Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 chân trời Bài 9 Thực hành tiếng Việt

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Bài 9 Thực hành tiếng Việt. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT –

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Có mấy lỗi về thành phần câu?

  1. Câu thiếu thành phần nòng cốt
  2. Sắp xếp sai vị trí thành phần câu
  3. Thiếu vế câu
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 2: Chỉ ra lỗi sai thành phần câu của câu “Bằng những khảo sát đáng tin cậy đã chỉ ra rằng, các con sông lớn đang dần dần khô cạn”.

  1. Lỗi thiếu chủ ngữ
  2. Lỗi thiếu vị ngữ
  3. Lỗi thiếu cả chủ cả vị ngữ
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 3: Câu “Chúng ta, những học sinh dưới mái trường xã hội chủ nghĩa” sai ở đâu?

  1. Thiếu thành phần vị ngữ
  2. Thiếu thành phần chủ ngữ
  3. Sai trật tự sắp xếp các thành phần
  4. Tất cả đáp án trên đều không đúng

Câu 4: Khi giải thích nghĩa của từ trung niên: người đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa già, được giải thích theo cách nào?

  1. Dùng từ trái nghĩa với từ được giải thích
  2. Dùng từ đồng nghĩa với từ được giải thích
  3. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
  4. Miêu tả hành động kết hợp với trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

Câu 5: Học lỏm có nghĩa là?

  1. nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo, chứ không được ai trực tiếp dạy bảo.
  2. học và luyện tập để có hiểu biết và có kỹ năng.

C.học văn hóa có thầy, có chương trình, có hướng dẫn (nói một cách khái quát)

  1. tìm tòi, hỏi han để học tập.

Câu 6: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau : Tôi nghĩ bài kiểm tra sáng nay...rồi, chắc không được nổi 5 điểm."

  1. Hỏng
  2. Tốt
  3. Hoàn hảo

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Hãy chỉ ra lỗi sai về thành phần câu trong những câu dưới đây:

  1. a) Nhanh lên một tý! (Lê Minh Khuê)
  2. b) Trong buổi chào cờ đã tuyên dương nhiều học sinh chăm ngoan của trường.

 

Câu 2 (2 điểm): Từ những lỗi thường mắc trong tiếng Việt, em hãy nêu nguyên nhân người nước ngoài thường mắc lỗi ngữ pháp khi học tiếng Việt?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

D

A

A

C

A

A

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2  điểm)

a) Thiếu thành phần chủ ngữ.

b) Thiếu thành phần chủ ngữ.

1

1

Câu 2

(2  điểm)

Lỗi ngữ pháp là do không hiểu, không nắm vững quy tắc kết cấu ngữ pháp tiếng Việt dẫn đến dùng không đúng một số đơn vị ngữ pháp, và cuối cùng người học mắc lỗi ngữ pháp trong việc tổ chức câu.

Đối với những ngôn ngữ biến hình như tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp…trật tự từ thường biểu thị nghĩa tình thái của câu (nghĩa tường thuật, nghi vấn, cảm thán…). Ví dụ: (1) You are teacher. (You: nghĩa tường thuật). (2) Are you a teacher? (You: nghĩa nghi vấn). Lỗi ngữ pháp thường xuất hiện trong những ngôn ngữ này là ở các phạm trù như thời, thể, giới từ, giống, số, cách,…Người Việt học tiếng Anh thì việc dùng sai hoặc nhầm lẫn giữa các thì, hay số ít số nhiều là điều hết sức bình thường, bởi vì trong ngữ pháp tiếng không có phạm trù “thì” …Tương tự điều đó cũng sẽ gây cản trở đến người nước ngoài học tiếng Việt.

1

 

 

 

 

 

1

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Yếu tố “tri” trong từ “tri âm” có nghĩa là gì?

  1. Hiểu biết
  2. Tri thức
  3. Hiểu
  4. Nhìn thấy

Câu 2: Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ?

  1. Nghĩa của từ là nghĩa sự vật mà từ biểu thị
  2. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị
  3. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị
  4. Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị

Câu 3: Khi giải thích "Cầu hôn: xin được lấy làm vợ" là đã giải thích nghĩa của từ bằng cách nào?

  1. Dùng từ đồng nghĩa với từ cần được giải thích.
  2. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
  3. Kết hợp giữa dùng từ đồng nghĩa với trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
  4. Dùng từ trái nghĩa với từ được giải thích.

Câu 4: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau : Xe tôi bị hỏng vì vậy  tôi...đi bộ đi học.

  1. Bị
  2. Được
  3. Cần
  4. Phải

Câu 5: Cách giải thích thế nào về nghĩa của từ không đúng?

  1. Đọc nhiều lần là từ cần được giải thích
  2. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
  3. Dùng từ đồng nghĩa để giải thích
  4. Dùng từ trái nghĩa để giải thích

Câu 6: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau : Nó...cô giáo mắng vì tội không làm bài tập."

  1. Được
  2. Bị
  3. Đã
  4. Không đáp án nào đúng

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Hãy chỉ ra những lỗi sai trong những câu dưới đây:

  1. a) Những bạn học sinh đội nghi thức quần trắng toát, khăn quàng đỏ thắm.
  2. b) Sa Pa điểm du lịch nổi tiếng vùng Tây Bắc.

 

Câu 2 (2 điểm): Trường hợp dưới đây có được xem là mắc lỗi về trật tự từ không? Hãy đưa ra cách sửa lỗi cho trường hợp ấy.

Một bộ phận độc giả đông đảo đã không cảm nhận được cái mới ngay trong thơ Hàn Mặc Tử.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

C

D

B

D

A

B

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

a) Thiếu thành phần vị ngữ

b) Thiếu thành phần vị ngữ

1

1

Câu 2

(2 điểm)

- Trường hợp dưới đây có được xem là mắc lỗi về trật tự từ

- Sửa: Một bộ phận đông đảo độc giả đã không cảm nhận được cái mới trong thơ Hàn Mặc Tử.

 

1

 

1

=> Giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 chân trời Bài 9 TH tiếng Việt: Lỗi về thành phần câu và cách sửa

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay