Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 chân trời Bài 7 Văn bản 2: Độc “Tiểu Thanh kí”

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Bài 7 Văn bản 2: Độc “Tiểu Thanh kí”. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT –

ĐỘC TIỂU THANH KÍ

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Thể thơ của bài thơ là gì?

  1. Thể thơ thất ngôn bát cú biến thể

  2. Thất ngôn tứ tuyệt

  3. Thất ngôn bát cú

  4. Ngũ ngôn

 

Câu 2: Vì sao tác giả lại đồng cảm với nàng Tiểu Thanh?

  1. Vì Tiểu Thanh cô độc, không có ai đồng cảm.

  2. Vì Tiểu Thanh đẹp và có tài.

  3. Vì tác giả tự thấy mình cùng chung thân phận với nàng Tiểu Thanh.

  4. Vì Tiểu Thanh phải sống kiếp làm vợ lẽ.

 

Câu 3: "Son phấn", "văn chương" là để nói về điều gì ở Tiểu Thanh?

  1. Là cô gái xinh đẹp, tài hoa

  2. Là cô gái điệu đà

  3. Là cô gái tài năng

  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 4: Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi tác giả muốn nói điều gì?

  1. Sự bất công đối với người phụ nữ hồng nhan mà bạc mệnh.

  2. Tiếng thở dài than thở của người đời trách cho trời đất đã khiến vận mệnh của họ phong ba, trắc trở.

  3. Sự bất lực trước những bất công trong xã hội.

  4. Tất cả đáp án trên đều đúng.

 

Câu 5: Trong bài thơ, hai câu cuối có hiện tượng gì?

  1. Thất vận

  2. Thất niêm

  3. Đối không chỉnh

  4. Không đối

 

Câu 6: Câu thơ nào thể hiện số phận đau xót của nàng Tiểu Thanh?

  1. Hai câu đề

  2. Hai câu thực

  3. Hai câu luận

  4. Hai câu kết

 

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Chủ đề của bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” là gì?

Câu 2 (2 điểm):  Tác giả đã miêu tả khung cảnh thiên nhiên nào để bày tỏ tâm trạng?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

C

C

A

D

B

B

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2  điểm)

Chủ đề: Niềm thương cảm sâu xa với người phụ nữ tài hoa nhưng bất hạnh và bộc lộ tâm trạng u uất trước những bất công của cuộc đời.

2

Câu 2

(2  điểm)

Tác giả đã sử dụng hình ảnh thơ đối lập giữa quá khứ và hiện tại: “Tây Hồ hoa uyển” (vườn hoa bên Tây Hồ) với “thành khư” (gò hoang). Cùng với đó, động từ “tẫn” nhằm thể hiện sự triệt để đến cùng của sự vật. Từ đó, câu thơ đã gợi ra một nghịch cảnh giữa quá khứ và hiện tại: Vườn hoa bên Tây Hồ xưa kia nay đã thành bãi đất hoang, không có sự sống.

2

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Câu thơ Cái án phong lưu khách tự mang không thể hiện điều gì?

  1. Sự gắn bó của những con người cùng cảnh ngộ cơ hàn.

  2. Niềm đồng cảm của những người cùng hội cùng thuyền.

  3. Đề cao phẩm chất của những con người tài hoa.

  4. Bày tỏ kín đáo nỗi tâm sự của chính tác giả.

Câu 2: Ý nào sau đây chưa chính xác?

Bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí là tiếng khóc...

  1. Cho những mảnh đời bất hạnh.

  2. Cho chính mình.

  3. Cho tất cả mọi người.

  4. Cho những kiếp tài hoa.

 

Câu 3: Hai câu thực và hai câu luận, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  1. Tả cảnh ngụ tình

  2. Đối

  3. Nhân hóa

  4. Ẩn dụ

 

Câu 4: Việc sử dụng phép đối trong các câu thơ thực và luận thể hiện điều gì?

  1. Thể hiện tấm lòng nhân đạo của tác giả

  2. Thể hiện nỗi oán thán của nàng Tiểu Thanh với số phận

  3. Thể hiện cái tài, cái sắc đi kèm với số phận bi thảm, đau khổ

  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 5: Cái tài của nàng Tiểu Thanh được nói đến trong câu thơ nào?

  1. Tây hồ hoa uyển tẫn thành khư

  2. Độc điếu song tiền nhất chỉ thư

  3. Văn chương vô mệnh lụy phần dư

  4. Chi phấn hữu thần liên tử hậu

 

Câu 6: Câu thơ Cái án phong lưu khách tự mang không thể hiện điều gì?

  1. Sự gắn bó của những con người cùng cảnh ngộ cơ hàn.

  2. Niềm đồng cảm của những người cùng hội cùng thuyền.

  3. Đề cao phẩm chất của những con người tài hoa.

  4. Bày tỏ kín đáo nỗi tâm sự của chính tác giả.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Nêu giá trị nội dung trong “Đọc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du.

Câu 2 (2 điểm): Nêu giá trị nghệ thuật trong “Đọc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

D

C

B

C

C

A

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

- Bài thơ có sự vận động, phát triển trong mạch cảm xúc từ việc đọc truyện "xót xa, thương tiếc cho nàng Tiểu Thanh tài sắc mà bạc mệnh" mà tác giả đã suy nghĩ, tri âm với số phận những người tài hoa, tài tử và thương cho số phận của chính bản thân mình.

- Nguyễn Du xót xa, thương cảm cho Tiểu Thanh- một hồng nhan bạc mệnh.

- Với cảm hứng tự thương và sự tri ân sâu sắc, Nguyễn Du đã đặt ra vấn đề về quyền sống của người nghệ sĩ.

2

Câu 2

(2 điểm)

 - Ngôn ngữ trữ tình đậm chất triết lí kết hợp với giọng điệu buồn thương, cảm thông, chia sẻ đã khiến cho bài thơ không chỉ là sự đồng cảm với số phận của nàng Tiểu Thanh nói riêng, những con người tài hoa, tài tử mà bất hạnh nói chung mà đó còn là lời tâm sự của chính Nguyễn Du về cuộc đời của mình.

 - Sử dụng tài tình phép đối và khả năng thống nhất những hình ảnh đối lập trong hình ảnh, ngôn từ.

1

 

 

 

1

=> Giáo án Ngữ văn 11 chân trời Bài 7 Văn bản 1: Độc “Tiểu thanh kí”

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay