Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 chân trời Bài 6 Thực hành tiếng Việt

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Bài 6 Thực hành tiếng Việt. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT –

BÀI 6: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Làm sao để nhận ra những hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ trong sáng tác văn học?

  1. Phải nắm vững những quy ước ngôn ngữ có tính chuẩn mực của tiếng việt
  2. Thực hiện đối chiếu, so sánh các phương án sử dụng ngôn ngữ khác nhau
  3. Cả hai đáp án trên đều sai
  4. Cả hai đáp án trên đều đúng

Câu 2: Các hiện tượng phá vỡ quy tắc  ngôn ngữ thông thường trong sáng tác văn học gồm?

  1. Tạo ra những kết hợp từ trái logic nhằm lạ hóa đối tượng được nói đến
  2. Sử dụng hình thức đảo ngữ để nhấn mạnh một đặc điểm nào đó của đối tượng miêu tả, thể hiện
  3. Cung cấp nét nghĩa mới cho từ  ngữ nhằm đưa đến phát hiện bất ngờ về đối tượng được đề cập. Đồng thời bổ sung chức năng mới cho dấu câu khi trình bày văn bản trên giấy.
  4. Tất cả 3 phương án trên

Câu 3: Chỉ ra hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ trong hai câu thơ sau:

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

  1. Sử dụng hình thức đảo ngữ
  2. Tạo ra sự kết hợp trái logic để lạ hóa đối tượng
  3. Cung cấp nét nghĩa mới cho từ ngữ
  4. Bổ sung chức năng mới cho dấu câu

Câu 4: Theo em lí do vì sao cụm từ “sâu chót vót” trong bài thơ Tràng giang lại  gây ấn tượng mạnh cho người đọc?

  1. Là một sự kết hợp trái logic khi không lấy từ đo độ cao mà lấy từ đo độ sâu để diễn tả sự rợn ngợp của con người trước không gian
  2. Vì sử dụng từ láy chót vót để diễn tả độ sâu thăm thẳm
  3. Sử dụng đảo ngữ
  4. Không đáp án nào đúng

Câu 5: Dấu hai chấm trong câu “Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa”  có tác dụng gì?

  1. Thể hiện quan hệ nhân quả bóng chiều nặng phủ lên cánh chim khiến nó nghiêng lệch đi. Từ đó cho thấy bóng chiều sa xuống đổ ụp xuống mặt đất
  2. Thể hiện quan hệ giải thích: cánh chiêm phải lệch đi vì ánh chiều đang sa xuống đè nặng lên đôi vai của nó.
  3. Cả hai đáp án trên đều đúng
  4. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 6: Khi giải thích "Cầu hôn: xin được lấy làm vợ" là đã giải thích nghĩa của từ bằng cách nào?

  1. Dùng từ đồng nghĩa với từ cần được giải thích.
  2. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
  3. Kết hợp giữa dùng từ đồng nghĩa với trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
  4. Dùng từ trái nghĩa với từ được giải thích.

 

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Hiện tượng đảo trật tự từ ngữ là gì? Cho ví dụ?

Câu 2 (2 điểm):Chỉ ra hiện tượng mở rộng khả năng kết hợp của từ trong các đoạn trích sau và phân tích tác dụng biểu đạt của những cách diễn đạt này:

  1. a)                            Nắng đã vàng hanh như phấn bay,

Đã nghe tiếng sếu vọng sông gày.

Trước sân mây trắng về đông lắm,

Em ở xa nhà, em có hay.

(Vũ Quần Phương, Nắng đã hanh)

  1. b) Vào một chiều trung tuần tháng Giêng, chàng trai ấy lang thang trong những ngõ hẻm làng. Chàng đi không mục đích, hồn lặng thấm cái êm ả lắng tự vòm trời trắng hơi biêng biếc như dát bạc, cái êm ả của những cuối ngày thôn dã.

(Bùi Hiển, Chiều sương)

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

D

D

A

A

C

B

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2  điểm)

- Đảo trật tự từ ngữ so với trật tự từ ngữ thông thường được dùng với mục đích nhấn mạnh, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.

- Ví dụ:                      Cây bưởi sau nhà ngan ngát hương đưa.

                                                                     (Phan Thị Thanh Nhàn, Hương thầm)

Nếu so sánh hai cách diễn đạt “hương đưa ngan ngát” (trật tự thông thường) và “ngan ngát hương đưa” (trật tự đã thay đổi), chúng ta sẽ thấy cách diễn đạt thứ hai giàu sức biểu cảm hơn đồng thời cũng giàu nhạc tính hơn.

1

 

 

 

 

1

Câu 2

(2  điểm)

a) Trong đoạn trích này, ta có thể thấy sự mở rộng khả năng kết hợp của từ để biểu thị ý nghĩa chi tiết. Cụ thể, từ "vàng" và "hanh" được kết hợp để hình thành thành ngữ "vàng hanh" để mô tả màu sắc của ánh nắng. Từ "vọng" và "gày" được kết hợp để hình thành thành ngữ "vọng sông gày" để mô tả một cảnh vật thiên nhiên. Đây là những cách diễn đạt hình ảnh sống động giúp tác giả tạo ra hình ảnh sắc nét trong trí tưởng tượng của người đọc, tăng tính thẩm mỹ và sinh động cho đoạn thơ.

b) Trong đoạn trích này, có hiện tượng mở rộng khả năng kết hợp của từ thông qua việc sử dụng những từ ngữ mô tả hình ảnh cụ thể, ví dụ như “ngõ hẻm”, “hồn lặng thấm”, “êm ái”, “vòm trời trắng hơi biêng biếc như dát bạc”. Những cách diễn đạt này giúp cho độc giả có thể hình dung được cảnh vật và cảm nhận tình trạng tâm trạng của nhân vật chính, từ đó tạo ra một sự chân thực và sâu sắc cho tác phẩm.

1

 

 

 

 

1

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cách giải thích thế nào về nghĩa của từ không đúng?

  1. Đọc nhiều lần là từ cần được giải thích
  2. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
  3. Dùng từ đồng nghĩa để giải thích
  4. Dùng từ trái nghĩa để giải thích

Câu 2: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau : Nó...cô giáo mắng vì tội không làm bài tập."

  1. Được
  2. Bị
  3. Đã
  4. Không đáp án nào đúng

Câu 3: Khi giải thích nghĩa của từ trung niên: người đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa già, được giải thích theo cách nào?

  1. Dùng từ trái nghĩa với từ được giải thích
  2. Dùng từ đồng nghĩa với từ được giải thích
  3. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
  4. Miêu tả hành động kết hợp với trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

Câu 4: Học lỏm có nghĩa là?

  1. nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo, chứ không được ai trực tiếp dạy bảo.
  2. học và luyện tập để có hiểu biết và có kỹ năng.

C.học văn hóa có thầy, có chương trình, có hướng dẫn (nói một cách khái quát)

  1. tìm tòi, hỏi han để học tập.

Câu 5: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau : Tôi nghĩ bài kiểm tra sáng nay...rồi, chắc không được nổi 5 điểm."

  1. Hỏng
  2. Tốt
  3. Hoàn hảo

Câu 6: Câu thơ nào dưới đây thể hiện hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong sáng tác văn học?

  1. Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
  2. Lòng quê rờn rợn vời con nước
  3. Thân em vừa trắng lại vừa tròn
  4. Tất cả đáp án trên

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Hiện tượng mở rộng khả năng kết hợp của từ là gì? Cho ví dụ?

 

Câu 2 (2 điểm): Tìm hiện tượng đảo trật tự từ ngữ trong các trường hợp sau và phân tích tác dụng của các hiện tượng này?

  1. a)                             Cây bưởi nhà mình đãng trí

Bỏ quên năm ngoái mùa hoa

Bỏ quên năm ngoái mùa hoa

Năm nay bưởi chừng hối tiếc

(Trần Lê Văn, Hơi sức của cây)

  1. b) Nhưng trên mặt biển, ùn ùn từ đâu đến – dân chào bảo từ Thủy phủ đùn lên – một đám sương mù dày đặc, mang vị mặn và hơi lạnh thấm thía.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

Ở hiện tượng này, từ ngữ được cung cấp thêm những khả năng kết hợp mới tạo ra những kết hợp từ vô cùng độc đáo, nhằm tăng hiệu quả diễn đạt.

Ví dụ:                          Đàn cò áo trắng

Khiêng nắng

Qua sông

(Trần Đăng Khoa, Em kể chuyện này)

1

 

 

1

Câu 2

(2 điểm)

a) Hiện tượng đảo trật từ trong câu: từ "mùa hoa" đảo với "năm ngoái". Điều này giúp nhấn mạnh thời gian mà cây bưởi quên nở hoa - năm ngoái. Qua đó cũng giúp câu thơ trở nên sinh động, hấp dẫn và lôi cuốn hơn.

b) Hiện tượng đảo trật tự từ trong câu:  "ùn ùn từ đâu đến - dân chài bảo từ Thủy phủ đùn lên - một đám sương mù dày đặc" có câu gốc là "một đám sương mù dày đặc ùn ùn từ đâu đến, dân chài bào từ Thủy phủ đùn lên". Sự đảo trật tự từ này giúp câu trở nên hấp dẫn hơn, làm tăng tính nghệ thuật của văn bản. Nó cũng có thể giúp tạo ra hiệu ứng nổi bật và độc đáo, thu hút sự chú ý của độc giả. 

1

 

 

 

1

=> Giáo án Ngữ văn 11 chân trời Bài 6 Thực hành tiếng việt: Một số hiện tượng phá vỡ những nguyên tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay