Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 chân trời Bài 3 Văn bản 2: Tú Uyên gặp Giáng Kiều

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Bài 3 Văn bản 2: Tú Uyên gặp Giáng Kiều. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT –

BÀI 3: TÚ UYÊN GẶP GIÁNG KIỀU

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Công việc chính của Tú Uyên là gì?

  1. Đèn sách

  2. Buôn gạo

  3. Tiều phu

  4. Phu xe

 

Câu 2:  Nội dung của đoạn trích là gì?

  1. Kể về chàng Tú Uyên lúc nào cũng ôm tranh bên mình, lòng mơ tưởng đến người đẹp. Cho tới một ngày kia chàng bắt gặp người đẹp ra từ trong tranh

  2. Kể về cuộc sống hạnh phúc của Tú Uyên và Giáng Kiều ở trần gian

  3. Kể về sự hối hận, sầu não, đau ốm của Tú Uyên sau khi Giáng Kiều bỏ về tiên giới

  4. Kể về cuộc sống hạnh phúc của Tú Uyên và Giáng Kiều hạnh phúc ở trên cõi tiên

Câu 3: Nguồn gốc tác phẩm được lấy cảm hứng từ:

  1. Câu chuyện hư cấu

  2. Câu chuyện có thật trong lịch sử

  3. Câu chuyện trong dân gian Việt Nam

  4. Câu chuyện trong dân gian nước ngoài

 

Câu 4: Dòng nào sau đây nói đúng nhất về nhân vật Tú Uyên?

  1. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ

  2. Sống dưới thời Lê Thánh Tôn

  3. Tú Uyên mua được bức tranh vẽ hình mĩ nữ y hệt người chàng đã gặp nên mang về treo trong nhà

  4. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 5: Tác phẩm được dịch từ chữ Hán sang chữ gì trước khi phổ biến rộng rãi?

  1. Chữ Nôm

  2. Chữ quốc ngữ

  3. Chữ Hán

  4. Chữ Latin

 

Câu 6: Tên hiệu của Giáng Kiều là gì?

  1. Tiên Thù

  2. Đạm Tiên

  3. Tiên Nhân

  4. Tiên Hoa

 

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Dựa vào tóm tắt, cho biết cốt truyện của Bích Câu kì ngộ được xây dựng theo mô hình nào.

Câu 2 (2 điểm): Chỉ ra chi tiết có vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

A

A

C

D

A

A

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2  điểm)

- Cốt truyện tác phẩm được xây dựng theo mô hình “Gặp gỡ (Hội ngộ) – Tai biến (Lưu lạc) – Đoàn tụ (Đoàn viên)”.

+ Gặp gỡ: Trong một dịp tình cờ, Tú Uyên gặp được một cô gái đẹp như tiên giáng trần.

+ Tai biến: Sau đó, Tú Uyên dần trở nên nghiện rượu. Giáng Kiều khuyên chồng không được, bèn bỏ về tiên giới. Tú Uyên hối hận, sinh ra sầu não, đau ốm, định quyên sinh.

+ Đoàn tụ: Đúng lúc ấy, Giáng Kiều hiện ra, tha lỗi cho chồng. Hai vợ chồng nối lại duyên xưa.

 

0,5

 

 

0,5

 

0,5

 

 

0,5

 

Câu 2

(2  điểm)

- Nội dung của văn bản là về chuyện Giáng Kiều xuống trần kết duyên với Tú Uyên theo nhân duyên đã định.

=> Chi tiết có vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản là duyên kiếp của Giáng Kiều.

2

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Tác giả so sánh nỗi nhớ của chàng Tú Uyên với:

  1. Trăng dưới nước

  2. Sông Tương mơ hình

  3. Lá thu rụng vàng

  4. Nỗi buồn chiều thu

Câu 2: Điều bất thường gì xảy ra khi Tú Uyên mua bức tranh về treo trong nhà?

  1. Một người muốn mua lại bức tranh

  2. Bức tranh bị trộm mất

  3. Khi chàng đi học về luôn thấy cơm canh bày sẵn

  4. Đáp án khác

 

Câu 3: Dòng nào sau đây nói không đúng về Giáng Kiều?

  1. Giáng Kiều hiệu là Tiên Thù, dung mạo xinh đẹp như tiên giáng trần

  2. Giáng Kiều ngày ngày từ bức tranh đi ra dọn dẹp cơm nước nhà cửa sẵn sàng cho Tú Uyên

  3. Giáng Kiều gì không khuyên bảo được Tú Uyên bỏ rượu mà bỏ về tiên giới

  4. Giáng Kiều từ đó đi mãi không gặp lại Tú Uyên lần nào nữa

 

Câu 4: Hình ảnh sông Tương được nhắc đến trong bài có ý nghĩa gì?

  1. Một địa danh của Trung Quốc

  2. Thể hiện nỗi tương tư của Tú Uyên

  3. Sự chờ mong của Tú Uyên với người con gái đẹp

  4. Tình yêu son sắc của Tú Uyên dành cho người con gái đẹp

Câu 5: Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?

  1. Thất ngôn bát cú

  2. Thất ngôn tứ tuyệt

  3. Lục bát

  4. Thơ ngũ ngôn

 

Câu 6:  Giáng Kiều và Tú Uyên sống hạnh phúc ở cõi trần với nhau mấy năm?

  1. 2 năm

  2. 3 năm

  3. 4 năm

  4. 5 năm

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Nêu một số đặc điểm của nhân vật Giáng Kiều thể hiện qua văn bản.

Câu 2 (2 điểm): Nhận xét về cách thể hiện thái độ, tình cảm của nhân vật Giáng Kiều qua lời thoại sau đây:

Thưa rằng: “Túc trái tiền nhân

Không dưng dễ xuống cõi trần làm chi

Song còn mấy bạn tương tri

Bấy lâu chưa có chút gì là đâu

Trước xin từ biệt cùng nhau

Chữ duyên này trở về sau còn dài”

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

B

C

D

B

C

B

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

Các đặc điểm của nhân vật Giáng Kiều được thể hiện qua văn bản:

- Giáng Kiều là một tiên nữ sinh đẹp, giỏi giang: Điều này được thể hiện qua nhan sắc khiến cho Tú Uyên say mê, qua việc làm các món ăn, qua việc tổ chức đám cưới, qua việc đối đáp.

- Giáng Kiều luôn coi trọng phẩm giá, giữ mình theo đúng khuôn phép. Điều này thể hiện qua lời đáp của nàng khi trả lời câu hỏi của Tú Uyên.

- Giáng Kiều đến với Tú Uyên là một định mệnh đã sắp đặt.

2

Câu 2

(2 điểm)

- Giáng Kiều có cách ứng xử khôn khéo trước việc giả say, lần khân của Tú Uyên. Nàng gợi nhắc chuyện vì nguyên nhân mắc nợ kiếp trước nên mới xuống trần để kết duyên với chàng. Hơn nữa nàng còn mấy bạn tương tri sẽ đến dự buổi hôm nay. Cuối cùng, nàng nhắc nhở Tú Uyên duyên kiếp này sẽ còn kéo dài về sau, không có gì phải vội vàng. => Cách thể hiện thái độ, tình cảm của nhân vật Giáng Kiều là trực tiếp, cho Tú Uyên thấy được suy nghĩ và tình cảm trong lòng của mình.

2

=> Giáo án Ngữ văn 11 chân trời Bài 3 Đọc 2: Tú Uyên gặp Giáng Kiều

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay