Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối Ôn tập giữa kì 2 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 8 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 2
Đề số 05
Câu 1: Nhân vật nào sau đây là nhân vật chính trong truyện ngắn “Mắt sói”?
A. Cậu bé.
B. Con sói.
C. Người chủ rạp xiếc.
D. Cả A và B.
Câu 2: Từ nào sau đây là trợ từ trong câu “Tôi chỉ có một quyển sách”?
A. Tôi.
B. Có.
C. Một.
D. Chỉ.
Câu 3: Nhân vật nào sau đây không xuất hiện trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”?
A. Anh thanh niên.
B. Ông họa sĩ.
C. Cô kỹ sư.
D. Ông lái xe.
Câu 4: Thán từ nào được sử dụng trong câu “Ôi, đẹp quá!”?
A. Ôi.
B. Đẹp.
C. Quá.
D. Cả A, B và C.
Câu 5: Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ “Bếp lửa” tượng trưng cho điều gì?
A. Tình cảm gia đình.
B. Quê hương.
C. Tuổi thơ.
D. Cả A, B và C.
Câu 6: Tình bạn thân thiết giữa cậu bé Phi Châu và chú lạc đà Hàng Xén thể hiện qua chi tiết nào?
A. Khi lão Toa lái buôn nhiều lần cố tìm cách bỏ rơi cậu bé thì lạc đà nhất quyết không đi nếu không có cậu.
B. Phi Châu hỏi tất cả mọi người gặp được để tìm Hàng Xén sau khi lão Toa bán Hàng Xén trong thành phố.
C. A, B đều đúng.
D. A, B đều sai.
Câu 7: Đoạn văn sau sử dụng mấy trợ từ?
Chẳng mấy chốc thì tối om, không còn giọt nắng nào. Ngay tới đầu ngón chân mình Sói Lam cũng không nhìn thấy. Không biết nó chìm trong con mắt của cậu bé như thế bao lâu rồi nhỉ? Thật khó nói. Nhiều phút trôi qua tưởng chừng như hàng năm trời.
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Câu 8: Câu văn nào thể hiện rõ nhất những suy nghĩ của người họa sĩ về nghệ thuật?
A. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành được sáng tác còn là một chặng đường dài.
B. Những lời giới thiệu trước ấy làm nhà họa sĩ già xúc động mạnh khi nhìn thấy người con trai tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ từ trên sườn núi trước mặt chạy lại chỗ xe đỗ.
C. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa.
D. Hơn bao nhiêu người khác, ông biết rõ sự bất lực của nghệ thuật, của hội họa trong cuộc hành trình vĩ đại là cuộc đời.
Câu 9: Biện pháp nhân hóa trong câu sau có tác dụng gì?
Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, tre hi sinh để bảo vệ con người.
A. Làm cho hình ảnh cây tre trở nên sống động, có tình cảm, có linh hồn, gần gũi với con người.
B. Ca ngợi những vai trò, đóng góp của cây tre Việt Nam trong công cuộc bảo vệ đất nước.
C. A, B đều đúng.
D. A, B đều sai.
Câu 10: Hình ảnh ngọn lửa trong những câu thơ sau có ý nghĩa gì?
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…
A. Là hình ảnh cụ thể, là ngọn lửa từ bếp lửa bà nhóm hàng ngày, mang đến hơi ấm, là chỗ dựa tinh thần cho người cháu ở phương xa.
B. Là hình ảnh trừu tượng, đó là ngọn lửa của lòng yêu thương, của niềm tin vào một tương lai tươi sáng trong hòa bình độc lập.
C. Là hình ảnh cụ thể, là ngọn lửa của giặc ngoại xâm đốt cháy làng cũng là ngọn lửa từ bếp lửa bà nhóm hàng ngày.
D. Là hình ảnh trừu tượng, gợi lên niềm vui, niềm nhớ, tình thương của người cháu với người bà.
Câu 11: Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong những câu thơ sau.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
A. Ẩn dụ: cơn ớn lạnh, run người, vừng trán ướt mồ hôi. Tác dụng: gợi nên sự tàn phá kinh hoàng của bệnh sốt rét trong rừng.
B. Liệt kê: áo rách vai, quần vài mảnh vá, chân không giày. Tác dụng: khắc họa bức tranh hiện thực về cuộc sống người lính vất vả, gian khó, thiếu thốn, khắc nghiệt trên chiến trường.
C. Điệp từ: anh, tôi. Tác dụng: thể hiện tình đồng chí gắn bó, đoàn kết, bên nhau không rời.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 12: Từ nào dưới đây có thể bao hàm nghĩa của các từ gạch chân trong đoạn văn sau: “Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ao ước thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ”.
(Tôi đi học, Thanh Tịnh)
A. Hình dáng.
B. Đặc điểm.
C. Tính chất.
D. Cảm giác.
Câu 13: Khuynh hướng sử thi được thể hiện như thế nào trong bài thơ Lá đỏ?
A. Khung cảnh chiến trường khốc liệt.
B. Khung cảnh cuộc hành quân hào hùng, thần tốc.
C. Vẻ đẹp cô gái thanh niên xung phong trẻ trung, tươi tắn.
D. Vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng Trường Sơn.
Câu 14: Nhận định nào sau đây là chính xác khi nói về tính cách của chị Thao?
A. Chị Thao là một cô gái thanh niên xung phong dũng cảm, cứng rắn, mạnh mẽ nhưng cũng rất đáng yêu.
B. Chị Thao là một thiếu nữ trẻ trung, mơ mộng, tràn đầy niềm tin vào cuộc sống.
C. Trong chị Thao có hai nét tính cách đối lập. Một bên là nhút nhát, mềm yếu một bên là bản lĩnh quyết đoán đến vô cùng.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 15: Từ gạch chân trong câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì và tác dụng của nó là gì?
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
(Tây Tiến, Quang Dũng)
A. Biện pháp nói giảm nói tránh, để giảm bớt cảm giác đau buồn khi nói về sự xa xôi.
B. Biện pháp nói giảm nói tránh, để giảm bớt cảm giác đau thương khi nói về cái chết.
C. Biện pháp nói giảm nói tránh, để giảm bớt cảm giác xót thương khi nói về sự vất vả.
D. Biện pháp nói giảm nói tránh, để giảm bớt cảm giác sợ hãi khi nói về sự nguy hiểm.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................