Đáp án Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Bài 10: Ôn tập

File đáp án Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Bài 10: Ôn tập. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

 

ÔN TẬP

Câu 1: Đọc lại các bài thơ Bạn đến chơi nhà, Đề đền Sầm Nghi Đống, Tự trào I và hoàn thành bảng sau:

Bạn đến chơi nhà

Đề đền Sầm Nghi Đống

Tự trào I

Thủ pháp trào phúng

Tình cảm, cảm xúc của tác giả

Chủ đề

Thông điệp

Nhận xét chung

Trả lời:

Bạn đến chơi nhà

Đề đền Sầm Nghi Đống

Tự trào I

Thủ pháp trào phúng

Tiếng cười

Châm biếm

Đả kích thói hư tật xấu

Tình cảm, cảm xúc của tác giả

Trân quý tình bạn người bạn phương xa

Khát khao được bình đẳng và thể hiện tính cách

Tình yêu thương vợ con và tố cáo thói hư tật xấu

Chủ đề

Bài thơ ca ngợi tình bạn chân thành thắm thiết, đậm đà, mộc mạc và tràn đầy niềm vui dân dã của tác giả

Đanh giá nhân cách - sự anh hùng - của Sầm Nghi Đống, nữ sĩ muốn nói lên “tầm vóc” của nữ sĩ phương Nam

Tố cáo thói hư tật xấu

Thông điệp

Thể hiện tình cảm trân quý, mộc mạc, không vật chất

Khao khát bình đẳng bình đẳng muốn thể hiện bản thân

Tố cao về các nam nhân thời xưa không giúp đỡ vợ con mà chỉ hưởng thụ những thói tật xấu

Nhận xét chung

Cả 3 tác phẩm đều thuộc thể loại châm biếm và tạo tiếng cười cho người đọc theo nhiều quan niệm, góc nhìn khác nhau của tác giả mang đến bài học, thông điệp riêng.

Câu 2: Khi tìm hiểu một bài thơ trào phúng cần chú ý điều gì?

Trả lời:

  • Trào phúng ở tiếng Pháp là satire, nghĩa là dùng các lời lẽ dù rất kín đáo và bóng bẩy, kín đáo nhưng vẫn chứa yếu tố cười nhạo, mỉa mai, phóng đại, châm biếm,….Để phán những điều tiêu cực, lỗi thời, xấu xa trong xã hội. Đây cũng là một nguyên tắc phản ánh nghệ thuật.
  • Trào phúng thường gắn liền với các cung bậc hài hước, châm biếm.
    Văn học trào phúng bao hàm một lĩnh vực khá rộng cùng các cung bậc cái hài khác nhau như: truyện tiếu lâm, tiểu thuyết, truyện cười,…từ vở hài kịch đến thơ trào phúng.
  • Vì yêu cầu thực tế đấu tranh xã hội nên tách ra thêm phần châm biếm, như một vũ khí sắc bén, nhưng vẫn không nên đồng nhất với trào phúng. Tại thời cổ đại, trào phúng trong lí luận văn học truyền thống được coi là một dạng của trữ tình, con người bộc lộ thái độ ở bên trong. Ở thế kỉ XIX, theo L.I. Ti-mô-phê-ép, trào phúng rất đặc biệt với các sáng tác văn học, bởi nó gần gũi với trữ tình, sử thi và kịch

Câu 3: Vì sao khi lựa chọn từ ngữ, hình ảnh, ngoài việc quan tâm đến phần ý nghĩa cơ bản, chúng ta cần quan tâm đến sắc thái nghĩa của từ?

Trả lời:

Khi lựa chọn từ ngữ, hình ảnh, ngoài việc quan tâm đến phần ý nghĩa cơ bản, chúng ta cần quan tâm đến sắc thái nghĩa của từ vì sắc thái của từ giúp cho tác giả thể hiện được cảm xúc tình cảm và tâm tư tác giả muốn gửi gắm

Câu 4: Việc dùng các từ ngữ in đậm trong các câu dưới đây có phù hợp không? Vì sao?

  1. Ông ấy là một doanh nhânlọc lõiđược nhiều ngưỡng mộ
  2. Bà ấy tuy tuổi đac cao nhưng gương mặt vẫn rấtxinh

Trả lời:

  1. Từ lọc lõi phù hợp vì ý tác giả muốn nói đến ông ấy là người từng trải và khôn ngoan, có đủ kinh nghiệm, biết đủ mọi mánh khoé 
  2. Từ xinh không phù hợp vì ý muốn nói bà về già vẫn giữa được sắc xuân thì nên để các từ khác như đẹp não.

Câu 5: Khi viết bài văn phân tích một bài thơ, chúng ta cần đảm bảo những yêu cầu nào?

Trả lời:

Khi viết bài văn phân tích một bài thơ, chúng ta cần đảm bảo những yêu cầu và yếu tố cần chú ý khi phân tích thơ

- Cuộc đời tác giả.

- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

- Thể thơ: lục bát, tự do, thơ 5 chữ…

- Hình ảnh thơ: Ví dụ như hình ảnh người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp- Mĩ trong Đồng chí hay Bài thơ về tiểu đội xe không kính, hình ảnh người bà trong “Bếp lửa” ...

- Chi tiết thơ:

- Giọng điệu: gồm có giọng hào hùng, nhẹ nhàng, xót thương, bi lụy, triết lý…

- Vần (nhịp) thơ.

- Ngôn ngữ thơ: Gồm có ngôn ngữ bình dân, ngôn ngữ bác học…

- Bố cục: Đây là phần quan trọng nhất để các em tìm ý cho bài cảm nhận của mình (Có thể chia theo khổ, chia theo đoạn, câu…).

=> Tất cả các đặc điểm trên ở tác phẩm nào cũng có những mức độ đậm nhạt của các đặc điểm này trong mỗi tác phẩm là khác nhau. Thêm vào đó, các em cần chú ý dựa vào đề bài yêu cầu gì để lựa chọn các đặc điểm trên cho phù hợp theo sở trường và khả năng của mình.

Câu 6: Để thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống diễn ra hiệu quả, chúng ta cần lưu ý những gì?

Trả lời:

  • Để thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống diễn ra hiệu quả, chúng ta cần lưu ý:
  • Xác định rõ vấn đề cần thảo luận
  • Bao quát được diễn biến của cuộc thảo luận (những ý kiến đã nêu, những điều đã được làm rõ, những điều cần được trao đổi thêm,...)
  • Thể hiện được thái độ tán thành hay phản đối trước những ý kiến đã phát biểu.
  • Nêu được quan điểm, nhận định của bản thân về vấn đề (góc nhìn riêng và những phân tích, đánh giá cụ thể)
  • Tôn trọng người đối thoại để cùng tìm tiếng nói chung về vấn đề.

* Chuẩn bị thảo luận:

  1. Chuẩn bị nói
  • Lựa chọn đề tài
  • Đề tài nói cần được thống nhất trong cả lớp trước khi tiết học diễn ra hoặc ngay đầu tiết học.
  • Nếu tiếp tục triển khai một đề tài nào đó của phần viết trong bài học này, cần có những điều chỉnh cần thiết vì diễn đạt. Ví dụ: xung quanh điện thoại thông minh, nếu “bài luận thuyết phục” khuyên ta “cai nghiện” điện thoại thông minh thì bài nói tham gia thảo luận sẽ hướng tới trả lời câu hỏi: chúng ta nên sử dụng điện thoại thông minh thế nào cho hợp lý?
  • Để cuộc thảo luận đạt chất lượng tốt, có được nhiều ý kiến hay, nên chọn những đề tài gắn với đời sống của các bạn, đồng thời có ý nghĩa chung với cộng đồng. Ví dụ: xây dựng văn hóa đọc, tôn trọng sự khác biệt, tham gia thiện nguyện,....
  • Tìm ý và sắp xếp ý
  • Để ý kiến tham gia thảo luận thực sự có nội dung, cần chú ý trả lời các câu hỏi theo trình tự: vấn đề chúng ta bạn có ý nghĩa như thế nào? Chúng ta đã có ý kiến khác nhau ra sao? Điều này có nguyên nhân từ đâu? Ý kiến của tôi là gì và tôi đã dựa vào cơ sở nào để nêu ý kiến đó? Chúng ta nên thống nhất với nhau trên những phương diện nào?
  • Xác định từ ngữ then chốt
  • Với những cuộc thảo luận thuộc loại nàu, từ ngữ thường được dùng là: quan điểm (quan điểm của tôi là....), góc độ (tôi nhìn nhận vấn đề theo một góc độ khác với bạn,...), khía cạnh (còn một khía cạnh khác cần phải chú ý là,...), theo tôi, tôi cho rằng....
  1. Chuẩn bị nghe
  • Tìm hiểu trước về vấn đề thảo luận để có cơ sở nắm bắt đúng ý những người nói và đánh giá được chuẩn xác các ý tham gia thảo luận. Những điều cụ thể cần tìm hiểu trước: vấn đề gì sẽ được thảo luận trong tiết học: vấn đề đó lâu nay đã được bàn đến như thế nào? Có khía cạnh gì cần được trao đổi lại và khơi sâu thêm? 
  • Phác thảo trước theo sổ tay hay vở ghi chép những loại nội dung cần ghi lại theo dõi cuộc thảo luận.

Câu 7: Việc dùng tiếng cười để tự phê bình bản thân và phê bình người khác có tác dụng gì?

Trả lời:

Việc dùng tiếng cười để tự phê bình bản thân và phê bình người khác có tác dụng đưa tới cách nhìn đa dạng và thông điệp, dụng ý tác giả muốn truyền tải và nhắc tới

 

=> Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 10: Ôn tập

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay