Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 chân trời Bài 5 Văn bản 1: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Bài 5 Văn bản 1: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT –

VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Những mâu thuẫn cơ bản trong tác phẩm Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài là?

  1. Mâu thuẫn giữa cuộc sống xa hoa, trụy lạc của Lê Tương Dực với cuộc sống khốn khổ của người nông dân

  2. Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật thuần túy của Vũ Như Tô và lợi ích thiết thực của nhân dân

  3. Mâu thuẫn giữa hình thức và nội dung, bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo

  4. Đáp án A và B

Câu 2: Dù bị Lê Tương Dực dọa giết nhưng lúc đầu Vũ Như Tô vẫn không đồng ý xây Cửu Trùng Đài. Vì sao?

  1. Vì ông không muốn có công sức vào công trình quá tốn nhiều của cải vô ích.

  2. Vì ông biết việc xây dựng Cửu Trùng Đài sẽ là tai họa lớn đối với nhân dân

  3. Vì ông không muốn phục vụ hôn quân.

  4. Vì biết mình không đủ tài năng để thực hiện.

 

Câu 3: Lời tựa đề "Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết." thể hiện suy nghĩ gì của tác giả?

  1. Nghĩ về mâu thuẫn giữa Vũ Như Tô và nhân dân.

  2. Giữa khát vọng sáng tạo vẻ đẹp siêu việt, vĩnh cửu, bất tử cho muôn đời với những lợi ích thiết thực ngay trong hiện tại.

  3. Cả hai bên đều có những lí lẽ riêng, chỉ nhìn thấy lợi ích của riêng mình và khiến mâu thuẫn trở nên xung đột trong bạo lực và huỷ diệt.

  4. Tất cả đều đúng.

Câu 4: Ai là người khiến Vũ Như Tô thay đổi quyết định, mượn tay Lê Tương Dực xây Cửu Trùng Đài?

  1. Đan Thiềm

  2. Lê Tương Dực

  3. Trịnh Duy Sản

  4. Nhân dân

 

Câu 5: Nguyên nhân nào dẫn đến mâu thuẫn dân chúng đã đứng lên đấu tranh chống lại triều đình:

  1. Nhân dân muốn lập vị vua mới.

  2. vua quan sống sa đọa, ăn chơi thỏa thích mà đời sống người dân thì cùng cực, nghèo khổ.

  3. Do vua ban hành những chính sách mới không hợp lòng dân.

  4. Do vua chúa nhu nhược, để giặc giã xâm chiếm đất nước

 

Câu 6: Vấn đề mà Nguyễn Huy Tưởng đặt ra trong đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” cũng như tác phẩm “Vũ Như Tô” là gì?

  1. Mối quan hệ giữa quyền lợi giai cấp thống trị với cuộc sống nhân dân.

  2. Khẳng định sự sống còn của chế độ phong quyền gắn liền với quyền lợi của nhân dân.

  3. Mối quan hệ giữa tài năng và đạo đức, giữa lí tưởng cao siêu với thực tế.

  4. Mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống; giữa lí tưởng cao siêu với lợi ích bức thiết của nhân dân.

 

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): rong lời đề tựa kịch Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng viết:

“Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết.

Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm.”

Bằng những hiểu biết về đoạn trích và về vở kịch, em hãy phát biểu ý kiến của mình về lời đề tựa trên.

Câu 2 (2 điểm): Các mâu thuẫn cơ bản của kịch Vũ Như Tô được xây dựng trên những cơ sở nào trong “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

D

B

D

A

B

D

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2  điểm)

– Tựa là thành phần nằm ngoài văn bản của một tác phẩm, được viết ở đầu sách hoặc sau tiêu đề của mỗi chương trong cuốn sách nhằm hướng người đọc vào ý đồ nghệ thuật của tác giả hoặc tư tưởng của tác phẩm. Qua lời đề tựa trên, Nguyễn Huy Tưởng đã chân thành bộc lộ nỗi băn khoăn của mình: Lẽ phải thuộc về Vũ Như Tô hay những kẻ giết Vũ Như Tô? Và ông thú nhận "ta chẳng biết", tức là không thể đưa ra một lời giải đáp thỏa đáng. Qua vở kịch, có thể thấy chân lí không hoàn toàn thuộc về phía nào: việc mất Cửu Trùng Đài vừa nên mùng, vừa nên tiếc. Đồng thời, nhà văn khẳng định: "Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm", tức là vì cảm phục "tài trời", nhạy cảm với bi kịch của những tài năng siêu việt.

2

Câu 2

(2  điểm)

Mâu thuẫn cơ bản của kịch ở hồi V là hai mâu thuẫn:

• Mâu thuẫn trực trực tiếp đó là việc dân chúng đứng lên đấu tranh chống lại triều đình. Mâu thuẫn cơ bản là bắt nguồn từ việc vua quan sống sa đọa, ăn chơi thỏa thích mà đời sống người dân thì cùng cực, nghèo khổ. Mặc cho nhân dân phải chịu những cực khổ như thế nào vua vẫn chà đạp lên những công sức lao động của họ mà hưởng lạc.

• Mâu thuẫn thứ hai chính là mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật thuần túy và về lợi ích thiết thực của việc xây Cửu Trùng Đài giữa mục đích của vua Lê Tương Dực và của Vũ Như Tô. Mâu thuẫn này đã đưa đến cái chết của Vũ Như Tô và Cửu Trùng Đài bị thiêu trụi.

2

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Bi kịch của Vũ Như Tô trong tác phẩm kịch cùng tên là gì?

  1. Muốn cống hiến nhưng không được cống hiến.

  2. Từ chối xây dựng Cửu Trùng Đài nhưng rồi phải xây dựng.

  3. Bi kịch của người nghệ sĩ không giải quyết được mối quan hệ khát vọng nghệ thuật và hiện thực xã hội; giữa người nghệ sĩ và công dân. Bi kịch của Vũ Như Tô

  4. Ông muốn xây dựng và để lại một công trình vĩ đại và bền vững như trăng sao, để cho nhân dân nghìn thu hãnh diện, nhưng bị đập phá và bị giết.

Câu 2: Ngoài tác động của Đan Thiềm, thì nguyên nhân chính khiến Vũ Như Tô đồng ý xây Cửu trùng đài là gì?

  1. Muốn để lại cho đất nước và vua Lê Tương Dực một công trình tuyệt tác

  2. Ông muốn lưu lại tên tuổi mình trong nghìn thu lịch sử.

  3. Ông muốn xây dựng và để lại một công trình vĩ đại và bền vững như trăng sao, để cho nhân dân nghìn thu hãnh diện

  4. Vì ông quá ham danh lợi và quyền lực.

 

Câu 3: Nguyên nhân nào dẫn đến mâu thuẫn dân chúng đã đứng lên đấu tranh chống lại triều đình:

  1. Nhân dân muốn lập vị vua mới.

  2. vua quan sống sa đọa, ăn chơi thỏa thích mà đời sống người dân thì cùng cực, nghèo khổ.

  3. Do vua ban hành những chính sách mới không hợp lòng dân.

  4. Do vua chúa nhu nhược, để giặc giã xâm chiếm đất nước.

Câu 4: Vì sao Vũ Như Tô thất bại, không thể xây xong Cửu Trùng Đài?

  1. Vũ Như Tô không đủ tài năng

  2. Vũ Như Tô không đủ nguồn lực xây Cửu Trùng Đài

  3. Cửu Trùng Đài không phục vụ cho lợi ích của nhân dân, xây Cửu Trùng Đài khiến nhân dân đói khổ, lầm than

  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 5: “Vũ Như Tô” là tác phẩm kịch thuộc đề tài gì

  1. Tình yêu

  2. Lịch sử

  3. Tình bạn

  4. Thiên nhiên

 

Câu 6: Ý nào sau đây SAI?

  1. Mâu thuẫn giữa nhân dân với bọn hôn quân bạo chúa cùng phe cánh của chúng đã được giải quyết triệt để theo quan niệm của nhân dân

  2. Cửu Trùng Đài bị đốt

  3. Vũ Như Tô đến lúc chết đã nhận ra sai lầm của mình

  4. Mâu thuẫn giữa quan điểm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của Vũ Như Tô với lợi ích của nhân dân chưa được giải quyết triệt để

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống được thể hiện như thế nào thông qua đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”?

Câu 2 (2 điểm): Em hiểu “bệnh Đan Thiềm” là gì thông qua đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

C

C

B

C

B

C

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

Nghệ thuật cần phải bắt nguồn từ cuộc sống.

Quan niệm: Nghệ thuật vị nhân sinh

1

1

Câu 2

(2 điểm)

Bệnh Đan Thiềm chính là sự say mê tài năng siêu việt của người nghệ sĩ sáng tạo ra cái đẹp.

2

=> Giáo án Ngữ văn 11 chân trời Bài 5 Đọc 1: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay