Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 chân trời Bài 6 Văn bản 1: Chiều sương

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Bài 6 Văn bản 1: Chiều sương. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT –

CHIỀU SƯƠNG

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Thời gian nào được nhắc đến trong mở đầu truyện ngắn?

  1. Trung tuần tháng Giêng
  2. Đầu tháng Giêng
  3. Cuối tháng Giêng
  4. Đầu tháng Chạp

Câu 2: Cảnh vật làng chài vào chiều xuân hiện lên như thế nào qua cảm nhận của tác giả?

  1. Sương bay từng luồng, cảnh vật tĩnh lặng
  2. Huyên náo, nhộn nhịp
  3. Tiếng trẻ con ríu rít cười đùa
  4. U mê một màu thê lương ảm đạm đến rợn người

 

Câu 3: Các chi tiết ở đoạn thứ 2 cho thấy điều gì ở cuộc sống lao động của ngư dân?

  1. Gian nan, vất vả
  2. Vui vẻ và hạnh phúc
  3. Nhiều khó khăn nhưng vẫn luôn lạc quan
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 4: Theo tác giả, trong đoàn thuyền của Xin Kính ngày đó đa số mọi người có trở về không?

  1. Không một ai sống sót trở về
  2. Chỉ có duy nhất Hoe Chước sống sót
  3. Hầu như tất cả đều sống sót một cách kì lạ
  4. Tất cả đều sống sót

 

Câu 5: Thái độ của Lão Nhiệm Bình khi kể lại câu chuyện ma cho nhân vật Chàng là gì?

  1. Bồi hồi, xúc động
  2. Lo lắng, run sợ
  3. Điềm tĩnh, thản nhiên pha chút vui đùa
  4. Cợt nhả, bỡn cợt

Câu 6:Theo quan điểm của nhân vật Chàng thì mối quan hệ giữa cõi âm và cõi dương là gì?

  1. Không liên quan đến nhau
  2. Nương nhau vấn vít
  3. Xung khắc với nhau
  4. Không có suy nghĩ gì

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Nhan đề Chiều sương có ý nghĩa gì?

Câu 2 (2 điểm): Cảnh vật ở làng chài vào chiều xuân hiện lên trong bài Chiều sương qua cái nhìn và cảm nhận của ai?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

A

A

A

B

C

B

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2  điểm)

- Thời điểm buổi chiều – thời điểm tác giả chọn để khai thác làm chủ đề chính cho toàn đoạn trích.

- Nội dung văn bản có thể sẽ nói về cảm nhận, miêu tả khung cảnh, không khí mát mẻ, se lạnh vào buổi chiều có sương phủ gợi một cảnh tượng, một ký ức hoặc cảm xúc của tác giả về chiều sương.

1

 

 

 

1

Câu 2

(2  điểm)

Thông qua chi tiết: “Vào một chiều trung tuần tháng Giêng, chàng trai ấy lang thang...chàng đi không mục đích...chàng đi và nghĩ..."→ Cảnh vật ở làng chài vào chiều xuân hiện lên qua cái nhìn và cảm nhận của nhân vật “chàng trai”.

2

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Theo tác giả lí do vì sao thuyền của Xin Kính lại chết hết?

  1. Vì bị sóng đánh dạt vào núi
  2. Vì bị sóng cuốn ra khơi xa
  3. Vì gặp bão
  4. Vì va chạm với thuyền khác

Câu 2: Vì sao Hoe Chước may mắn sống sót?

  1. Vì được Ông Phó Nhụy cứu
  2. Vì vớ được một cây chèo nhảy xuống biển
  3. Vì anh biết bơi
  4. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 3: Tên người mà đoàn thuyền ông Phó Nhụy cứu là ai?

  1. Xin Kính
  2. Hoe Chước
  3. Ba Gân
  4. Tư Nhàn

Câu 4:Sự xuất hiện chiếc thuyền của ông Xin Kính có ý nghĩa gì trong câu chuyện?

  1. Như một chi tiết để kết nối nội dung truyện ở phần trước với phần sau.
  2. Là động cơ tạo nên tình huống truyện
  3. Làm cho nội dung tác phẩm trở nên thú vị, thu hút người đọc hơn.
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 5 :Đặc sắc nghệ thuật của văn bản là:

  1. Nghệ thuật viết truyện ngắn đầy tinh tế
  2. Ngôn ngữ hay và truyền cảm, câu từ dễ hiểu
  3. Xây dựng cốt truyện đặc sắc
  4. Tất cả đáp án trên

Câu 6: Cảnh vật làng chài vào chiều xuân hiện lên như thế nào qua cảm nhận của nhân vật chính?

  1. Sương bay từng luồng, thê lương ảm đạm
  2. Huyên náo, nhộn nhịp
  3. Tiếng trẻ con ríu rít cười đùa
  4. Im lặng đến đáng sợ

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Sự xuất hiện chiếc thuyền của ông Xin Kính có ý nghĩa gì trong văn bản Chiều sương?

Câu 2 (2 điểm): Các chi tiết nào trong bài Chiều sương cho thấy cuộc sống lao động của ngư dân?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

A

B

B

D

C

A

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

- Sự xuất hiện chiếc thuyền của ông Xin Kính trong câu chuyện tạo sự kết nối phần trước với phần sau của nội dung câu chuyện. Nhờ sự xuất hiện ấy, nhà văn đã khéo léo đưa tình huống các ngư dân gặp cảnh người bị đuối nước, từ đó tạo sự gợi mở cho người đọc những tình huống, những sự việc xảy ra sau đó. 

- Sự xuất hiện chiếc thuyền của ông Xin Kính là cầu nối, là căn nguyên tạo nên tình huống truyện trở nên hấp dẫn, li kì hơn.

1

 

 

 

 

1

Câu 2

(2 điểm)

Những chi tiết ở đoạn văn trên miêu tả cuộc sống lao động vất vả, lam lũ, gian truân, chứa đầy thử thách và hiểm nguy. Đằng sau những giây phút nghỉ ngơi yên bình, thong thả là những giờ làm việc với đầy những nguy hiểm đang chờ đợi họ. Đó là mưa dội, sống nhồi, gió táp. Những ngư dân lam lũ, làm lụng vào buổi đêm - thời gian mà chúng ta được nghỉ ngơi, được tận hưởng những giấc ngủ yên lành. 

Tuy vậy, những người dân chài vẫn miệt mài đêm ngày bám biển, kiên cường, dũng cảm, gan dạ vượt qua mọi thử thách, hiên ngang đạp đổ sóng gió, mưa giông. Ở họ ánh lên tinh thần thép, sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách của tạo hóa.

1

 

 

 

 

 

1

=> Giáo án Ngữ văn 11 chân trời Bài 6 Văn bản 1: Chiều sương

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay