Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 chân trời Bài 8 Văn bản 1: Nguyệt cầm

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Bài 8 Văn bản 1: Nguyệt cầm. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT –

NGUYỆT CẦM

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1 :Hình ảnh “mỗi giọt rơi tàn” gợi tả điều gì?

  1. Ánh nắng vương trên lá
  2. Giọt sương trên lá buổi sớm
  3. Ánh trăng buông xuống như những giọt lệ sầu thương.
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 2:Từ “nhập” trong câu thơ “Trăng nhập vào đây cung nguyệt lạnh” thể hiện điều gì?

  1. Gợi sự khác biệt của trăng - đàn
  2. Gợi ra sự giao hòa của trăng- đàn
  3. Gợi không khí buồn bã nơi cảnh vật
  4. Đáp án khác

Câu 3: Câu thơ “Bốn bề ánh nhạc: biển pha lê” có gì mới?

  1. Phá vỡ quy tắc ngôn ngữ
  2. Đảo ngữ
  3. Lặp cấu trúc
  4. Không đáp án nào đúng

Câu 4: Câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

“Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần

Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm

Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân”

  1. Biện pháp đối
  2. Biện pháp lặp cấu trúc
  3. Biện pháp đảo ngữ
  4. Biện pháp nhân hóa

Câu 5: Xuân Diệu đã có đóng góp đáng kể cho phong trào thơ mới giai đoạn nào?

  1. 1930 - 1945
  2. 1945 - 1950
  3. 1960 - 1975
  4. Một đáp án khác

Câu 6: Tên loại đàn được tác giả Xuân Diệu nhắc đến trong bài?

  1. Đàn bầu
  2. Đàn nhị
  3. Đàn nguyệt
  4. Đàn tơ rưng

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Giải thích nhan đề “Nguyệt Cầm” của tác giả Xuân Diệu?

Câu 2 (2 điểm): Nêu tên và cho biết tác dụng của các biện pháp tu từ có trong câu thơ “Sương bạc làm thinh, khuya nín thở” của bài Nguyệt cầm?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

C

B

A

D

D

C

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2  điểm)

- “Nguyệt” có nghĩa là trăng, “Cầm” có nghĩa là cây đàn vì vậy Nguyệt cầm có nghĩa là cây đàn nguyệt.

- Cây đàn nguyệt là một loại nhạc cụ dây gẩy xuất xứ từ Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam, trong Nam còn gọi là đờn kìm. Loại đàn này có hộp đàn hình tròn như mặt trăng nên mới có tên là “đàn nguyệt”

1

 

 

 

1

Câu 2

(2  điểm)

Biện pháp tu từ: Nhân hóa. Nhân hóa hình ảnh “sương bạc”; “khuya” cũng có hành động như con người: làm thinh; nín thở.

 Tác dụng của biện pháp tu từ: giúp câu thơ trở nên gợi hình, gợi cảm. Khắc họa hình ảnh thiên nhiên một các gần gũi, sinh động và giàu sức sống. Qua đó, thể hiện sự cảm nhận tinh tế, tâm trạng sầu não của tác giả trong đêm trăng.

1

 

 

 

 

 

1

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ý nghĩa của câu thơ :

“ Lung linh bóng sáng bỗng rùng mình

Vì nghe nương tử trong câu hát

Đã chết đem rằm theo nước xanh”.

  1. Nỗi niềm cảm hoài tiếc thương kiếp người tài hoa nhưng bạc mệnh
  2. Diễn tả nỗi sợ hãi chuyển đổi giác từ thính giác sang cảm giác. Từ âm thanh đến mức rùng mình.
  3. Cả 2 đáp án trên đều đúng
  4. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 2: Câu thơ “Đã chết đêm rằm theo nước xanh” liên tưởng đến nhân vật nào?

  1. Thúy Kiều
  2. Đạm Tiên
  3. Chiêu Quân

D.Tây Thi

Câu 3: Giá trị nội dung bài thơ Nguyệt cầm là gì?

  1. Thể hiện sự giao cảm giữa hương sắc và thanh âm giữa đất trời và cỏ cây, vũ trụ và con người, giữa trần gian và âm cảnh
  2. Thể hiện niềm thương tiếc với số phận những con người bất hạnh trong cuộc đời
  3. Thể hiện sự đau đáu về những kiếp người tài hoa bạc mệnh và nỗi niềm mong mỏi được cứu rỗi
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 4: Câu thơ “Long lanh tiếng sỏi vang vang hận” sử dụng biện pháp tu từ nào?

  1. Đảo ngữ
  2. Ẩn dụ
  3. Đối
  4. Hoán dụ

Câu 5: Tiếng đàn cất lên trong khoảng thời gian nào ?

  1. Trong buổi trưa
  2. Buổi chiều tà
  3. Đêm khuya
  4. Buổi sáng

Câu 6: Câu thơ “Đã chết đêm rằm theo nước xanh” liên tưởng đến nhân vật nào?

  1. Thúy Kiều
  2. Đạm Tiên
  3. Chiêu Quân
  4. Tây Thi

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Nêu cách hiểu của các anh chị về tình cảm của tác giả được thể hiện trong câu “Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần”?

Câu 2 (2 điểm): Theo anh, chị nhà thơ Xuân Diệu muốn bộc lộ tâm trạng gì khi viết:

Bốn bề ánh nhạc: biển pha lê

Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

C

D

D

A

C

C

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

Qua câu thơ” Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần” thể hiện tâm trạng buồn thương, đầy suy tư, cảm xúc của tác giả. Kết hợp với cách ngắt nhịp 2/2/3, lại càng như làm nổi bất nét u sầu, nhiều tâm sự của người thi sĩ.

2

Câu 2

(2 điểm)

Khi viết “Bốn bề ảnh nhạc: biển pha lê” nhà thơ Xuân Diệu muốn bộc lộ tâm sự về cảm giác chơi vơi trước một khung cảnh mênh mông, rộng lớn và vô định. Con người thì nhỏ bé với kiếp số hữu hạn mà cuộc sống là vô tận. Nhận thức được sự nhỏ bé, bế tắc của bản thân, nhà thơ khao khát muốn tìm kiếm những điều tinh tế, giao cảm với đời.

2

=> Giáo án Ngữ văn 11 chân trời Bài 8 Văn bản 1: Nguyệt Cầm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay