Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 chân trời Bài 3 Thực hành tiếng Việt

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Bài 3 Thực hành tiếng Việt. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT –

BÀI 3: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Điểm khác biệt rõ nhất giữa ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói về đặc điểm diễn đạt là gì?

  1. Sử dụng các từ ngữ phù hợp với từng phong cách.
  2. Diễn đạt chặt chẽ, rõ ràng, trong sáng.
  3. Sử dụng câu dài với nhiều thành phần câu.
  4. Từ ngữ có tính biểu cảm cao.

Câu 2: Đặc điểm của ngôn ngữ viết là gì?

  1. Được thể hiện qua chữ viết trong văn bản, hình thành một cách có chọn lọc kĩ càng, có suy nghĩ và căn chỉnh một cách cẩn thận.
  2. Được thể hiện qua hình vẽ, màu sắc, bố cục.
  3. Được thể hiện qua lời nói, truyền miệng từ người này sang người kia.
  4. Tất cả các đáp án đều sai

Câu 3: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào mang đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ viết?

  1. Bài báo ghi lại cuộc tọa đàm.
  2. Biên bản ghi lại những lời phát biểu trong cuộc họp.
  3. Lời thuyết trình theo một văn bản chuẩn bị trước.
  4. Đoạn đối thoại của các nhân vật trong tác phẩm văn học.

Câu 4: Ngôn ngữ viết được sự hỗ trợ của yếu tố nào?

  1. Nét mặt
  2. Cử chỉ
  3. Dấu câu
  4. Điệu bộ

Câu 5: Dòng nào nêu nhận xét đúng nhất về các câu văn vần trong truyện Tấm Cám ?

  1. Là văn bản (ngôn ngữ) nói.
  2. Là văn bản (ngôn ngữ) viết.
  3. Là văn bản (ngôn ngữ) nói được ghi lại bằng chữ viết.
  4. Là văn bản (ngôn ngữ) viết được trình bày bằng hình thức nói.

Câu 6: Nhận xét nào về các câu văn vần trong truyện Tấm Cám chưa chính xác?

  1. Có người nói và người nghe.
  2. Người nghe không có mặt.
  3. Được thể hiện bằng âm thanh và ngữ điệu.
  4. Ngôn ngữ tự nhiên, trau chuốt.

 

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm):  Dưới đây là một trích đoạn trong cuộc trò chuyện giữa phóng viên và nhà văn Nguyễn Ngọc Tư:

– Chị thích điều gì nhất ở con người?

– Chà, câu hỏi này mênh mông ghê. Tôi thích nụ cười nở trên gương mặt của một con người có tấm lòng nhân hậu. Nhiêu đó đủ rồi.

Đặc điểm nổi bật nào của ngôn ngữ nói được thể hiện trong đoạn trích?

 

Câu 2 (2 điểm): Có những trường hợp ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết. Lấy ví dụ và chỉ ra những dấu hiệu nhận biết ngôn ngữ nói trong các trường hợp đó.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

C

A

C

C

C

B

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2  điểm)

– Trong câu trả lời của Nguyễn Ngọc Tư, có những phương tiện ngôn ngữ đặc trưng của ngôn ngữ nói, đó là các từ cảm thán như “chà”, “ghê” hay từ địa phương như “nhiêu”.

2

Câu 2

(2  điểm)

- Có nhiều trường hợp ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết. Ví dụ: em có thể lấy một đoạn phim (có hội thoại) trên mạng có phụ đề, đó chính là ngôn ngữ nói đang được ghi lại bằng chữ viết. Sau đó dựa vào kiến thức đã học để chỉ ra đặc điểm của ngôn ngữ nói trong đoạn phim đó.

2

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trong nói và viết, cần tránh hiện tượng nào?

  1. Ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết.
  2. Ngôn ngữ viết được trình bày lại bằng lời nói.
  3. Dùng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết đúng lúc, đúng chỗ.
  4. Dùng những yếu tố đặc thù của ngôn ngữ viết khi nói.

Câu 2: Điểm khác biệt rõ nhất giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết về phương tiện vật chất là gì?

  1. Có sự phối hợp giữa âm thanh với các phương tiện phi ngôn ngữ.
  2. Có sự xuất hiện trực tiếp của người nghe.
  3. Ngôn ngữ tự nhiên, ít trau chuốt.
  4. Sử dụng các yếu tố dư, thừa, lặp.

Câu 3: Có ý kiến cho rằng: So với ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết được lựa chọn rất kĩ càng, chính xác và có sự điều chỉnh nên sai sót gặp phải sẽ ít hơn. Cách truyền đạt tới người tiếp nhận cũng sẽ được cụ thể, người đọc có thể đọc đi đọc lại nhiều lần, đúng hay sai?

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 4: Nhận xét nào sau đây không phải nói về đặc điểm diễn đạt của đoạn văn trên?

  1. Từ ngữ tự nhiên
  2. Từ ngữ chọn lọc
  3. Từ ngữ có tính khẩu ngữ
  4. Dùng hình thức tỉnh lược

Câu 5: Ngôn ngữ nói rất đa dạng về ngữ điệu: giọng nói có thể cao hay thấp, nhanh hay chậm, mạnh hay yếu, liên tục hay ngắt quãng. Ý kiến trên đúng hay sai?

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 6: Ngôn ngữ nói không được sử dụng tiếng lóng, giản lược, đúng hay sai?

  1. Sai
  2. Đúng

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Lời thoại của nhân vật trong đoạn trích dưới đây có những đặc điểm nào của ngôn ngữ nói?

– Tươm rồi đấy, anh – Cô gái nói trong bóng tối.

- Cám ơn nhé, Nhật Giang!

Cô gái trở lại với nỗi ngạc nhiên:

- Ô kìa. Ừ nhỉ, sao anh biết tên em?

Tôi cười, không đáp.

– À, em biết rồi. Anh toạ độ chứ gì mà. Các anh bộ đội chuyên thế. Cứ gọi: Lan, Hằng, Liên, Oanh thế nào cũng trúng, chứ gì?

– Nhưng Giang, lại Nhật Giang nữa, chắc không có hai người tên như thế đâu, đoán mò sao được.

 

Câu 2 (2 điểm): “Dậy đi em, dậy đi em ơi!

Dậy giũ áo kẻo bọ,

Dậy phủi áo kẻo lấm!

Đầu bù anh chải cho,

Tóc rối đưa anh búi hộ!”

Lời của nhân vật trong đoạn trích trên có mang đặc điểm của ngôn ngữ nói không? Vì sao?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

D

B

A

B

A

A

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

Một số đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ nói:

- Có sự luân phiên lượt lời giữa hai nhân vật

- Sử dụng các phụ từ, trợ từ, thán từ: rồi đấy, nhé, ô kìa, ừ nhỉ, à, chứ gì mà,…

- Sử dụng lớp từ mang tính khẩu ngữ: tươm, chuyên, đoán mò,…

- Câu cú tỉnh lược: Tươm rồi đấy,…

- Lời nói tạo cho người nghe cảm giác về giọng điệu, ngữ điệu; lời nói có sức biểu cảm cao.

2

Câu 2

(2 điểm)

Đây là lời của chàng trai nói với cô gái. Mặc dù lời nói đã được biến đổi để phù hợp với tính chất là câu thơ nhưng nó vẫn giữ được một số đặc điểm điển hình của ngôn ngữ nói như sử dụng từ mang tính khẩu ngữ “ơi”, sử dụng các câu mệnh lệnh,…

2

=> Giáo án Ngữ văn 11 chân trời Bài 3 Thực hành tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay