Đáp án Ngữ văn 8 kết nối tri thức Bài 10 Văn bản: Lời giới thiệu cuốn sách Nhóc Ni-cô-la: những chuyện chưa kể (P2)
File đáp án Ngữ văn 8 kết nối tri thức Bài 10 Văn bản: Lời giới thiệu cuốn sách Nhóc Ni-cô-la: những chuyện chưa kể (P2). Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức
VĂN BẢN. LỜI GIỚI THIỆU SÁCH NHÓC NI-CÔ-LA NHỮNG CHUYỆN CHƯA KỂ (AN-NƠ GÔ-XI-NHI)
ĐỌC NHƯ MỘT CUỘC THÁM HIỂM
CH1. Nhan đề của cuốn sách có gì đáng chú ý? Chỉ ra mối quan hệ giữa nhan đề với một số yếu tố trong tác phẩm.
Trả lời:
Nhan đề của cuốn sách Hai vạn dặm dưới đáy biển đáng chú ý bởi tác giả đặt tác khát vọng của con người với biển cả mênh mông, rộng lớn, giá trị nhân văn sâu sắc của cuốn tiểu thuyết vĩ đại này với hiện tại và tương lai
Mối quan hệ giữa nhan đề với một số yếu tố trong tác phẩm là: thế giới đời sống phong phú, sinh động, những vùng đất, hành trình thám hiểm, sách dẫn đường và đồng hành,...
CH2. Đề tài gì được tác giả khai thác ở cuốn sách? Cách chọn đề tài cho thấy tác giả quan tâm đến những vấn đề nào của đời sống?
Trả lời:
Đề tài về thế giới biển được tác giả khai thác ở cuốn sách là những tưởng tượng được tái hiện bằng ngôn ngữ, cùng thời gian, không gian, con người, ngoại hình, hành động, lời nói suy nghĩ,....
Cách chọn đề tài cho thấy tác giả quan tâm đến những vấn đề những con người với biển cả mênh mông.
CH3. Những sự việc, chi tiết nào thể hiện dấu ấn của trí tưởng tượng trong tác phẩm?
Trả lời:
Những sự việc, chi tiết nào thể hiện dấu ấn của trí tưởng tượng trong tác phẩm:
"Thưa ngài Aronnax, biển đã nuôi tôi. Biển hào hiệp vô cùng. Biển chẳng những cho tôi ăn, còn cho tôi quần áo mặc. Vải may quần áo ngài đang mặc được dệt bằng túc ti của mấy loại nhuyễn thể hai vỏ. Nước hoa để trên bàn rửa mặt ở phòng ngài được cất từ những thực vật biển. Đệm ngài nằm cũng làm bằng thứ cỏ mềm dưới biển. Ngòi bút ngài dùng chính là một sợi râu cá voi còn mực thì do một động vật biển tiết ra. Tôi sống bằng những tặng phẩm của biển và tới lúc nào đó biển cũng sẽ lấy lại những quà tặng của mình!"
CH4. Vì sao tác phẩm trở nên hấp dẫn đối với người đọc?
Trả lời:
Hai vạn dặm dưới đáy biển kể về cuộc phiêu lưu của giáo sư Aronnax, anh bạn giúp việc Conceil và anh chàng thợ săn cá voi Ned Land trên một chiếc tàu ngầm làm bằng sắt của thuyền trưởng Nemo. Vào cuối thế kỷ 19, người dân toàn thế giới hoang mang khi một con quái vật biển bí ẩn xuất hiện, nó được miêu tả là to lớn và có tốc độ phi thường, rất nhiều các vụ đắm tàu được cho là do con quái vật này gây nên. Giáo sư Aronnax đã được mời đi cùng chiếc tàu chiến Abraham Lincoln xuất phát từ New York để đi tìm kiếm và giải mã con quái vật khổng lồ đã làm người dân toàn thế giới hoang mang và được cho là gây nguy hiểm cho những con tàu.
CH5. Những chi tiết, sự việc hoặc nhân vật nào để lại cho em ấn tượng sâu đậm nhất?
Trả lời:
Thuyền trưởng Nemo là một trong những nhân vật quan trọng nhất trong câu chuyện, ông là người chỉ huy tài ba và kiên định, song cũng rất bí ẩn. Chính sự bí ẩn này đã tạo nên một số tình huống mà buộc người đọc phải suy nghĩ xem là chuyện gì đang xảy ra. Và nếu tinh ý một chút, bạn hoàn toàn có thể đoán được những nguy hiểm gì mà con tàu đang gặp phải. Như mình đã chia sẻ, Nemo là nhân vật mà mình yêu thích nhất vì ông gợi lên cho mình niềm đam mê học hỏi và khám phá và mình cảm thấy khâm phục tài trí mà không phải vị thuyền trưởng nào cũng có được ở ông.
Giáo sư Aronnax làm việc ở viện bảo tàng Paris được mời tham gia vào chuyến săn “con quái vật” vì đã có đóng góp nghiên cứu phân tích về nó. Trong chuyến phiêu lưu hai vạn dặm, ông luôn tỏ ra là người thông thái và cũng là người luôn đồng hành cùng thuyền trưởng Nemo trong các cuộc phiêu lưu. Đôi lúc vị giáo sư này cũng khiến người đọc bật cười vì những tình huống hài hước và những lời thoại đáng yêu.
CH6. Nếu được nhà văn cho phép thay đổi một số chi tiết, sự việc trong tác phẩm, em sẽ thay đổi điều gì? Vì sao
Trả lời:
Nếu được nhà văn cho phép thay đổi một số chi tiết, sự việc trong tác phẩm, em sẽ thay đổi điều những sự việc qua trang sách vì muốn biến việc đi đọc là một cuộc thám hiểm biển cùng các cuộc phiêu lưu thì chúng ta cần tập trung vào ngôn từ, suy nghĩ thay vì những trang sách.
CH7. Chủ đề của tác phẩm là gì? Chủ đề có liên quan như thế nào với vấn đề của đời sống hiện tại?
Trả lời:
Chủ đề của tác phẩm là một hành trình tìm hiểu về những những vùng đất, thế giới đời sống sinh động và những vùng biển bao la cùng các nhân vật đáng yêu
Chủ đề có liên quan gần gũi với vấn đề dành cho lứa tuổi thiếu nhi mà còn cho mọi người yêu thích khám phá thế giới ở mọi độ tuổi. Ra đời vào cuối thế kỉ 19, khi mà tàu ngầm còn chưa được phát minh, Jules Verne đã khiến độc giả phải bất ngờ vì những tưởng tượng không tưởng của mình: một cuộc phiêu lưu vòng quanh thế giới dưới lòng đại dương.
ĐỌC ĐỂ ĐỒNG HÀNH VÀ CHIA SẺ
CH1. Đọc những lời tâm tình của nhà thơ Y Phương về bài thơ Nói với con và thực hiện những yêu cầu nêu ở dưới:
- Lời tâm tình của nhà thơ Y Phương cho biết điều gì về hoàn cảnh ra đời của bài thơ Nói với con? Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào đến sự biểu đạt cảm xúc và hình tượng trong bài thơ?
- Không chỉ nói về tình phụ tử, tình cảm gia đình, câu thơ “Người đồng mình thô sơ da thịt/ Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con” còn thể hiện ý nghĩa gì? Vì sao nhà thơ thực sự trăn trở, tâm huyết với điều đó?
- Qua lời giải thích của nhà thơ Y Phương, những hình ảnh trong các dòng thơ: “Chân phải bước tới cha/ Chân trái bước tới mẹ” và “Vách nhà ken câu hát” là hình ảnh thực hay tưởng tượng? Vì sao?
- Theo em, điều gì làm nhà thơ xúc động, trăn trở nhất khi viết bài thơ Nói với con?
Trả lời:
- Lời tâm tình của nhà thơ Y Phương cho biết hoàn cảnh ra đời bài thơ là năm 1980, đất nước gặp vô vàn khó khăn khi mới thoát khỏi cuộc chiến tranh chống Mỹ gian khổ. Hoàn cảnh ấy đã tác động đến nội dung lời dặn dò trong bài thơ và cách nói chân thành, giản dị, mong người con hiểu được lời dạy của cha mẹ, sống làm người tử tế, luôn ghi nhớ cội nguồn, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.
- Không chỉ nói về tình phụ tử, tình cảm gia đình, câu thơ “Người đồng mình thô sơ da thịt/ Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con” còn thể hiện niềm tự hào về truyền thống văn hóa quê hương mình, khẳng định ý chí quyết tâm mạnh mẽ của người dân quê hương, tuy “thô sơ da thịt” nhưng chưa bao giờ chịu khuất phục bởi hoàn cảnh.
Nhà thơ thực sự trăn trở, tâm huyết với điều đó vì ông rất yêu quê hương, trân quý cội nguồn và truyền thống văn hóa dân tộc mình. Nỗi niềm trăn trở cũng xuất phát từ bối cảnh xã hội có nhiều người biến chất, sẵn sàng chối từ quê hương gốc gác và lai căng một cách dễ dàng.
- Qua lời giải thích của nhà thơ Y Phương, những hình ảnh trong các dòng thơ: “Chân phải bước tới cha/ Chân trái bước tới mẹ” và “Vách nhà ken câu hát” là hình ảnh thực. Đứa con sinh ra có khởi điểm là cha, mẹ. Còn “Vách nhà ken câu hát” thì nói đến việc người con gái trong vách, người con trai ngoài vách hát cho nhau nghe, hát tràn đêm đến sáng bạch.
- Theo em, điều khiến nhà thơ xúc động, trăn trở nhất khi viết bài thơ Nói với con là niềm tin vào những giá trị tích cực vĩnh cửu của văn hóa. Mong cho những đứa con và người đọc bao thế hệ có thể ý thức được về cái tốt, cái xấu, biết trân trọng nguồn cội và yêu lấy nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc, kế thừa và phát huy những điều ấy thật tốt.
CH2. Chọn một tác phẩm của tác giả mà em đã biết và mong muốn tiếp tục tìm hiểu, khám phá. Đọc, cảm nhận về tác phẩm và trả lời những câu hỏi sau:
- Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm có điều gì đáng chú ý? Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào đến việc lựa chọn đề tài, thể hiện nội dung của tác phẩm?
- Việc chọn đề tài, thể hiện nội dung, chủ đề của tác phẩm cho thấy tác giả quan tâm, xúc động, trăn trở nhất về điều gì?
- Tưởng tượng nếu em là tác giả, điều gì sẽ làm em hứng thú nhất và đâu là điều em cảm thấy khó khăn nhất khi viết tác phẩm này?
- Sau khi đã tìm hiểu kĩ tác phẩm, em nhận thấy nhan đề có mối liên quan như thế nào với đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm?
Trả lời:
Tác phẩm: Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Hoàn cảnh ra đời tác phẩm: Bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? Được viết tại Huế tháng 1 - 1981, in trong tập bút ký cùng tên. Tập sách gồm tám bài kí, viết ngay sau chiến thắng mùa xuân 1975 nên vẫn còn bừng bừng cảm hứng ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Hoàn cảnh sáng tác tại Huế khiến tác giả có dịp quan sát và chiêm nghiệm về dòng sông Hương, từ đó viết nên tác phẩm.
- Việc chọn đề tài, thể hiện nội dung, chủ đề của tác phẩm cho thấy tác giả quan tâm, xúc động, trăn trở nhất về quê hương và những cảnh vật thuộc về nơi mình sinh ra, lớn lên và gắn bó suốt bao năm. Bài tùy bút lột tả vẻ đẹp nhiều khía cạnh để bộc lộ những vẻ đẹp khác nhau nhưng vô cùng trọn vẹn của dòng sông Hương. Qua đó thể hiện tình cảm yêu thương, quý mến của tác giả không chỉ đối với dòng sông này mà còn đối với thành phố Huế và con người nơi đây.
- Tưởng tượng nếu em là tác giả, điều làm em hứng thú nhất là vẻ đẹp của sông Hương nói riêng, vẻ đẹp của Huế nói chung khi viết về tác phẩm. Còn điều em cảm thấy khó khăn nhất khi viết là sử dụng ngôn từ và cách diễn đạt ra sao để người đọc có thể cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp của dòng sông Hương, quan sát được dòng sông từ nhiều góc nhìn khác nhau để thêm yêu mến và tự hào về quê hương xứ sở.
- Mối liên quan của nhan đề với đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm:
- Nhan đề “Ai đã đặt tên cho dòng sông đã dẫn dắt người đọc đến với cội nguồn tên gọi của dòng Hương thơ mộng.
- Bài bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” đã lý giải tên dòng sông bằng một huyền thoại mỹ lệ của người dân làng Thành Chung.
- Lấy tên nhan đề cho bài bút ký dưới hình thức của một câu hỏi nhằm mục đích dẫn dắt, gợi mở người đọc về nguồn gốc tên gọi của dòng sông, nói lên những khát vọng, niềm tự hào của con người khi muốn mang cái đẹp, tiếng thơm để gây dựng, vun đắp cho văn hóa, lịch sử của xứ Huế.
- Nhan đề “Ai đã đặt tên cho dòng sông” cũng thể hiện được niềm biết ơn đối với những con người đã khai phá vùng đất này, bộc lộ niềm tự hào về vẻ đẹp của đất nước.
=> Giáo án Ngữ văn 8 kết nối Bài 10 Thách thức thứ hai: Kết nối cộng đồng người đọc