Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 chân trời Bài 1 Văn bản 1: Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Bài 1 Văn bản 1: Ai đã đặt tên cho dòng sông?. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT –

BÀI 1: AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn chuyên về:

  1. Tùy bút

  2. Truyện ngắn

  3. Thơ ca

  4. Bút kí

 

Câu 2: Ngay câu mở đầu văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông ?, tác giả đã nêu điểm gì đặc biệt của dòng sông Hương?

  1. Quá trình hình thành, kiến tạo của dòng sông qua nhiều thế kỉ.

  2. Vẻ đẹp dữ dội, hùng tráng của dòng sông Hương ở đoạn thượng lưu.

  3. Những bí ẩn về hành trình của dòng sông Hương trước khi xuôi về cố đô Huế.

  4. Trong các dòng sông đẹp trên thế giới, chỉ có sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất - thành phố Huế.

 

Câu 3: Khi ở thượng nguồn, vẻ đẹp của sông Hương được so sánh với hình ảnh nào?

  1. Bản trường ca của rừng già

  2. Cô gái Di-gan man dại

  3. Người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở

  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 4: Nhịp điệu chậm rãi, lặng tờ của dòng sông Hương khi chảy qua thành phố Huế được tác giả so sánh với:

  1. Điệu slow tình cảm, trữ tình

  2. Những đám băng trôi trên sông Nê-va qua các cung điện Pê-téc-bua để ra biển Ban-tích

  3. Người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya trên dòng sông Hương

  4. Nhưng hoa đăng bồng bềnh chao nhẹ trên mặt nước trong những đêm hội rằm tháng Bảy

 

Câu 5: Đáp án nào KHÔNG ĐÚNG khi nói về đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?

  1. Đoạn trích thể hiện vốn hiểu biết sâu rộng của nhà văn về nhiều lĩnh vực: văn hóa, địa lý, lịch sử, văn chương

  2. Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và rất mực tài hoa

  3. Đoạn trích thể hiện tình yêu đắm say, sự gắn bó thiết tha, sâu nặng của tác giả với dòng sông Hương, với đất và người xứ Huế

  4. Giọng điệu thông minh, sắc sảo pha lẫn sự hóm hỉnh, từng trải

 

Câu 6: Giá trị nội dung của đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông là?

  1. Là đoạn văn xuôi súc tích và đầy chất thơ

  2. Là những cảm xúc sâu lắng được tổng hợp từ vốn hiểu biết phong phú

  3. Là một áng văn đẹp làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha

  4. Tất cả các đáp án trên

 

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Chủ đề của văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Câu 2 (2 điểm): Nét riêng trong văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong Ai đã đặt tên cho dòng sông?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

D

D

D

A

D

A

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2  điểm)

Chủ đề: Niềm thương cảm sâu xa với người phụ nữ tài hoa nhưng bất hạnh và bộc lộ tâm trạng u uất trước những bất công của cuộc đời.

2

Câu 2

(2  điểm)

Nét đặc sắc trong văn phong của tác giả:

- Tình yêu dạt dào, sâu lắng của tác giả dành cho quê hương, xứ sở vào đối tượng miêu tả, khiến đối tượng trở nên lung linh, huyền ảo, đa dạng như chính con người sống động

- Sự liên tưởng diệu kì, những hiểu biết phong phú về kiến thức địa lý, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật và trải nghiệm bản thân

- Ngôn từ trong sáng, phong phú, gợi tả, gợi cảm, giàu chất thơ

- Sử dụng thuần thục các phép tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ

- Sự kết hợp hài hòa của cảm xúc, trí tuệ, chủ quan và khách quan.

2

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Hình ảnh nào sau đây trong bài kí được dùng để diễn tả về dòng sông Hương?

  1. Một mảnh trăng non

  2. Như một tấm lụa, một tấm voan huyền ảo

  3. Một tiếng “vâng” không lời của tình yêu

  4. Một người con gái dịu dàng của đất nước

 

Câu 2: Câu văn sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

“Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”

  1. Nhân hóa

  2. So sánh

  3. Ẩn dụ

  4. Đáp án A và B

 

Câu 3: Trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông ?, khi miêu tả đoạn sông Hương vòng về "gặp lại" thành phố Huế ở thị trấn Bao Vinh, tác giả đã so sánh dòng sông với:

  1. "một tiếng "vâng" không nói ra của tình yêu"

  2. "một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ...người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở."

  3. nàng Kiều sau đêm tự tình trở lại tìm Kim Trọng để nói lời thề trước khi từ giã.

  4. người tài nữ đánh khúc đàn lúc đêm khuya để giã biệt người yêu.

 

Câu 4: Hình ảnh nào sau đây KHÔNG ĐƯỢC DÙNG để miêu tả về dòng sông Hương?

  1. Một mảnh trăng non

  2. Một tấm lụa, tấm voan huyền ảo

  3. Một tiếng “vâng” không lời của tình yêu

  4. Một người con gái dịu dàng của đất nước

Câu 5: Khi ra khỏi rừng, sông Hương được so sánh với hình ảnh nào:

  1. Một người con gái Di-gan phóng khoáng và man dại

  2. Người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở

  3. Người tài nữ đánh đàn đêm khuya

  4. Như nàng Kiều trong đêm tình tự

 

Câu 6: Khi viết về dòng sông Hương trong lịch sử dân tộc, tác giả đã KHÔNG nhắc đến sự kiện lịch sử nào?

  1. Thế kỉ XVIII, dòng sông Hương soi bóng xuống kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ, để rồi đến thế kỉ XIX, chứng kiến những cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp

  2. Dòng sông và thành phố Huế nhận được sự cảm thông và động viên, khích lệ của nhân dân cả nước cũng như bạn bè quốc tế trong mùa xuân Mậu Thân 1968

  3. Dòng sông là chứng nhân lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945

  4. Dòng sông đã chứng kiến những giờ phút huy hoàng nhất trong cuộc tổng tấn công và nổi dậy xuân 1975, giải phóng thành phố Huế, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Về phương diện nghệ thuật, những yếu tố nào đã làm nên vẻ đẹp và sự hấp dẫn của bài bút kí đặc sắc này?

Câu 2 (2 điểm): Kể tên những tác phẩm văn học viết về con sông quê hương mà em biết.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

A

D

C

A

B

D

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

Thể loại bút kí

- Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa.

- Sự quan sát tỉ mỉ, tinh thế, sự am hiểu tinh tường về các kiến thức xã hội, văn hóa của xứ Huế tác giả Hoàng phủ Ngọc Tường

- Sức liên tưởng kì diệu, sự hiểu biết phong phú và những trải nghiệm của bản thân

- Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, giàu chất thơ, sử dụng nhiều phép tu tư như: - So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, ...

- Có sự kết hợp hài hoà cảm xúc, trí tuệ, chủ quan và khách quan. Chủ quan là sự trải nghiệm của bản thân. Khách quan là đối tượng miêu tả - dòng sông Hương.

2

Câu 2

(2 điểm)

Những tác phẩm văn học viết về con sông quê hương mà em biết:

+ Người lái đò sông Đà

+ Tiếng đàn Balalaica trên sông Đà

+ Phú sông Bạch Đằng

+ Sông Hương

+ Nhớ Hồ Tây

+ Sông nước Cà Mau

+ Trên hồ Ba Bể

+ Hồ Ba Bể

+ Nhớ con sông quê hương (Sông Thu Bồn)

+ Qua Sông Thu Bồn

+ Tràng Giang

2

=> Giáo án Ngữ văn 11 chân trời Bài 1 Đọc 1: Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay