Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức

TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 8 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2

Đề số 03

Câu 1:Theo anh/chị, bài học nào có thể rút ra từ văn bản này để áp dụng vào việc thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam?

A. Không nên có sự can thiệp của con người vào tự nhiên

B. Cần tìm cách sống hài hòa với tự nhiên và khai thác hợp lý các điều kiện tự nhiên

C. Phải đầu tư thật nhiều công trình chống thiên tai

D. Chỉ có thể thích ứng bằng cách di cư sang nơi khác

Câu 2: Câu nào sau đây là câu trần thuật?

A. Hôm nay trời đẹp quá!

B. Bạn có thể giúp tôi được không?

C. Chúng ta cần phải bảo vệ môi trường.

D. Hãy đóng cửa sổ lại!

Câu 3: Thủ lĩnh Xi-át-tơn nói về điều gì trong bài diễn từ?

A. Tình yêu thiên nhiên và sự hòa hợp với đất đai

B. Tầm quan trọng của việc bảo vệ động vật hoang dã

C. Mối quan hệ giữa con người và vũ trụ

D. Những khó khăn trong cuộc sống của người da đỏ

Câu 4: Câu nào sau đây là câu phủ định?

A. Tôi rất yêu thiên nhiên.

B. Chúng ta cần trồng nhiều cây xanh hơn.

C. Tôi không đồng ý với quan điểm đó.

D. Hãy bảo vệ môi trường ngay từ hôm nay!

Câu 5: Câu phủ định có tác dụng gì trong giao tiếp?

A. Chỉ nêu thông tin đơn thuần.

B. Biểu thị sự bác bỏ, phản đối hoặc phủ nhận thông tin.

C. Khẳng định một sự việc chắc chắn xảy ra.

D. Bày tỏ thái độ yêu cầu, đề nghị.

Câu 6: Những đặc điểm trong sự hình thành vùng châu thổ sông Cửu Long là gì?

A. Chảy qua nhiều vùng địa chất khác nhau.

B. Tuổi địa chất trẻ.

C. Nằm tận cùng của một lưu vực sông rộng nhất Đông Nam Á.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 7: Đâu không phải lí do khiến người dân miền sông nước mong đợi có lũ lớn?

A. Năm nào có lũ lớn là có nhiều cá, chim, sản vật,… và chắc chắn năm sau sẽ canh tác tốt, thu được sản lượng cao.

B. Có lũ lớn là sẽ có thiệt hại về nhà và của.

C. Cuối mùa lũ là mùa thu hoạch vụ mùa cuối năm, những đàn chim én tụ về có thể kiếm ăn trên những cánh rừng, các hàng cây cối vườn tược ở vùng đất ngập nước.

D. Giảm thiểu sử dụng lượng phân bón, nông dược.

Câu 8: Dựa vào đâu để phân loại câu theo mục đích nói?

A. Sự có mặt của những từ ngữ đặc thù, chuyên dùng đánh dấu mỗi kiểu câu.

B. Dấu kết thúc câu khi câu được thể hiện bằng chữ viết.

C. Nội dung biểu đạt của câu và ngữ cảnh xuất hiện câu.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 9: Câu khiến là câu như thế nào?

A. Hướng về một đối tượng cụ thể để đưa ra yêu cầu; có động từ chỉ điều đối tượng cần thực hiện; kết thúc câu bằng dấu chấm than.

B. Hướng về một đối tượng cụ thể đặt ra thắc mắc; có động từ để hỏi; kết thúc câu bằng dấu chấm than.

C. Nêu cảm xúc của người viết, kết thúc bằng dấu chấm than. 

D. Kể về một hiện tượng, sự việc; kết thúc bằng dấu chấm than.

Câu 10: Câu Cậu đừng lo lắng quá, tất cả rồi sẽ ổn thôi! có chức năng gì?

A. Yêu cầu.

B. Bộc lộ cảm xúc.

C. Ra lệnh.

D. Khuyên bảo.

Câu 11: Loạt phim tài liệu Hành tinh của chúng ta đưa ra lời cảnh báo về hiện tượng gì?

A. Hiện tượng ô nhiễm nguồn nước.

B. Hiện tượng ô nhiễm không khí.

C. Hiện tượng băng tan.

D. Sự nóng lên của toàn cầu.

Câu 12: Các nhà làm phim đã phát hiện điều gì có thể cứu lấy ngôi nhà Trái Đất?

A. Những hoạt động tuyên truyền về bảo vệ môi trường trên khắp thế giới.

B. Những hoạt động giải cứu những loài động vật hoang dã.

C. Khu vực bảo tồn thiên nhiên hay động thực vật hoang dã.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 13: Sự so sánh trong đoạn văn sau có ý nghĩa gì đối với việc đánh giá về bộ phim Hành tinh của chúng ta?

          Rất nhiều lời cảnh báo đã được đưa ra, tuy nhiên điều khác biệt lớn nhất giữa loạt phim Hành tinh của chúng ta với những bộ phim tài liệu về tự nhiên trước đây là những thông điệp tích cực ở phần cuối mỗi tập phim.

A. Phóng đại sức mạnh truyền tải thông điệp và khả năng tác động vào suy nghĩ và hành động của con người là vô cùng lớn.

B. Khẳng định bộ phim có sức mạnh truyền tải thông điệp và khả năng tác động vào suy nghĩ và hành động của con người là vô cùng lớn.

C. Giảm thấp sức mạnh truyền tải thông điệp và khả năng tác động vào suy nghĩ và hành động của con người.

D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 14: Bộ tộc của Thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn sinh sống ở châu lục nào?

A. Châu Phi.

B. Châu Âu.

C. Châu Mĩ.

D. Châu Á.

Câu 15: Hình ảnh “ngựa sắt nhả khói” dùng để chỉ cái gì?

A. Máy hơi nước.

B. Những con ngựa chạy không biết mệt.

C. Con ngựa của Thánh Gióng cưỡi ra trận tiêu diệt giặc Ân.

D. Tàu hỏa.

Câu 16: ........................................

........................................

........................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay