Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối Bài 5 Thực hành tiếng Việt 2: Từ ngữ địa phương
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 5 Thực hành tiếng Việt 2: Từ ngữ địa phương. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: TỪ LÁY
ĐỀ SỐ 1
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Chọn chữ cái trước câu có đáp án trả lời đúng.
Câu 1: Từ ngữ địa phương là:
- Là từ ngữ chỉ được dùng ở một (một số) địa phương nhất định.
- là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán.
- Là từ thường xuyên được sử dụng.
- Là từ ngữ được ít người biết đến.
Câu 2: Nhận xét nào không nói lên mục đích của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong tác phẩm văn học?
- Để tô đậm màu sắc địa phương cho câu chuyện
- Để tô đậm màu sắc giai tầng xã hội của ngôn ngữ
- Để tô đậm tính cách nhân vật
- Để thể hiện sự hiểu biết của tác giả về địa phương đó.
Câu 3: Những mặt khác biệt trong tiếng nói của mỗi địa phương thể hiện ở phương diện nào?
- Ngữ âm
- Ngữ pháp
- Từ vựng
- Cả A và C
Câu 4: Khi sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội, cần chú ý điều gì ?
- Không phải từ nào đối tượng giao tiếp cũng có thể hiểu được từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội.
- Không nên quá lạm dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội
- Tùy hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp mà sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội cho phù hợp.
- Tất cả ý trên đều đúng
Câu 5: Liệt kê một số từ ngữ địa phương được dùng trong văn bản Chuyện cơm hến.
- Bố, mẹ.
- Cơm, hến, lạc, vịm.
- Thẫu, vịm, trẹc, o.
- Duống, cơm, gáo.
Câu 6: Từ ngữ đó có nghĩa tương đương với từ "lạt" trong "Chuyện cơm hến" là:
- Nhạt
- Xuống
- Thái
- Nhúng
- Tự luận
Câu 1. (2 điểm) Tác dụng của từ ngữ địa phương trong các tác phẩm văn học là gì.
Câu 2. (2 điểm) Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở hoặc ở vùng khác mà em biết. Nêu từ ngữ toàn dân tương ứng.
ĐỀ SỐ 2
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Từ ngữ đó có nghĩa tương đương với từ " trụng" trong "Chuyện cơm hến" là:
- Nhạt
- Xuống
- Thái
- Nhúng
Câu 2: Từ ngữ đó có nghĩa tương đương với từ "xắt" trong "Chuyện cơm hến" là:
- Nhạt
- Xuống
- Thái
- Nhúng
Câu 3: Từ ngữ đó có nghĩa tương đương với từ "duống" trong "Chuyện cơm hến" là:
- Nhạt
- Xuống
- Thái
- Nhúng
Câu 4: Từ ngữ đó có nghĩa tương đương với từ " thẫu" trong "Chuyện cơm hến" là:
- Thẩu
- Liễn
- Mẹt
- Cô
Câu 5: Từ ngữ đó có nghĩa tương đương với từ "trẹc" trong "Chuyện cơm hến" là:
- Thẩu
- Liễn
- Mẹt
- Cô
Câu 6: Cho ví dụ sau đây:
Cá nó để ở dằm thượng áo ba đờ suy, khó mõi lắm.
(Nguyên Hồng)
Từ “dằm thượng” ở ví dụ trên có nghĩa là gì?
- Túi áo trên
- Vật nhọn, nhỏ được làm bằng thân cây tre
- Vật nhọn, nhỏ được làm bằng kim loại để cài áo
- Túi có kích thước lớn
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Từ ngữ địa phương là gì? Nêu ví dụ về từ ngữ địa phương.
Câu 2: (3 điểm) Trong những trường hợp giao tiếp sau đây, trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương, trường hợp nào không nên dùng từ ngữ địa phương ?
- a) Người nói chuyện với mình là người cùng địa phương.
- b) Người nói chuyện với mình là người ở địa phương khác.
- c) Khi phát biểu ý kiến ở lớp.
- d) Khi làm bài tập làm văn.
- e) Khi viết đơn từ, báo cáo gửi thầy giáo, cô giáo.
- g) Khi nói chuyện với người nước ngoài biết tiếng Việt.
=> Giáo án và PPT Ngữ văn 7 kết nối Bài 5: Thực hành tiếng Việt (2)