Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 chân trời Bài 2 Thực hành tiếng Việt

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Bài 2 Thực hành tiếng Việt. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT –

BÀI 2: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Hiện tượng từ nhiều nghĩa là gì?

  1. Nghĩa xuất hiện đầu tiên được gọi là nghĩa gốc, từ nghĩa gốc suy ra nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ, hoán dụ

  2. Là việc tạo ra nhiều nghĩa mới cho từ

  3. Hiện tượng từ có nghĩa đen và nghĩa bóng

  4. Một từ có thể gọi tên được nhiều sự vật, hiện tượng

Câu 2: Trong từ nhiều nghĩa có những nghĩa nào sau đây?

  1. Nghĩa gốc và nghĩa đen

  2. Nghĩa bóng và nghĩa chuyển

  3. Nghĩa gốc và nghĩa chuyển

  4. Nghĩa gốc và nghĩa bóng

Câu 3: Từ nào dưới đây không có nghĩa chuyển

  1. Mũi

  2. Mặt

  3. Đồng hồ

  4. Tai

Câu 4: Từ "véo von" trong câu "Cô út vừa mang cơm đến dưới chân đồi thì nghe tiếng sáo véo von." thuộc loại từ nào?

  1. Từ láy.

  2. Từ đơn.

  3. Từ ghép chính phụ.

  4. Từ ghép đẳng lập.

 

Câu 5: Từ bụng trong câu “anh ấy rất tốt bụng” được sử dụng theo nghĩa?

  1. nghĩa gốc

  2. nghĩa chuyển

  3. Nghĩa bóng

  4. Không đáp án nào đúng

 

Câu 6: Nghĩa gốc của từ "ngọt" là

  1. Sự êm tai, dễ nghe của âm thanh (đàn ngọt).

  2. Sự tác động êm nhẹ nhưng vào sâu, mức độ cao (lưỡi dao ngọt)

  3. vị ngọt của thực phẩm(bánh ngọt)

  4. Sự nhẹ nhàng, dễ nghe, dễ làm xiêu lòng của lời nói (nói ngọt).

 

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Giải thích nghĩa của các từ in đậm trong những trường hợp sau. Chỉ ra cách giải thích từ ngữ mà bạn đã sử dụng.

  1. Hôm nay là ngày của tất cả mọi phụ nữ, mọi thanh thiếu niên nam nữ đã cất cao tiếng nói để bảo vệ quyền lợicủa mình.

  2. Sức mạnh của giáo dụckhiến họ sợ hãi.

  3. Có thể thấy bộ kĩ năng đã đặt ra các khối nội dung kiến thức xã hội khá rộng, đòi hỏi sinh viên phải hiểu biếtvề môi trường đang sống, và phải có liên kết, gắn bó với môi trường xung quanh.

  4. Để chiến thắngđược sức mạnh khổng lồ của thiên nhiên, ông lão phải vận dụng hết kinh nghiệm, trí thông minh, lòng dũng cảm của một ngư dân sống cả đời trên biển.

Câu 2 (2 điểm): Trong câu thơ Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo (Thu điếu, Nguyễn Khuyến), từ được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Hãy xác định nghĩa đó.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

A

C

C

A

B

C

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2  điểm)

a) Quyền lợi: quyền được hưởng những lợi ích nào đó về vật chất, tinh thần

=> Cách giải thích nghĩa: Phân tích nội dung nghĩa của từ

b) Giáo dục: hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra

=> Cách giải thích nghĩa: Phân tích nội dung nghĩa của từ

c) Hiểu biết: giống như “hiểu” và “biết” như nói một cách khái quát

=> Cách giải thích nghĩa: Dùng từ đồng nghĩa với từ cần giải thích

d) Chiến thắng: chiến – chiến đấu; thắng – giành được phần hơn => chiến thắng: giành được phần thắng trong chiến tranh, chiến đấu hoặc trong một cuộc thi đấu thể thao

=> Cách giải thích nghĩa: Giải thích nghĩa của từng thành tố cấu tạo nên từ

0,5

 

 

0,5

 

 

 

0,5

 

 

0,5

Câu 2

(2  điểm)

Trong câu thơ “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”, từ được dùng theo nghĩa gốc. Đó là nghĩa: chỉ bộ phận của cây, thường ở trên ngọn hay trên cành cây, thường có màu xanh, thường có hình dáng mỏng, có bề mặt.

2

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nghĩa của từ "hiền lành" là gì?

  1. Hiền hậu, dễ thương.

  2. Dịu dàng, ít nói.

  3. Sống hòa thuận với mọi người.

  4. Sống lương thiện, không gây hại cho ai.

 

Câu 2: Từ nào dưới đây có thể chuyển nghĩa được?

  1. Com - pa

  2. Quạt điện

  3. Rèm

Câu 3: Từ nào dưới đây không phải là từ có nghĩa chuyển của từ mắt?

  1. Mắt biếc

  2. Mắt na

  3. Mắt lưới

  4. Mắt cây

 

Câu 4: Số lượng nghĩa chuyển của một từ có thay đổi không?

  1. Có thể tăng lên

  2. Có thể giảm đi

  3. Không bao giờ thay đổi

  4. Vừa tăng vừa giảm

 

Câu 5: Các nghĩa của từ nhiều nghĩa có đặc điểm gì?

  1. Không có mối liên hệ gì với nhau

  2. Chỉ có liên hệ với các nghĩa chuyển

  3. Chỉ có mối liên hệ với nghĩa từ gốc

  4. Có mối liên hệ với nhau

 

Câu 6: Đâu là nhận định đúng?

  1. Tất cả các từ đều là từ nhiều nghĩa

  2. Không phải tất cả các từ đều là từ nhiều nghĩa

  3. Phần ít từ là từ nhiều nghĩa

  4. Không có từ nhiều nghĩa

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm):  Các từ có nghĩa gốc chỉ bộ phận cơ thể người (đầu, chân, tay, miệng, ốc, tim,...) có thể chuyển nghĩa để chỉ cả con người. Hãy đặt câu với mỗi từ đó theo nghĩa chỉ cả con người.

Câu 2 (2 điểm): Tìm các từ có nghĩa gốc chỉ vị giác có khả năng chuyển nghĩa chỉ đặc điểm của âm thanh (giọng nói), chỉ tính chất của tình cảm, cảm xúc. Hãy đặt câu với mỗi từ đó theo nghĩa chuyển.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

D

D

A

A

A

B

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

Ví dụ:

– Trinh sát của ta đã tóm được một cái lưỡi. (Ý nói bắt được một tù binh để khai thác tin tức bí mật của đối phương – cái lưỡi là cơ quan nói năng của con người).

– Nó thường giữ chân hậu vệ trong đội bóng của trường (cầu thủ).

– Nhà ông ấy có năm miệng ăn (năm người).

– Giăng Van–giăng trong truyện "Những người khốn khổ" là một trái tim nhân hậu (người nhân hậu).

– Đó là những gương mặt mới trong làng thơ Việt Nam (người làm thơ).

2

Câu 2

(2 điểm)

Các từ chỉ vị giác là: mặn, ngọt, chua, cay, đắng, chát, bùi,... Một số ví dụ trong đó các từ này chuyển nghĩa để chỉ:

– Đặc điểm của âm thanh, lời nói:

+ Nói ngọt lọt đến xương.

+ Một câu nói chua chát.

+ Những lời mời mặn nồng, thắm thiết.

– Mức độ của tình cảm, cảm xúc:

+ Tình cảm ngọt ngào của mọi người làm tôi rất xúc động.

+ Nó đã nhận ra nỗi cay đắng trong tình cảm gia đình.

+ Anh ấy đang mải mê nghe câu chuyện bùi tai.

2

=> Giáo án Ngữ văn 11 chân trời Bài 2 Thực hành tiếng Việt: Cách giải thích nghĩa của từ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay