Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức

TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 8 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2

Đề số 04

Câu 1: Tại sao lũ có thể được coi là "một món quà" đối với đồng bằng sông Cửu Long?

A. Vì lũ giúp bồi đắp phù sa, làm tăng độ phì nhiêu của đất.

B. Vì lũ giúp tiêu diệt sâu bệnh hại mùa màng.

C. Vì lũ giúp điều hòa khí hậu cho khu vực.

D. Vì lũ giúp tăng nguồn nước ngọt cho sông Mekong.

Câu 2:Trong bài diễn từ, thủ lĩnh Xi-át-tơn thể hiện thái độ gì với thiên nhiên?

A. Tôn trọng và biết ơn thiên nhiên.

B. Coi thiên nhiên là công cụ để khai thác.

C. Xem thiên nhiên là nguồn tài nguyên vô tận.

D. Lo sợ thiên nhiên sẽ nổi giận và phá hủy con người.

Câu 3: Câu cầu khiến thường có những từ nào đi kèm?

A. Là, thì, mà, bởi vì

B. Hãy, đừng, chớ, nên

C. Không, chưa, chẳng

D. Vì vậy, cho nên, do đó

Câu 4: Câu nào sau đây là câu phủ định?

A. Tôi rất thích đọc sách.

B. Mọi người đều có quyền được sống.

C. Anh ấy không đến lớp hôm nay.

D. Mùa hè là thời điểm nóng nhất trong năm.

Câu 5:Tại sao bài diễn từ của Xi-át-tơn được coi là một trong những bài phát biểu nổi tiếng về môi trường?

A. Vì bài phát biểu có văn phong trang trọng

B. Vì nó kêu gọi con người tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên

C. Vì bài phát biểu đã thay đổi chính sách của chính phủ Mỹ

D. Vì nó chứa đựng những lý lẽ khoa học sâu sắc

Câu 6: Quá trình trầm tích vùng châu thổ sông Cửu Long xảy ra liên tục trong bao lâu?

A. Hơn 5000 – 7000 năm.

B. Hơn 1000 – 2000 năm.

C. Hơn 10.000 năm.

D. Hơn 500 – 1000 năm.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi 7 và 8:

          Những vị lão nông tri điền vùng đồng bằng khẳng định, năm nào có lũ lớn là năm đó cá nhiều, chim nhiều, sản vật nhiều, sản vật mùa lũ (rùa, rắn, ếch, ốc,…) nhiều và chắc chắn năm sau canh tác sẽ trúng mùa, sản lượng cao và lượng phân bón, nông dược sử dụng ít đi vì lũ mang lại phù sa màu mỡ, làm vệ sinh đồng ruộng và bổ sung nguồn nước tại chỗ. Cuối mùa lũ cũng là mùa thu hoạch vụ mùa cuối năm, lúc đó những đàn chim én tụ về, bay lượn kiếm ăn trên những cánh rừng, theo các hàng cây cối vườn tược xanh tươi ở vùng đất ngập nước và những khu đất trũng lung bàu.

          Ngập lụt đã tạo nên ít nhất là ba kết nối quan trọng cho hệ sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm dòng nước, phù sa và dòng sinh vật. Thứ nhất là kết nối dòng chảy giữa đoạn sông thượng lưu và đoạn sông hạ lưu trong quá trình chuyển nước, cá và phù sa. Thứ hai là sự kết nối giữa sông và hai bên bờ: mùa mưa lũ, nước theo các sườn dốc, cuốn các chất hữu cơ (thực và động vật) và các khoáng vô cơ (đất đá, chất khoáng vi lượng) xuống dòng sông, chảy mạnh xuống hạ lưu, đến vùng thấp hơn và xuống đồng bằng thì nước sông đủ lớn và nhiều, “nước nhảy” lên bờ tràn ngập nhiều vùng rộng lớn, mang theo phù sa màu mỡ và tôm cá. Cuối cùng, thứ ba, là sự kết nối thủy vực từ dòng sông và cửa sông ra vùng ven biển, thềm lục địa và biển cả tạo nên nguồn dinh dưỡng cho sinh vật vùng cửa sông và cung cấp vật liệu bồi đắp nuôi dưỡng cho hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển. Nếu không có sự kết nối thứ ba này, vùng cửa sông sẽ nghèo nàn tính đa dạng sinh học và hệ sinh thái rừng ngập mặn khó tồn tại.

Câu 7: Nội dung chính của đoạn 1 trong đoạn trích trên là gì?

A. Tác hại của hiện tượng lũ lớn.

B. Ý nghĩa, tác dụng của hiện tượng lũ lớn.

C. Nguồn gốc hình thành hiện tượng lũ lớn.

D. Các ví dụ về hiện tượng lũ lớn.

Câu 8: Trong đoạn 2 của đoạn trích trên, câu nào nêu rõ nội dung của cả đoạn?

A. Nếu không có sự kết nối thứ ba này, vùng cửa sông sẽ nghèo nàn tính đa dạng sinh học và hệ sinh thái rừng ngập mặn khó tồn tại.

B. Thứ nhất là kết nối dòng chảy giữa đoạn sông thượng lưu và đoạn sông hạ lưu trong quá trình chuyển nước, cá và phù sa.

C. Ngập lụt đã tạo nên ít nhất là ba kết nối quan trọng cho hệ sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm dòng nước, phù sa và dòng sinh vật.

D. Thứ hai là sự kết nối giữa sông và hai bên bờ.

Câu 9: Thế nào là một câu hỏi?

A. Trực tiếp nêu một thắc mắc nhờ giải đáp.

B. Có dấu chấm hỏi kết thúc câu.

C. A, B đúng.

D. Kết thúc câu bằng dấu chấm.

Câu 10: Câu nào dưới đây là câu khiến?

A. U nó không được thế. (Ngô Tất Tố).

B. Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả? (Tô Hoài).

C. Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi! (Tố Hữu).

D. Người ta đánh mình thì không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội. (Ngô Tất Tố).

Câu 11: Đoạn văn sau có mấy câu kể?

          Tôi cũng hay nói những dự định của tôi. Ước muốn nhiều. Nhưng tôi cũng không rõ chọn cái gì là chủ yếu. Trở thành kĩ sư kiến trúc? Rất hay! Thuyết minh trong rạp chiếu bóng của thiếu nhi, lái xe gấu ở cảng, hay là hát trong đội đồng ca trên một công trường xây dựng…! Tất cả, đều là hạnh phúc. Tôi sẽ hăng say và sáng tạo, như những ngày này, trên cao điểm của chúng tôi, nơi ra đời những ước mơ và khao khát.

(Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê)

A. 5 câu.

B. 6 câu.

C. 4 câu.

D. 3 câu.

Câu 12: Loạt phim tài liệu Hành tinh của chúng ta gồm mấy tập phim?

A. 6 tập phim.

B. 8 tập phim.

C. 10 tập phim.

D. 12 tập phim.

Câu 13: Tác giả đưa ra ví dụ về sự hồi sinh của loài động vật nào để chứng minh cho việc khu bảo tồn thiên nhiên hoặc động thực vật hoang dã có ích lợi rất lớn trong việc hồi sinh Trái Đất?

A. Báo đốm.

B. Voi ở Tan-da-ni-a.

C. Cá voi xanh.

D. Cá voi lưng gù.

Câu 14: Việc tác giả lấy rất nhiều dẫn chứng cụ thể từ loạt phim tài liệu Hành tinh của chúng ta có tác dụng gì trong việc truyền tải thông điệp văn bản?

A. Để con người thấy được hậu quả vô cùng nghiêm trọng của hiện tượng nóng lên toàn cầu.

B. Gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về sự tuyệt chủng của nhiều loài động vật quý hiếm.

C. Để con người cần phải nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 15: Từ “Ngài” trong bức thư là chỉ ai?

A. Thủ lĩnh người da đỏ.

B. Tổng thống Mĩ Preng-klin Pi-ơ-xơ.

C. Có lúc chỉ thủ lĩnh người da đỏ có lúc chỉ tổng thống Mĩ Preng-klin Pi-ơ-xơ.

D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 16: ........................................

........................................

........................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay