Đáp án Sinh học 12 cánh diều Bài 18: Thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại (phần 2)

File đáp án Sinh học 12 cánh diều Bài 18. Thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại (phần 2). Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.

BÀI 18. THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI (PHẦN 2)

 

Mở đầu: Quá trình tiến hoá hình thành loài và các đơn vị phân loại trên loài như chỉ, họ, bộ, lớp, ngành,... xảy ra như thế nào?

Hướng dẫn chi tiết:

Quá trình tiến hoá hình thành loài và các đơn vị phân loại trên loài: sự tích lũy liên tục các biến đổi nhỏ sau một thời gian dài tạo nên những thay đổi lớn về cấu trúc các cơ quan, hình dạng và chức năng trong cơ thể sinh vật, dẫn tới tiến hóa hình thành loài và các đơn vị phân loại trên loài.

 

I. LOÀI VÀ SỰ HÌNH THÀNH LOÀI

Câu 1: Ngựa cái lai với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản. Các con chó nhà đa dạng về hình dạng, kích thước cơ thể, màu sắc lông (hình 18.1)

nhưng một số giống chó nhà khác nhau vẫn giao phối được với nhau và sinh con hữu thụ. Trong số cá thể này, những nhóm cá thể nào thuộc về cùng một loài sinh học, những nhóm cá thể nào thuộc các loài sinh học khác nhau?

Hướng dẫn chi tiết:

Một số giống chó nhà thuộc về cùng một loài sinh học. Con la thuộc các loài sinh học khác nhau.

Câu 2: Dựa vào hình 18.2, hãy mô tả các cơ chế hình thành loài.

Hướng dẫn chi tiết:

Cơ chế hình thành loài:

  • Hình thành loài khác khu: các nhóm cá thể của quần thể ban đầu bị chia cách bởi yếu tố địa lí. Theo thời gian, chúng bị cách li ở hai khu phân bố chịu tác động khác nhau bởi các nhân tố tiến hoá dẫn tới sự khác nhau về cấu trúc di truyền và thích nghỉ theo các hướng khác nhau. Cuối cùng, cách li sinh sản xảy ra ở các nhóm cá thể này và hình thành loài mới.
  • Hình thành loài cùng khu: trong quần thể ban đầu phát sinh các đột biến lớn, lai xa và đa bội hoá, sự cách li sinh thái,... xảy ra ở cùng khu phân bố. Các quá trình đó dẫn tới sự phân hoá cấu trúc di truyền của một nhóm cá thể, làm cho chúng cách li sinh sản với các cá thể khác ở cùng khu phân bố và hình thành loài mới.
  • Hình thành loài liền khu: các cá thể của quần thể ban đầu sống hai ổ sinh thái liền kề bị ngăn cách nhau. Ở vùng tiếp giáp giữa hai ổ sinh thái, các thành viên của các cá thể cùng loài hiếm khi gặp nhau để giao phối và sinh sản. Điều kiện môi trường sống khác nhau dẫn đến sự khác biệt về cấu trúc di truyền giữa hai nhóm cá thể ở hai ổ sinh thái. Theo thời gian, các cá thể ở hai ổ sinh thái không còn giao phối và sinh con hữu thụ, loài mới hình thành.

Câu 3: Tại sao cách li địa lí là điều kiện cần cho sự hình thành loài khác khu?

Hướng dẫn chi tiết:

Vì cách li địa lí theo thời gian sẽ khiến các nhóm cá thể của quần thể ban đầu chịu tác động khác nhau bởi các nhân tố tiến hoá dẫn tới sự khác nhau về cấu trúc di truyền và thích nghỉ theo các hướng khác nhau. Cuối cùng, cách li sinh sản xảy ra ở các nhóm cá thể này và hình thành loài mới.

Câu 4: Vì sao sự hình thành loài mới bằng đa bội hoá đối với con lai khác loài xảy ra phổ biến ở các loài thực vật hơn so với động vật?

Hướng dẫn chi tiết:

Vì ở thực vật có thể thụ phấn cho nhau tạo con lai sống sót, sinh trưởng và phát triển, còn ở động vật có cơ chế cách li sinh sản phức tạp hơn, những rối loạn về lai xa và đa bội hóa rất dễ khiến động vật không thể sống sót hoặc sinh sản nên hiện tượng này ít xảy ra ở động vật.

II. TIẾN HÓA LỚN

Câu 1: Các dấu hiệu nào cho thấy tiến hóa lớn xảy ra trong sinh giới?

Hướng dẫn chi tiết:

Dấu hiệu cho thấy tiến hóa lớn xảy ra trong sinh giới: các biến đổi hình thành sinh vật nhân thực từ sinh vật nhân sơ, sự hình thành cấu trúc xương chỉ khi động vật chuyển từ nước lên cạn; sự tiến hoá của não bộ ở động vật có xương sống.

Luyện tập: Trong số các biến đổi tiến hoá sau đây, biến đổi nào là sự kiện tiến hoá nhỏ, biến đổi nào là sự kiện tiến hoá lớn: (a) sự tiêu giảm cấu trúc xương chi ở rắn và trăn; (b) sự tuyệt chủng của các loài khủng long; (c) thay đổi tần số allele quy định kích thước mỏ ở quần thể chim sẻ trên đảo; (d) sự hình thành lông vũ ở chim; (e) tần số chuột núi lông đen tăng lên, tần số chuột núi lông vàng giảm đi ở vùng đất đá xám đen?

Hướng dẫn chi tiết:

Sự kiện tiến hóa nhỏ: c, e. Sự kiện tiến hóa lớn: a, b, d.

Câu 2: Quan sát hình 18.4:

  • Hãy so sánh mối quan hệ tiến hoá gần, xa giữa các nhóm vi khuẩn và động vật với các nhóm thực vật và động vật.
  • Tại sao có thể khẳng định các nhóm sinh vật này đều có chung tổ tiên?

Hướng dẫn chi tiết:

  • Mối quan hệ tiến hoá giữa các nhóm thực vật và động vật gần hơn so với nhóm vi khuẩn và động vật.
  • Vì có thể khẳng định các nhóm sinh vật này đều có chung tổ tiên dựa vào các bằng chứng hóa thạch và các đặc điểm tương đồng.

Vận dụng:

  • Một loài ruồi sống kí sinh trên cây táo gai. Khi cây táo ăn quả được đưa vào trồng phổ biến ở cùng khu vực có cây táo gai, một nhóm ruồi kí sinh trên cây táo gai chuyển sang kí sinh trên cây táo ăn quả. Sau một thời gian dài, loài ruồi kí sinh táo ăn quả hình thành, được cho là bắt nguồn từ ruồi kí sinh táo gai. Loài ruồi táo ăn quả hình thành từ cơ chế hình thành loài nào?
  • Mỗi sinh vật trong hình 18.5 thuộc đơn vị phân loại sinh học nào sau đây: Lớp Cá sụn (Chondrichthyes), Lớp Cá vây tia (Actinopterygii), Lớp Thú (Mammalia)? Em dựa vào các đặc điểm nào để xác định nguồn gốc tiến hoá và vị trí phân loại của các nhóm sinh vật này?

Hướng dẫn chi tiết:

  • Loài ruồi táo ăn quả hình thành từ cơ chế hình thành loài liền khu.
  • Lớp Cá sụn (Chondrichthyes): b.
  • Lớp Cá vây tia (Actinopterygii): c.
  • Lớp Thú (Mammalia): a.
  • Để xác định nguồn gốc tiến hoá và vị trí phân loại của các nhóm sinh vật này cần dựa vào các đặc điểm hình thái, tập tính và giải phẫu.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Sinh học 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay