.
  • Nhân dân vẫn giữ nếp sống văn hoá truyền thống, qua các lễ hội đã thắt chặt tình đoàn kết làng xóm và bồi dưỡng tinh thần yêu quê hương, đất nước.

Văn hóa

  • Chữ viết: Chữ quốc ngữ được sáng tạo và sử dụng phổ biến.
  • Văn học: Văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế nhưng văn học chữ Nôm đã phát triển mạnh hơn trước; Văn học dân gian phát triển với nhiểu thể loại: Truyện tiếu lâm, truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn,...
  • Nghệ thuật dân gian: phát triển, tiêu biểu là nghệ thuật điêu khắc trong các đình, chùa; nghệ thuật sân khấu đa dạng với các loại hình: hát chèo, hát ả đào,... múa trên dây, múa đèn,...
  • Về khoa học - kỹ thuật:

- Sử học: Ô châu  cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục,  Đại Việt sử ký tiền biên, Thiên Nam ngữ lục.

- Địa lý: Thiên nam tứ chi lộ đồ thư.

- Quân sự: Khổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ.

- Triết học có Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn.

- Y học có Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác .

- Kỹ thuật: đúc súng đại bác theo kiểu phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành luỹ.

  • Về nghệ thuật:

- Nghệ thuật điêu khắc chuyên nghiệp, tinh tế, phong phú, tiêu biểu là các hình trang trí trên đình làng, chùa, tượng thờ.

- Các hình thức sinh hoạt văn hóa như đua thuyền, đánh cầu, đánh vật,.. trở nên phổ biến.

- Nghệ thuật sân khấu: hát chèo (Đàng Ngoài), hát tuồng (Đàng Trong) phát triển.

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Tìm hiểu thông tin từ sách, báo và internet, em hãy cho biết: Làng thủ công nào ở Việt Nam được hình thành từ các thế kỉ XVI - XVIII và vẫn tồn tại, phát triển đến ngày nay? Hãy đề xuất ít nhất một giải pháp để bảo tồn các làng nghề đó.

Đáp án:

  • Một số làng nghề thủ công được hình thành từ các thế kỉ XVI-XVIII và vẫn tồn tại, phát triển đến ngày nay:

- Làng gốm Bát Tràng (Hà Nội)

- Làng gốm Thanh Hà (Hội An)

- Làng dệt La Khê (Hà Nội)

- Làng nghề rèn sắt ở Nho Lâm (Nghệ An), Hiền Lương, Phú Bài (Thừa Thiên Huế),...

  • Một số giải pháp bảo tồn các làng nghề:

- Đảm bảo đầu ra cho các sản phẩm của làng nghề

- Duy trì và phát triển đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi; thúc đẩy công tác đào tạo, truyền nghề.

- Phát triển làng nghề gắn với du lịch, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo các giái trị văn hóa truyền thống, thân thiện với môi trường.

- Tăng cường tuyên truyền cho thế hệ trẻ giá trị của các làng nghề và tầm quan trọng của việc bảo tồn, phát triển làng nghề.

Câu hỏi: Em biết những con đường, ngôi trường,... nào mang tên những danh nhân tiêu biểu của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII?

Đáp án:

Một số con đường, ngôi trường,...mang tên những danh nhân tiêu biểu của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII:

- Đường Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Hữu Trác,...

- Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội), Trường THPT Đào Duy, Trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi (Hải Dương),...

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án lịch sử 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay