Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 chân trời Bài 5 Thực hành tiếng Việt

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Bài 5 Thực hành tiếng Việt. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT –

BÀI 5: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trong nói và viết, cần tránh hiện tượng nào?

  1. Ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết.

  2. Ngôn ngữ viết được trình bày lại bằng lời nói.

  3. Dùng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết đúng lúc, đúng chỗ.

  4. Dùng những yếu tố đặc thù của ngôn ngữ viết khi nói.

Câu 2: Nhận xét nào về các câu văn vần trong truyện Tấm Cám chưa chính xác?

  1. Có người nói và người nghe.

  2. Người nghe không có mặt.

  3. Được thể hiện bằng âm thanh và ngữ điệu.

  4. Ngôn ngữ tự nhiên, trau chuốt.

Câu 3: Dòng nào nêu nhận xét đúng nhất về các câu văn vần trong truyện Tấm Cám ?

  1. Là văn bản (ngôn ngữ) nói.

  2. Là văn bản (ngôn ngữ) viết.

  3. Là văn bản (ngôn ngữ) nói được ghi lại bằng chữ viết.

  4. Là văn bản (ngôn ngữ) viết được trình bày bằng hình thức nói.

 

Câu 4: Điểm khác biệt rõ nhất giữa ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói về đặc điểm diễn đạt là gì?

  1. Sử dụng các từ ngữ phù hợp với từng phong cách.

  2. Diễn đạt chặt chẽ, rõ ràng, trong sáng.

  3. Sử dụng câu dài với nhiều thành phần câu.

  4. Từ ngữ có tính biểu cảm cao.

 

Câu 5 Từ ngữ trong ngôn ngữ viết có đặc điểm gì?

  1. Từ ngữ được lựa chọn, thay thế nên có điều kiện đạt được tính chính xác, tránh các từ ngữ địa phương, tiếng lóng, tiếng tục.

  2. Từ ngữ được thoải mái viết theo ý thích của người biên soạn.

  3. Từ ngữ được quy định theo từng địa phương, không thống nhất.

D.Tất cả các đáp án trên

Câu 6: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào mang đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ viết?

  1. Bài báo ghi lại cuộc tọa đàm.
  2. Biên bản ghi lại những lời phát biểu trong cuộc họp.
  3. Lời thuyết trình theo một văn bản chuẩn bị trước.
  4. Đoạn đối thoại của các nhân vật trong tác phẩm văn học

 

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Dưới đây là một trích đoạn trong cuộc trò chuyện giữa phóng viên và nhà văn Nguyễn Ngọc Tư:

– Chị thích điều gì nhất ở con người?

– Chà, câu hỏi này mênh mông ghê. Tôi thích nụ cười nở trên gương mặt của một con người có tấm lòng nhân hậu. Nhiêu đó đủ rồi.

Đặc điểm nổi bật nào của ngôn ngữ nói được thể hiện trong đoạn trích?

Câu 2 (2 điểm): Cần lưu ý gì trong việc sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết? Cho ví dụ.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

D

C

C

A

A

C

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2  điểm)

– Trong câu trả lời của Nguyễn Ngọc Tư, có những phương tiện ngôn ngữ đặc trưng của ngôn ngữ nói, đó là các từ cảm thán như “chà”, “ghê” hay từ địa phương như “nhiêu”.

2

Câu 2

(2  điểm)

- Tuỳ hoàn cảnh và mục đích giao tiếp, chúng ta có thể sử dụng ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ viết. Nhưng nếu đã sử dụng ngôn ngữ ở dạng nào thì cần đảm bảo sự nhất quán trong cách dùng từ ngữ, đặt câu phù hợp với dạng đó. Tình trạng lạc phong cách (dùng các phương tiện đặc trưng của ngôn ngữ nói cho văn bản viết và ngược lại) là điều cần tránh, ví dụ như trường hợp dưới đây:

“Chí Phèo là truyện ngắn đỉnh nhất của Nam Cao. Tác phẩm đã miêu tả quá ư chân thực tâm lí của người nông dân trong xã hội cũ.”

Trong ví dụ trên, người viết đã mắc lỗi phong cách khi sử dụng những từ ngữ mang đậm tính khẩu ngữ: “đỉnh”, “quá ư”.

2

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Dòng nào sau đây nêu nhận xét đúng nhất về đoạn văn sau:

- Sao anh không cưỡi lên ngựa mà chạy cho mau?

[...]

- Rõ khéo cho anh, bốn cẳng lại so với sáu cẳng được à?

(Truyện cười dân gian Việt Nam)

  1. Là văn bản (ngôn ngữ) nói.
  2. Là văn bản (ngôn ngữ) viết.
  3. Là văn bản (ngôn ngữ) nói được ghi lại bằng chữ viết.
  4. Là văn bản (ngôn ngữ) viết được trình bày bằng hình thức nói.

Câu 2: Nhận xét nào sau đây không phải nói về đặc điểm diễn đạt của đoạn văn trên?

  1. Từ ngữ tự nhiên
  2. Từ ngữ chọn lọc
  3. Từ ngữ có tính khẩu ngữ
  4. Dùng hình thức tỉnh lược

Câu 3: Dòng nào nêu nhận xét đúng nhất về các câu văn vần trong truyện Tấm Cám ?

  1. Là văn bản (ngôn ngữ) nói.
  2. Là văn bản (ngôn ngữ) viết.
  3. Là văn bản (ngôn ngữ) nói được ghi lại bằng chữ viết.
  4. Là văn bản (ngôn ngữ) viết được trình bày bằng hình thức nói.

Câu 4: Ngôn ngữ viết được sự hỗ trợ của yếu tố nào?

  1. Nét mặt
  2. Cử chỉ
  3. Dấu câu
  4. Điệu bộ

Câu 5: Điểm khác biệt rõ nhất giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết về phương tiện vật chất là gì?

  1. Có sự phối hợp giữa âm thanh với các phương tiện phi ngôn ngữ.
  2. Có sự xuất hiện trực tiếp của người nghe.
  3. Ngôn ngữ tự nhiên, ít trau chuốt.
  4. Sử dụng các yếu tố dư, thừa, lặp,...

Câu 6: Từ ngữ trong ngôn ngữ viết có đặc điểm gì?

  1. Từ ngữ được lựa chọn, thay thế nên có điều kiện đạt được tính chính xác, tránh các từ ngữ địa phương, tiếng lóng, tiếng tục.
  2. Từ ngữ được thoải mái viết theo ý thích của người biên soạn.
  3. Từ ngữ được quy định theo từng địa phương, không thống nhất.

D.Tất cả các đáp án trên

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Sự cộng hưởng giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trong văn bản nghệ thuật tạo ra hiện tượng gì? Cho ví dụ.

 

Câu 2 (2 điểm): Đoạn văn viết sau đây tái hiện ngôn ngữ nói của một cuộc hội thoại. Hãy chỉ ra những đặc điểm của ngôn ngữ nói.

Chị Chiến lại nói, giọng còn rành rọt hơn cả hồi nãy:

– Bây giờ chị Hai ở xa. Chị em mình đi thì thằng Út sang ở với chú Năm, chú nuôi. Còn cái nhà này ba má làm ra đó thì cho các anh ở xã mượn mở trường học. Chú Năm nói có con nít học ê a có gì nó quét dọn cho. Thằng Út cũng học ở đây. Mầy chịu không?

Việt chụp một con đom đóm úp trong lòng tay:

– Sao không chịu?

– Giường ván cũng cho xã mượn làm ghế học, nghen?

– Hồi đó má dặn chị làm sao, giờ chị cứ làm y vậy, tôi chịu hết.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

A

B

C

C

B

A

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

- Sự cộng hưởng giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trong văn bản nghệ thuật tạo ra một số hiện tượng đặc biệt về lời văn như lời nửa trực tiếp (lời của người kể chuyện nhưng tái hiện ý thức, giọng điệu của nhân vật), lời độc thoại nội tâm (tái hiện tiếng nói bên trong các nhân vật), lời nhại (lời trần thuật mô phỏng quan điểm, ý thức của nhân vật với chủ ý mỉa mai hay bông đùa),...

Ví dụ:

“Bà lão phấp phỏng bước theo con vào trong nhà. Đến giữa sân bà lão đứng sững lại, bà lão càng ngạc nhiên hơn. Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u? Không phải con cái Đục mà? Ai thế nhỉ?”

Đoạn văn miêu tả tâm lí bà cụ Tứ trên đây có sự xuất hiện của nhiều câu văn mang hình thức lời nửa trực tiếp. Lời của người kể chuyện nương theo ý thức của nhân vật, tái hiện những “tiếng nói” đang vang lên trong nhân vật. Một số cách diễn đạt mang dấu ấn của khẩu ngữ được bảo lưu trong lời kể: Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ?; Sao lại chào mình bằng u? Không phải con cái Đục mà?...

- Khả năng miêu tả ngôn ngữ gắn liền với những đặc điểm cá thể của nhân vật (xuất thân, địa phương, môi trường sống, tầng lớp xã hội,..) là một bước tiến của tự sự hiện đại.

1

 

 

 

 

 

 

 

1

Câu 2

(2 điểm)

- Muốn phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói trong đoạn hội thoại này, cần dựa vào một số tiêu chí như: sự đổi vai nói – nghe giữa hai nhân vật Chiến và Việt; sự thay thế các lượt lời; sự phối hợp giữa lời nói với giọng điệu, cử chỉ (giọng còn rành rọt, chụp một con đom đóm,...); việc dùng nhiều từ khẩu ngữ kể cả từ địa phương (con nít, mầy, nghen) ; dùng hình thức hỏi – đáp, câu hỏi,...

2

=> Giáo án Ngữ văn 11 chân trời Bài 5 Thực hành tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ viết

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay