Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 kết nối Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 kết nối Bài 17 Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt . Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 17: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DÂN TỘC CỦA NGƯỜI VIỆT

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về cuộc đấu tranh giữ gìn văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc:

  • A. Bên cạnh chính sách đô hộ về chính trị và bóc lột về kinh tế, chính sách đồng hóa về văn hóa luôn được các triều đại phong kiến thực hiện bằng các thủ đoạn khác nhau.
  • B. Học theo nghi lễ, phong tục tập quán của người Hán.
  • C. Những giá trị văn hóa cốt lõi của dân tộc vốn có từ thời dựng nước tiếp tục được giữ gìn trong các làng xã của người Việt.
  • D. Người Việt cải biến một số phong tục, tập quán cho phù hợp với dân tộc. 

Câu 2: Điểm nổi bật của văn hóa nước ta thời Bắc thuộc là:

  • A. Văn hóa Hán không ảnh hưởng nhiều đến văn hóa nước ta.
  • B. Nhân dân ta tiếp thu văn hóa Trung Quốc một cách triệt để.
  • C. Tiếp thu văn hóa Trung Quốc để phát triển dân tộc.
  • D. Bảo tồn phong tục, tập quán truyền thống của dân tộc.

Câu 3: Các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đưa người Hán sang sinh sống lâu dài ở nước ta nhằm mục đích:

  • A. Nâng cao đời sống văn hóa cho người Việt.
  • B. Làm phong phú thêm nền văn hóa cho người Việt.
  • C. Đồng hóa về văn hóa đối với người Việt.
  • D. Biến nước ta trở thành một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc.   

Câu 4: Để giữ gìn tiếng nói và chữ viết của mình, người Việt đã:

  • A. Đi học chữ Hán và viết chữ Hán.
  • B. Không chấp nhận ngôn ngữ, chữ viết ngoại lai.
  • C. Chỉ sử dụng tiếng nói của tổ tiên mình.
  • D. Tiếp thu chữ Hán, nhưng vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên. 

Câu 5: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về sức sống của nền văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc:

  • A. Người Việt vẫn bảo tồn và nói tiếng Việt.
  • B. Tín ngưỡng thờ cúng vẫn được duy trì.
  • C. Các nghi lễ gắn với nông nghiệp như cày tịch điền vẫn được duy trì.
  • D. Tục búi tóc, nhuộm răng đen, ăn trầu,…vẫn được bảo tồn.

Câu 6: Nhận định không đúng khi nói về sự phát triển văn hóa dân tộc của người Việt trong thời Bắc thuộc:

  • A. Người Việt tiếp thu một cách chủ động và sáng tạo những giá trị văn hóa bên ngoài.
  • B. Phật giáo, Đạo giáo được người Việt tiếp nhận một cách tự nhiên.
  • C. Người Việt truyền dạy tiếng Việt và không tiếp nhận tiếng Hán.
  • D. Kỹ thuật làm gốm men học hỏi từ người Hán nhưng vòi ấm được trang bằng hình ảnh đầu gà gần gũi với người Việt.

Câu 7: Về ngôn ngữ, trong thời Bắc thuộc, người Việt vẫn giữ được những yếu tố của tiếng Việt truyền thống, đồng thời tiếp thu thêm:

  • A. Chữ Hán.
  • B. Chữ La-tin.
  • C. Chữ Phạn.
  • D. Chữ Chăm cổ.

Câu 8: Những câu thơ sau nằm trong bài thơ nào, của tác giả nào?

“Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa”  mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”.

  • A. Đất nước, Nguyễn Khoa Điềm.
  • B. Việt Nam quê hương ta, Nguyễn Đình Thi.
  • C. Quê hương, Đỗ Trung Quân.
  • D. Tràng Giang, Huy Cận.

Câu 9: Yếu tố kỹ thuật nào của Trung Quốc được truyền vào nước ta trong thời Bắc thuộc:

  • A. Làm giấy.
  • B. Làm gốm.
  • C. Đúc trống đồng.
  • D. Sản xuất muối.

Câu 10: Xăm mình là phong tục có từ thời dựng nước. Ý nghĩa của việc nhân dân ta xăm mình là:

  • A. Không bị thuỷ quái làm hại.
  • B. Người Việt không quen sống trong môi trường nước
  • C. Tham gia vào Hội làng.
  • D. Một bộ phận nhân dân sinh hoạt theo nếp sống riêng.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánBDCDC
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánCAABA

 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Biểu hiện nào dưới đây không cho thấy chính sách đồng hóa về văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta đã thất bại:

  • A. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được duy trì và giữ gìn.
  • B. Hội làng được tổ chức và diễn ra trong các làng, xã.
  • C. Phong tục, tập quán được giữ gìn như tục nhuộm răng, ăn trầu, búi tóc, xăm mình, mặc váy yếm, làm bánh chưng, bánh giầy.
  • D. Người Việt nghe, nói và truyền lại cho con chữ Hán.

Câu 2: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách đóng hoá dân tộc của các triều đại phong kiến phương Bắc:

  • A. Đưa người Hán sang ở lẫn với người Việt, bắt người Việt theo phong tục, tập quán của người Hán.
  • B. Tìm cách xoá bỏ các tập tục lâu đời của người Việt.
  • C. Du nhập chữ Hán và tư tưởng Nho giáo vào nước ta.
  • D. Mở nhiều trường học để dạy cho người Việt.

Câu 3: Người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên vì:

  • A. Người Hán sang đô hộ nhưng không quan tâm đến văn hóa.
  • B. Văn hóa của Người Việt phát triển quá rực rỡ.
  • C. Truyền thống yêu nước và lòng tự tôn dân tộc.
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 4: Việc giữ gìn và phát triển được những nét văn hóa truyền thống của dân tộc trong thời kì Bắc thuộc cho thấy dân Việt:

  • A. Có tinh thần nồng nàn yêu nước.
  • B. Không được học tiếng Hán.
  • C. Khó đồng hóa về văn hóa.
  • D. Có tinh thần đấu tranh dũng cảm.

Câu 5: Tôn giáo được người Việt tiếp nhận một cách tự nhiên, phổ biến, sâu sắc là:

  • A. Nho giáo, Phật giáo.
  • B. Nho giáo, Đạo giáo.
  • C. Thiên chúa giáo, Hồi giáo.
  • D. Phật giáo, Đạo giáo.

Câu 6: Trước sự đồng hóa về văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc người Việt đã:

  • A. Học theo lễ nghi, phong tục, tập quán của nhà Hán.
  • B. Bài trừ, không theo lễ nghi, phong tục tập quán của nhà Hán.
  • C. Sinh hoạt theo nếp sống riêng, không theo lễ nghi, phong tục, tập quán của nhà Hán.
  • D. Duy trì nếp sống riêng, nhưng có có tiếp thu và cải biến một số phong tục, tập quán cho phù hợp.

Câu 7: Những biểu hiện cho thấy chính sách đồng hóa của phong kiến phương Bắc đối với nước ta đã thất bại:

  • A. Những cuộc đấu tranh chống lại phương Bắc.
  • B. Tiếng Việt, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, phong tục tập quán vẫn được bảo tồn.
  • C. Đứng đầu làng xã là hào trưởng người Việt.
  • D. Lễ hội diễn ra thường xuyên.

Câu 8: Yếu tố tích cực nào của văn hóa Trung Quốc được truyền bá vào nước ta trong thời Bắc thuộc:

  • A. Nhuộm răng đen.
  • B. Làm bánh chưng.
  • C. Chữ viết.
  • D. Tôn trọng phụ nữ.

Câu 9: Ý không đúng khi nói về sự bảo tồn của bản sắc văn hóa Việt trước chính sách “đồng hóa” của các triều đại phong kiến phương Bắc:

  • A. Người Việt phát huy được bản lĩnh trí tuệ của mình.
  • B. Sáng tạo được biện pháp đọc chữ Hán bằng Tiếng Việt.
  • C. Ý thức bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc của nhân dân ta.
  • D. Truyền thống phụ hệ của người Lạc Việt đã vô hiệu hoá phương thức đồng hóa bằng hôn nhân của người Hán.

Câu 10: Câu thơ sau nói về phong tục nào của người Việt: “Cái trống mà thủng hai đầu/ Bên ta thời có, bên Tàu thì không”:

  • A. Xăm mình.
  • B. Mặc áo dài.
  • C. Mặc yếm.
  • D. Mặc váy và yếm.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánDDCAD
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp án DBCDD

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm): Trong thời kì Bắc thuộc, nhân dân ta đã tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Hoa như thế nào?

Câu 2 (4 điểm): Những phong tục nào của người Việt trong thời Bắc thuộc vẫn được duy trì đến ngày nay?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Sự tiếp thu có chọn lọc của nhân dân ta đối với văn hóa Trung Hoa:

 - Học một số phát minh kỹ thuật: làm giấy, chế tạo đồ thủy tinh.  - Tiếp thu chữ Hán, một số quy tắc lễ nghĩa, cách đặt tên họ giống người Hán; chịu ảnh hưởng của tư tưởng gia trưởng, phụ quyền nhưng vẫn giữ gìn truyền thống, tôn trọng phụ nữ.  - Đón nhận một số dòng Phật giáo. Xuất hiện nhiều vị cao tăng nổi tiếng đã sang kinh đô nhà Đường để giảng kinh cho vua Đường.  - Tiếp thu Đạo giáo, có sự hòa nhập với tín ngưỡng dân gian.  - Tiếp thu một số lễ tết như: tết Nguyên đán, Trung thu nhưng đã có sự vận dụng cho phù hợp với văn hóa của người Việt.

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Những phong tục của người Việt trong thời Bắc thuộc vẫn được duy trì đến ngày nay: thờ cúng tổ tiên, hội làng, dùng Tiếng Việt, Đạo giáo, Phật giáo được truyền bá, Tết Bánh trôi bánh chay, Tết Thiếu nhi,..4 điểm

 

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm): Em hãy nêu những ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo tiếp thu được từ Trung Quốc còn duy trì đến ngày nay?

Câu 2 (4 điểm): Theo em, trong các chính sách về văn hóa, xã hội của chính quyền đô hộ phương Bắc, chính sách nào là nguy hiểm nhất vì sao?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Những ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo tiếp thu được từ Trung Quốc còn duy trì đến ngày nay:

 - Ảnh hưởng tích cực:  + Làm cho con người đối xử nhân ái, khoan dung, độ lượng với nhau. Ứng xử theo thứ bậc, khuôn phép, giúp duy trì xã hội có trật tự, có kỷ cương.  +Con người có nếp sống kính trên nhường dưới.  + Con người phải tu dưỡng đạo đức để làm tấm gương cho người dưới. Người cán bộ nhà nước phải có đức thì dân mới tin và kính phục.  - Ảnh hưởng tiêu cực: Do quá trọng “đức”, “tình” nên buông lỏng kỷ cương phép nước và vi phạm pháp luật. Việc coi trọng lễ và giáo dục con người theo hướng cứng nhắc, bảo thủ, thụ động.

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

 - Chính sách nguy hiểm nhất là: chính sách đồng hóa dân tộc Việt về văn hóa  - Giải thích: Chính quyền phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc Việt nhằm mục đích: khiến người Việt lãng quên nguồn gốc tổ tiên; lãng quên bản sắc văn hóa dân tộc của mình mà học theo các phong tục - tập quán của người Hán; từ đó làm thui chột và dập tắt ý chí đấu tranh của người Việt.4 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa về văn hóa đối với nhân dân ta nhằm mục đích:

  • A. Bảo tồn và phát triển tinh hoa văn hóa phương Đông.
  • B. Khai hóa văn minh cho nhân dân ta.
  • C. Nô dịch, đồng hóa nhân dân ta về văn hóa.
  • D. Phát triển văn hóa Hán trên đất nước ta.

Câu 2: Sau khi chiếm được Âu Lạc, các triều đại phong kiến phương Bắc đã thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc Việt Nam nhằm:

  • A. Thủ tiêu văn hóa của người Việt.
  • B. Phát triển văn hóa của người Việt.
  • C. Tiếp thu văn hóa của người Việt.
  • D. Truyền bá tinh hoa văn hóa của người Trung Quốc. 

Câu 3: Nhà Hán đưa người Hán sang Giao Châu là biểu hiện của chính sách:

  • A. Cai trị tàn bạo
  • B. Đồng hóa.
  • C. Thân dân.
  • D. Phân biệt dân tộc.

Câu 4: Trước âm mưu đồng hóa của phong kiến phương Bắc, người Việt:

  • A. Luôn có ý thức giữ gìn nền văn hóa bản địa của mình.
  • B. Bỏ phong tục tập quán của người Việt, theo phong tục tập quán của phương Bắc.
  • C. Sẵn sàng học theo văn hóa của người phương Bắc.
  • D. Chấp nhận tuân theo những chính sách đồng hóa của phương Bắc.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Hãy cho biết một số nét văn hoá của người Việt cổ vẫn được duy trì trong thời Bắc thuộc.

Câu 2: Trình bày một số tiếp thu có sáng tạo và chọn lọc của nhân dân ta từ các phong tục văn hóa có nguồn gốc từ Trung Quốc.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánCABA

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Một số nét văn hoá của người Việt cổ vẫn được duy trì trong thời Bắc thuộc: Tiếng Việt - tiếng mẹ đẻ; truyền thống thờ cúng tổ tiên, thờ các anh hùng dân tộc, tôn trọng phụ nữ; các phong tục tập quán vốn có như cạo tóc, búi tóc, xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng - bánh giầy.3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Nhân dân ta tiếp thu, sáng tạo một số phong tục có nguồn gốc từ Trung Quốc như tết Hàn thực, tết Đoan Ngọ, tết Trung thu,... nhưng đã có sự vận dụng cho phù hợp với sinh hoạt văn hoá của người Việt. Tết Hàn thực sang Việt Nam trở thành tết Bánh trôi, bánh chay, tết Đoan ngọ trở thành ngày tết “giết sâu bọ”, tết Trung thu của người Việt Nam dành cho thiếu nhi trong khi ở Trung Quốc dành cho sum họp gia đình,... Đó là nét khác biệt thể hiện sự tiếp thu và Việt hoá văn hoá Trung Quốc của người Việt.3 điểm

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ngoài việc giữ gìn được nền văn hóa bản địa của mình, nhân dân ta còn tiếp thu văn hóa Trung Hoa theo hướng:

  • A. Tiếp thu nguyên bản những yếu tố văn hóa Trung Hoa.
  • B. Tiếp thu có chọn lọc những yếu tố văn hóa Trung Hoa.
  • C. Tiếp thu nguyên bản một số lĩnh vực văn hóa Trung Hoa.
  • D. Bỏ văn hóa bản địa để học theo văn hóa Trung Hoa. 

Câu 2: Nhân dân ta đã tiếp thu từ Trung Quốc những lễ, tết nào?

  • A. Lễ hội xuống đồng, lễ hội cầu mưa.
  • B. Tết Nguyên đán, tết Trung thu.
  • C. Tết Nguyên đán, lễ hội cầu mưa.
  • D. Lễ hội té nước, tết Trung thu.

Câu 3: Chiếc chuông đồng cổ nhất ở Việt Nam và là bảo vật quốc gia có niên đại sớm nhất (năm 798) được phát hiện ở Việt Nam:

  • A. Chuông đồng Nhật Tảo.
  • B. Chuông đồng Thanh Mai.
  • C. Chuông đồng Biên Chung.
  • D. Chuông đồng Vân Bản.

Câu 4: Tết Trung thu của người Việt Nam dành cho thiếu nhi trong khi ở Trung Quốc là:

  • A. Tết Nguyên đán.
  • B. Tết Sum họp gia đình.
  • C. Tết Nguyên tiêu.
  • D. Tết Trùng dương.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Những thành quả trong cuộc đấu tranh bảo vệ và phát triển văn hóa truyền thống của người Việt thời Bắc thuộc có ý nghĩa như thế nào?

Câu 2: Có ý kiến cho rằng “Nho giáo là nền tảng của tâm thức Việt Nam”. Cũng có ý kiến cho rằng “Nền văn hóa làng xã là nền tảng của văn hóa Việt Nam”. Em đồng ý với ý kiến nào. Tại sao?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánBBBB

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Những thành quả trong cuộc đấu tranh bảo vệ và phát triển văn hóa truyền thống của người Việt thời Bắc thuộc có ý nghĩa: Những giá trị văn hoá cốt lõi của dân tộc vốn có từ thời dựng nước được giữ gìn trong các làng xã của người Việt cho đến tận ngày nay.3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Nền văn hóa làng xã mới là nền tảng của tâm thức Việt Nam, không phải Nho giáo. Người Việt Nam đã tiếp thu ca dao qua lời ru từ khi còn bé, đã hát đồng dao, ngâm vè, nghe các chuyện kể về các thần tích về tổ tiên trước khi học Kinh thi; tham dự và sinh hoạt hội làng tế lễ, trước khi biết đến Kinh lễ; đã hiểu các quy tắc ứng xử, đối xử với người trên kẻ dưới trước khi học Kinh Xuân Thu. Họ học sách Nho chỉ để đi thi làm quan nếu đỗ, và cho dù họ làm quan vẫn nhớ rằng “Quan nhất thời dân vạn đại”, do đó không đi ngược lại các thể chế của làng.3 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay