Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 chân trời Bài 9 Văn bản 1: Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Bài 9 Văn bản 1: Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT –

NGÔI NHÀ TRANH CỦA CỤ PHAN BỘI CHÂU Ở BẾN NGỰ

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Khu lưu niệm Ông già Bến Ngự của cụ Phan Bội Châu nay thuộc địa danh nào?

  1. Số 15 đường Phan Bội Châu thành phố Huế
  2. Số 25 đường An Cựu thành phố Huế
  3. Số 27 đường Phan Bội Châu thành phố Huế
  4. Số 17 đường Phan Châu Trinh thành phố Huế

Câu 2: Dòng nào dưới đây miêu tả đúng nhất về căn nhà của cụ Phan Bội Châu?

  1. Rộng rãi thoáng đãng
  2. Sơ sài, giản đơn
  3. Căn nhà cuối đường với 2  trụ gỗ sơ sài
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 3: Nhân vật Tuấn có tâm trạng gì khi sắp sửa được diện kiến cụ Phan Bội Châu?

  1. Hồi hộp
  2. Sợ hãi
  3. Vui vẻ hớn hở
  4. Lo âu

Câu 4: Nhân vật Tuấn đã miêu tả cụ Phan Bội Châu với dáng vẻ ra sao?

  1. Một chòm râu phong phú, mắt đeo kính trắng, vòm trán cao vút tận đỉnh đầu
  2. Mặc áo dài nâu
  3. Bước đi thư thả, da mặt hồng hào
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 5: Nhân vật Quỳnh theo học trường nào?

  1. Trường Quốc học
  2. Trường Pe-lơ- ranh
  3. Trường Cố đạo
  4. Trường Phan Bội Châu

Câu 6: Hai quyển sách cụ Phan Bội Châu đưa cho Tuấn và Quỳnh lần lượt có tên là:

  1. Nam Quốc Dân tu trí
  2. Nữ Quốc Dân tu trí
  3. Cả hai đáp án trên đều đúng
  4. Cả hai đáp án trên đều sai

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Nhân vật Phan Bội Châu và ngôi nhà của cụ được miêu tả qua ngôi kể nào và điểm nhìn của ai? Ngôi kể và điểm nhìn ấy có ưu thế gì so với việc sử dụng các ngôi kể, điểm nhìn khác?

Câu 2 (2 điểm): Trong bài Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự,  Vì sao Tuấn “hoàn toàn thỏa mãn” trong ngày đầu tiên đến Huế?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

A

D

A

D

B

C

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2  điểm)

- Nhân vật Phan Bội Châu và ngôi nhà của cụ được miêu tả qua ngôi kể thứ ba và điểm nhìn của tác giả.

- Việc sử dụng ngôi kể thứ ba và điểm nhìn của tác giả mang đến ưu điểm là giúp độc giả có cái nhìn tổng quan và khách quan hơn về nhân vật và không gian sống của ông. Nó cũng mang đến cho tác giả sự tự do trong việc diễn tả chi tiết và cảm nhận về nhân vật và không gian, đồng thời giúp xây dựng được tình tiết và nội dung cho tác phẩm.

1

 

 

 

1

Câu 2

(2  điểm)

Tuấn "hoàn toàn thỏa mãn" trong ngày đầu tiên đến Huế bởi vì:

- Được chiêm ngưỡng dung nhan của cụ

- Được vinh dự hầu chuyện trên ba tiếng đồng hồ với cụ

- Được cụ hỏi han, khuyên bảo

=> Cụ là tấm gương, là đấng chí tôn mà Tuấn vô cùng ngưỡng mộ và kính trọng. Vì vậy gặp được cụ, được nói chuyện và được cụ hỏi han khuyên bảo là niềm vui, niềm vinh dự nhất của Tuấn.

2

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Qua lời của nhân vật Tuấn, cụ Phan Bội Châu hiện lên như thế nào?

  1. “chòm râu phong phú, mắt đeo kính trắng, vòm trán cao vút tận đỉnh đầu”
  2. bước đi thư thả, tay mặt chống ba toong….- tay trái hơi cong, bàn tay lấp dưới tà áo nâu dài”
  3. “trông cụ không khác nào một vị tiên lão da mặt hồng hào, đang bước thung dung ở dưới bóng cây”
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 2. Vì sao Tuấn “hoàn toàn thỏa mãn” trong ngày đầu tiên đến Huế?

  1. Vì Tuấn đã gặp được người tri kỉ của mình
  2. Vì Tuấn được đi thăm rất nhiều cảnh đẹp
  3. Vì Tuấn được đến thăm cụ Phan Bội Châu như mong đợi từ lâu
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 3: Nhân vật Phan Bội Châu và ngôi nhà của cụ được miêu tả qua ngôi kể nào và điểm nhìn của ai?

  1. Ngôi thứ ba, điểm nhìn từ nhân vật Tuấn
  2. Ngôi thứ ba, điểm nhìn từ nhân vật Quỳnh
  3. Ngôi thứ ba, điểm nhìn từ tác giả
  4. Đáp án khác

Câu 4: Tác dụng của việc kết hợp giữa phi hư cấu với hư cấu trong văn bản là gì?

  1. Giúp tăng tính thuyết phục của văn bản
  2. Giúp cho tác giả có nhiều tùy chọn hơn trong việc sáng tác.
  3. Giúp cho việc truyền đạt thông điệp của tác giả được hiệu quả hơn.
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 5: Nội dung chính của văn bản là gì?

  1. Nói về hành trình khám phá những nền văn hóa mới của Tuấn và Quỳnh
  2. Nói về hành trình khám phá những vùng đất mới của Tuấn
  3. Thể hiện niềm kính trọng của tác giả nói riêng và của toàn dân tộc nói riêng đối với Phan Bội Châu – một nhà yêu nước lỗi lạc
  4. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 6: Ý nghĩa đằng sau 2 bức tranh Cá chậu – chim lồng được treo ở phòng sách của cụ Phan là gì?

  1. Ẩn ý về cuộc sống bị thực dân Pháp giam lỏng của cụ tại Huế
  2. Thể hiện niềm đam mê hội họa bất tận của cụ Phan
  3. Thể hiện niềm yêu thích khám phá văn hóa dân gian của cụ Phan
  4. Một đáp án khác

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Em hãy nêu tác dụng của việc kết hợp giữa phi hư cấu với hư cấu trong bài Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự?

Câu 2 (2 điểm): Em có nhận xét gì về hoàn cảnh sống của “ông già Bến Ngự” trong những năm tháng cuối đời?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

D

C

A

D

C

A

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

Sự kết hợp giữa phi hư cấu và hư cấu trong văn bản có thể mang lại nhiều tác dụng đáng kể như:

- Kết hợp các yếu tố phi hư cấu như các số liệu thống kê, thông tin chính thức cùng các yếu tố hư cấu như câu chuyện, hoàn cảnh, nội dung sẽ tăng tính thuyết phục của văn bản.

- Một văn bản kể về những câu chuyện và hoàn cảnh có thật có thể tạo ra một sự chân thực và động viên đối với độc giả.

- Việc kết hợp giữa phi hư cấu và hư cấu có thể tạo ra một bức tranh hoàn chỉnh, đa dạng về cảm xúc và sự phong phú về hình ảnh, giúp nâng cao tính thẩm mỹ của văn bản.

- Kết hợp giữa hai yếu tố phi hư cấu và hư cấu trong văn bản có thể tạo ra những ý tưởng và cách tiếp cận mới, mang đến cho độc giả một trải nghiệm đọc khác biệt và độc đáo.

- Kết hợp văn học và khoa học có thể cho phép tác giả đưa ra các suy nghĩ sâu sắc hơn về các vấn đề cụ thể và mang lại nhiều giá trị ý nghĩa cho độc giả.

2

Câu 2

(2 điểm)

- Cụ sống bình yên bên căn nhà tranh vách đất ba gian tại dốc Bến Ngự, tượng trưng cho ba kỳ (Bắc – Trung – Nam)

- Ngôi nhà này được cụ dùng làm nơi ăn ở, diễn thuyết, dạy học trò, sáng tác văn thơ và gặp gỡ bạn hữu cuối đời. Năm 1925 cụ Phan Bội Châu bị bắt ở Thượng Hải (Trung Quốc). Thực dân Pháp lén lút đưa về Hà Nội. Nhân dân cả nước đấu tranh đòi ân xá cho cụ. Cụ bị giam lỏng ở Huế 15 năm.

1

 

 

 

1

=> Giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 chân trời Bài 9 Văn bản 1: Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay