Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 chân trời Bài 8 Thực hành tiếng Việt
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Bài 8 Thực hành tiếng Việt. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT –
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
ĐỀ SỐ 1
- Phần trắc nghiệm
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Ngôn ngữ nói được hiểu như thế nào?
- Ngôn ngữ đa dạng về ngữ điệu.
- Ngôn ngữ nói sử dụng nhiều lớp từ, kiểu câu đa dạng.
- Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ tinh luyện và trau chuốt.
- Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ âm thanh.
Câu 2: Ngôn ngữ nói rất đa dạng về ngữ điệu: giọng nói có thể cao hay thấp, nhanh hay chậm, mạnh hay yếu, liên tục hay ngắt quãng. Ý kiến trên đúng hay sai?
- Đúng
- Sai
Câu 3: Ngôn ngữ nói không được sử dụng tiếng lóng, giản lược, đúng hay sai?
- Sai
- Đúng
Câu 4: Đặc điểm của ngôn ngữ viết là gì?
- Được thể hiện qua chữ viết trong văn bản, hình thành một cách có chọn lọc kĩ càng, có suy nghĩ và căn chỉnh một cách cẩn thận.
- Được thể hiện qua hình vẽ, màu sắc, bố cục.
- Được thể hiện qua lời nói, truyền miệng từ người này sang người kia.
Câu 5: Từ ngữ trong ngôn ngữ viết có đặc điểm gì?
- Từ ngữ được lựa chọn, thay thế nên có điều kiện đạt được tính chính xác, tránh các từ ngữ địa phương, tiếng lóng, tiếng tục.
- Từ ngữ được thoải mái viết theo ý thích của người biên soạn.
- Từ ngữ được quy định theo từng địa phương, không thống nhất.
Câu 6: Điểm khác biệt rõ nhất giữa ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói về đặc điểm diễn đạt là gì?
- Sử dụng các từ ngữ phù hợp với từng phong cách.
- Diễn đạt chặt chẽ, rõ ràng, trong sáng.
- Sử dụng câu dài với nhiều thành phần câu.
- Từ ngữ có tính biểu cảm cao.
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Biện pháp tu từ lặp cấu trúc là gì? Cho ví dụ?
Câu 2 (2 điểm): Hãy chỉ ra phép lặp cấu trúc trong đoạn dưới đây: “Vĩ đại, bởi ngay từ khi ra đời, Đảng đã khơi đúng mạch nguồn của dân tộc Việt Nam! Vĩ đại, bởi lợi ích của Đảng không ngoài lợi ích của nhân dân và đất nước! Vĩ đại, bởi người cộng sản chấp nhận hy sinh trước, hưởng thu sau! Vĩ đại, bởi sự dũng cảm chỉ ra sai lầm, khiếm khuyết và thẳng thắn nhận trách nhiệm về mình, quyết tâm sửa chữa khắc phục! Vĩ đại, bởi Đảng biết điều chỉnh, bổ sung kịp thời đường lối, chủ trương, chính sách hợp lòng dân – ý Đảng”.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
- Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Đáp án |
D |
A |
A |
A |
A |
C |
- Tự luận
Câu hỏi |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
- Lặp cấu trúc là biện pháp tổ chức những vế câu hoặc những câu có cùng một kết cấu ngữ pháp, nhằm nhấn mạnh ý tưởng và cấu tạo sự nhịp nhàng, cân đối cho văn bản. - Ví dụ: Nước Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi. (Hồ Chí Minh) Lưu ý: Chúng ta có thể bắt gặp biện pháp lặp cấu trúc trong phép đối. Đối là cách lặp lại cấu trúc ngữ pháp có sự đối lập về từ ngữ, thanh điệu,… |
1
1 |
Câu 2 (2 điểm) |
Biện pháp lặp cấu trúc câu của lập luận trên được thể hiện ở “Vĩ đại, bởi….” |
2 |
ĐỀ SỐ 2
- Phần trắc nghiệm
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Dòng nào sau đây nêu nhận xét đúng nhất về đoạn văn sau:
- Sao anh không cưỡi lên ngựa mà chạy cho mau?
[...]
- Rõ khéo cho anh, bốn cẳng lại so với sáu cẳng được à?
(Truyện cười dân gian Việt Nam)
- Là văn bản (ngôn ngữ) nói.
- Là văn bản (ngôn ngữ) viết.
- Là văn bản (ngôn ngữ) nói được ghi lại bằng chữ viết.
- Là văn bản (ngôn ngữ) viết được trình bày bằng hình thức nói.
Câu 2: Nhận xét nào sau đây không phải nói về đặc điểm diễn đạt của đoạn văn trên?
- Từ ngữ tự nhiên
- Từ ngữ chọn lọc
- Từ ngữ có tính khẩu ngữ
- Dùng hình thức tỉnh lược
Câu 3: Dòng nào nêu nhận xét đúng nhất về các câu văn vần trong truyện Tấm Cám ?
- Là văn bản (ngôn ngữ) nói.
- Là văn bản (ngôn ngữ) viết.
- Là văn bản (ngôn ngữ) nói được ghi lại bằng chữ viết.
- Là văn bản (ngôn ngữ) viết được trình bày bằng hình thức nói.
Câu 4: Nhận xét nào về các câu văn vần trong truyện Tấm Cám chưa chính xác?
- Có người nói và người nghe.
- Người nghe không có mặt.
- Được thể hiện bằng âm thanh và ngữ điệu.
- Ngôn ngữ tự nhiên, trau chuốt.
Câu 5: Trong nói và viết, cần tránh hiện tượng nào?
- Ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết.
- Ngôn ngữ viết được trình bày lại bằng lời nói.
- Dùng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết đúng lúc, đúng chỗ.
- Dùng những yếu tố đặc thù của ngôn ngữ viết khi nói.
Câu 6: Có ý kiến cho rằng: So với ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết được lựa chọn rất kĩ càng, chính xác và có sự điều chỉnh nên sai sót gặp phải sẽ ít hơn. Cách truyền đạt tới người tiếp nhận cũng sẽ được cụ thể, người đọc có thể đọc đi đọc lại nhiều lần, đúng hay sai?
- Đúng
- Sai
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Hãy nêu ví dụ và phân tích chứng minh hiệu quả của phép lặp cú pháp kết hợp với phép liệt kê?
Câu 2 (2 điểm): Hãy chỉ ra phép lặp cấu trúc trong đoạn dưới đây: Lạnh quá ánh trăng không sáng mấy,
Cho nên muôn dặm ở ngoài kia,
…..
Lạnh quá ánh trăng không sáng mấy
Cho nên chăn chiếu vẫn so le
(Thao thức – Hàn Mặc Tử
GỢI Ý ĐÁP ÁN
- Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Đáp án |
A |
B |
C |
B |
D |
A |
- Tự luận
Câu hỏi |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
Trong đoạn văn Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn có đoạn trích: “các ngươi ở cùng ta coi như giữ binh quyền, cũng đã lâu ngày, không có áo thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho ăn, quan còn nhỏ thì ta thăng thưởng, lương có ít thì ta tăng cấp, đi thuỷ thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa, lúc hoạn nạn thì cùng nhau sống chết, lúc nhàn hạ thì cùng nhau vui cười, những cách cư xử so với Vương Công Kiên, Đường Ngột Ngại ngày xưa cũng chẳng kém gì”. |
2 |
Câu 2 (2 điểm) |
c) Sự lặp lại cấu trúc vòng tròn về mô hình, ý nghĩa nhịp điệu, câu thơ “Lạnh quá ánh trăng không sáng mấy” xuất hiện ở đầu và xuất hiện ở cuối bài thơ “Thao thức”. |
2 |
=> Giáo án Ngữ văn 11 chân trời Bài 8 Thực hành tiếng Việt trang 65