Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức

TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 8 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2

Đề số 05

Câu 1:Bài viết "Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ" bàn về vấn đề gì?

A. Lịch sử hình thành đồng bằng sông Cửu Long.

B. Ảnh hưởng của lũ đối với đời sống cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long.

C. Lợi ích của việc thay đổi quan điểm từ “sống chung” sang “chào đón” lũ.

D. Tác động của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam.

Câu 2: Câu nào sau đây là câu trần thuật?

A. Trời hôm nay đẹp quá!

B. Bạn có thể giúp tôi một chút không?

C. Ngày mai lớp mình sẽ đi tham quan.

D. Hãy giữ gìn vệ sinh chung!

Câu 3: Bộ phim "Hành tinh của chúng ta" chủ yếu nhấn mạnh điều gì?

A. Sự phong phú của hệ sinh thái trên Trái Đất.

B. Những tác động tiêu cực của con người lên thiên nhiên.

C. Cách thức con người có thể khai thác tài nguyên thiên nhiên.

D. Những nỗ lực bảo tồn động vật hoang dã trên toàn cầu.

Câu 4: Đoạn diễn từ của thủ lĩnh Xi-át-tơn được viết với mục đích gì?

A. Đề nghị hiệp ước hòa bình với người da trắng

B. Khẳng định quyền sở hữu đất đai của người da đỏ

C. Nhắc nhở con người về mối quan hệ hài hòa giữa thiên nhiên và con người

D. Chỉ trích sự xâm chiếm của người da trắng

Câu 5:Câu nào sau đây là câu phủ định?

A. Tôi rất thích đọc sách.

B. Mọi người đều có quyền được sống.

C. Anh ấy không đến lớp hôm nay.

D. Mùa hè là thời điểm nóng nhất trong năm.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi 6 và 7:

          Những vị lão nông tri điền vùng đồng bằng khẳng định, năm nào có lũ lớn là năm đó cá nhiều, chim nhiều, sản vật nhiều, sản vật mùa lũ (rùa, rắn, ếch, ốc,…) nhiều và chắc chắn năm sau canh tác sẽ trúng mùa, sản lượng cao và lượng phân bón, nông dược sử dụng ít đi vì lũ mang lại phù sa màu mỡ, làm vệ sinh đồng ruộng và bổ sung nguồn nước tại chỗ. Cuối mùa lũ cũng là mùa thu hoạch vụ mùa cuối năm, lúc đó những đàn chim én tụ về, bay lượn kiếm ăn trên những cánh rừng, theo các hàng cây cối vườn tược xanh tươi ở vùng đất ngập nước và những khu đất trũng lung bàu.

          Ngập lụt đã tạo nên ít nhất là ba kết nối quan trọng cho hệ sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm dòng nước, phù sa và dòng sinh vật. Thứ nhất là kết nối dòng chảy giữa đoạn sông thượng lưu và đoạn sông hạ lưu trong quá trình chuyển nước, cá và phù sa. Thứ hai là sự kết nối giữa sông và hai bên bờ: mùa mưa lũ, nước theo các sườn dốc, cuốn các chất hữu cơ (thực và động vật) và các khoáng vô cơ (đất đá, chất khoáng vi lượng) xuống dòng sông, chảy mạnh xuống hạ lưu, đến vùng thấp hơn và xuống đồng bằng thì nước sông đủ lớn và nhiều, “nước nhảy” lên bờ tràn ngập nhiều vùng rộng lớn, mang theo phù sa màu mỡ và tôm cá. Cuối cùng, thứ ba, là sự kết nối thủy vực từ dòng sông và cửa sông ra vùng ven biển, thềm lục địa và biển cả tạo nên nguồn dinh dưỡng cho sinh vật vùng cửa sông và cung cấp vật liệu bồi đắp nuôi dưỡng cho hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển. Nếu không có sự kết nối thứ ba này, vùng cửa sông sẽ nghèo nàn tính đa dạng sinh học và hệ sinh thái rừng ngập mặn khó tồn tại.

Câu 6: Cụm từ lão nông tri điền ở đầu đoạn trích có nghĩa là gì?

A. Người nông dân cả đời làm đồng ruộng. 

B. Người nông dân già làm đồng ruộng.

C. Người nông dân tuổi cao am hiểu đồng ruộng, có nhiều kinh nghiệm sản xuất.

D. Người nông dân có hiểu biết về đồng ruộng.

Câu 7: Thành phần phụ chú rùa, rắn, ếch, ốc,… có tác dụng gì?

A. Làm rõ các loài động vật được xếp vào loại sản vật mùa lũ.

B. Nhấn mạnh sự phong phú của sản vật mùa lũ khi có lũ lớn.

C. Làm rõ cho hiện tượng cá nhiều, chim nhiều, sản vật mùa lũ nhiều.

D. Làm rõ cho đối tượng sản vật mùa lũ.

Câu 8: Xác định và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong câu sau.

          Mùa nước nổi xưa kia hay mùa lũ theo cách gọi hiện nay, không còn là mối lo ngại cho nông dân vùng châu thổ sông Cửu Long, một mùa nước lũ lớn, như một niềm tin tâm linh, sẽ đem lại sự giàu có, sung túc cho vùng đất.

A. Nhân hóa mùa nước lũ lớnniềm tin tâm linh, khẳng định những ý nghĩa to lớn mà mùa nước lũ đem lại cho nông dân vùng châu thổ sông Cửu Long và khiến cho hiện tượng ngập lụt không còn đáng sợ nữa.

B. Ẩn dụ mùa nước lũ lớnniềm tin tâm linh, khẳng định những ý nghĩa to lớn mà mùa nước lũ đem lại cho nông dân vùng châu thổ sông Cửu Long và khiến cho hiện tượng ngập lụt không còn đáng sợ nữa.

C. So sánh mùa nước lũ lớn với niềm tin tâm linh, khẳng định những ý nghĩa to lớn mà mùa nước lũ đem lại cho nông dân vùng châu thổ sông Cửu Long cũng như sự gắn bó không thể tách rời giữa nông dân vùng này với mùa lũ.

D. Hoán dụ mùa nước lũ lớnniềm tin tâm linh, khẳng định những ý nghĩa to lớn mà mùa nước lũ đem lại cho nông dân vùng châu thổ sông Cửu Long và khiến cho hiện tượng ngập lụt không còn đáng sợ nữa.

Câu 9: Câu nào dưới đây là câu kể?

A. Thế thì con biết làm thế nào được!

B. Thảm hại thay cho nó!

C. Hôm nay, trời mưa rất to.

D. Anh giúp em bê cái ghế vào trong phòng với ạ!

Câu 10: Đoạn văn sau sử dụng những kiểu câu gì?

          - Bại tướng, đến nước này, chúng bay còn muốn chống lại uy trời đó sao? Hãy bỏ giáo quỳ hàng, thì còn được toàn tính mạng.

(Viên tướng trẻ và con ngựa trắng, Nguyễn Huy Tưởng)

A. Câu hỏi và câu kể.

B. Câu khiến và câu cảm.

C. Câu hỏi và câu khiến.

D. Câu khiến và câu kể.

Câu 11: Câu sau là kiểu câu gì và có ý nghĩa gì?

Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

(Nhớ rừng, Thế Lữ)

A. Câu khiến thể hiện cảm xúc đau khổ, tuyệt vọng, bất lực của hổ khi nhớ về quá khứ vàng son.

B. Câu hỏi thể hiện cảm xúc đau khổ, tuyệt vọng, bất lực của hổ khi nhớ về quá khứ vàng son.

C. Câu kể về cảm xúc đau khổ, tuyệt vọng, bất lực của hổ khi nhớ về quá khứ vàng son.

D. Câu cảm thán bộc lộ cảm xúc đau khổ, tuyệt vọng, bất lực của hổ khi nhớ về quá khứ vàng son.

Câu 12: Thông điệp chính xác nhất mà văn bản “Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim hành tinh của chúng ta” muốn gửi gắm tới người đọc là gì?

A. Hãy hành động ngay bây giờ để có thể cứu lấy hành tinh của chúng ta trước khi quá muộn.

B. Cần có những biện pháp cụ thể để khắc phục những hậu quả do sự nóng lên của toàn cầu gây ra.

C. Cần phải tuyên truyền cho tất cả mọi người khắp hành tinh biết được hậu quả khủng khiếp của sự nóng lên của toàn cầu.

D. Cần xây dựng thêm nhiều khu bảo tồn thiên nhiên và khu bảo vệ động thực vật hoang dã.

Câu 13: Điều mà loạt phim Hành tinh của chúng ta cũng như văn bản Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim Hành tinh của chúng ta muốn người đọc, người xem hiểu là gì?

A. Vai trò của tự nhiên.

B. Vai trò của sự cân bằng trong tự nhiên.

C. A, B đều đúng.

D. Sự trù phú của tự nhiên.

Câu 14: Cụm từ “tôi là kẻ hoang dã” được lặp lại nhiều lần trong Bức thư của thủ lĩnh da đỏ có ý nghĩa gì? 

A. Nói rằng người da đỏ chỉ biết một cách sống là sống hòa hợp với thiên nhiên.

B. Nhấn mạnh sự khác biệt về lối sống của người da đỏ và người da trắng.

C. Thể hiện sự khiêm tốn của thủ lĩnh người da đỏ.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 15: Thông điệp mà văn bản Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn muốn gửi gắm là gì?

A. Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của mình.

B. Con người có thể sử dụng thiên nhiên một cách thoải mái.

C. Con người phải biết trân trọng những giá trị sử dụng của thiên nhiên.

D. Con người phải biết sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.

Câu 16: ........................................

........................................

........................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay