Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 kết nối Bài 47: Một số dạng năng lượng

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) kết nối tri thức Bài 47: Một số dạng năng lượng. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 47. MỘT SỐ DẠNG NĂNG LƯỢNG

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1.  Năng lượng mà một vật có được do chuyển động được gọi là …

  1. Thế năng.
  2. Động năng.
  3. Nhiệt năng.
  4. Cơ năng.

Câu 2. Vật ở trên cao so với mặt đất có năng lượng gọi là …

  1. Nhiệt năng.
  2. Thế năng đàn hồi.
  3. Thế năng hấp dẫn.
  4. Động năng.

Câu 3. Điền vào chỗ trống để thành câu hoàn chỉnh: Nhiên liệu là các vật liệu khi bị đốt cháy giải phóng năng lượng dưới dạng …

  1. Nhiệt và ánh sáng.
  2. Nhiệt và năng lượng hóa học.
  3. Nhiệt và năng lượng âm.
  4. Quang năng và năng lượng âm.

Câu 4. Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn có đặc điểm gì?

  1. Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn liên tục được coi là vô hạn.
  2. Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn không liên tục được coi là vô hạn.
  3. Năng lượng tái tạo là năng lượng từ nguồn nhiên liệu.
  4. Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn có thế tái chế.

Câu 5. Dạng năng lượng nào không phải năng lượng tái tạo? 

  1. Năng lượng nước.
  2. Năng lượng gió. 
  3. Năng lượng mặt trời.
  4. Năng lượng từ than đá.

Câu 6. Cầu thủ đá quả bóng bay lên cao so với mặt đất. Hỏi tại độ cao bất kì quả bóng có những năng lượng nào?

  1. Thế năng đàn hồi và động năng.
  2. Thế năng hấp dẫn và động năng.
  3. Nhiệt năng và quang năng.
  4. Năng lượng âm và hóa năng.

Câu 7. Năng lượng hóa học có trong những vật chất nào sau đây?

  1. Cốc nước nóng, mặt trời, pin.
  2. Ắc quy, xăng dầu, mặt trời.
  3. Pin, thức ăn, xăng dầu.
  4. Thức ăn, ắc quy, ngọn lửa.

Câu 8. Trong các vật chất sau đây, vật chất nào đều có nhiệt năng?

  1. Bóng đèn đang sáng, pin, thức ăn đã nấu chín.
  2. Lò sưởi đang hoạt động, mặt trời, lò xo dãn.
  3. Gas, pin mặt trời, tia sét.
  4. Mặt trời, tia sét, lò sưởi đang hoạt động

Câu 9. Ghép tên dạng năng lượng ở cột A phù hợp với phần mô tả ở cột B.

  1. 1e, 2g, 3h, 4d, 5a, 6c, 7b.
  2. 1e, 2g, 3h, 4d, 5c, 6a, 7d.
  3. 1e, 2h, 3g, 4d, 5a, 6c, 7d.
  4. 1b, 2a, 3h, 4d, 5g, 6c, 7e.

Câu 10. Từ điểm A một vật được ném lên theo phương thẳng đứng. Vật lên đến vị trí B cao nhất rồi rơi xuống điểm C trên mặt đất. Gọi D là điểm bất kì trên đoạn AB. Chọn phát biểu đúng.

  1. Động năng của vật tại A là lớn nhất.
  2. Thế năng của vật tại B là lớn nhất.
  3. Động năng của vật tại D là lớn nhất.
  4. Thế năng của vật tại C là lớn nhất.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

C

A

A

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

C

D

A

B

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Chúng ta nhận biết điện năng từ ổ cắm điện cung cấp cho máy tính thông qua biểu hiện:

  1. Ánh sáng.
  2. Âm thanh.
  3. Nhiệt do máy tính phát ra.
  4. Cả ba phương án trên đều đúng.

Câu 2. Căn cứ vào đâu mà ta nhận biết được một vật có nhiệt năng?

  1. Có thể kéo, đẩy các vật.
  2. Có thể làm biến đổi nhiệt độ các vật.
  3. Có thể làm biến dạng vật khác.
  4. Có thể làm thay đổi màu sắc các vật khác.

Câu 3. Vật ở trên cao so với mặt đất có năng lượng gọi là …

  1. Nhiệt năng.
  2. Thế năng đàn hồi.
  3. Thế năng hấp dẫn.
  4. Động năng.

Câu 4. Năng lượng của nước chứa trong hồ của đập thuỷ điện là:

  1. Thế năng.
  2. Nhiệt năng.
  3. Điện năng.
  4. Động năng và thế năng.

Câu 5. Những dạng năng lượng nào xuất hiện trong quá trình quả bóng nảy lên cao rồi rơi xuống chạm đất có ma sát?

  1. Nhiệt năng, động năng và thế năng.
  2. Chỉ có nhiệt năng và động năng.
  3. Chỉ có động năng và thế năng.
  4. Chỉ có động năng.

Câu 6. Dụng cụ nào sau đây khi hoạt động biến đổi phần lớn điện năng mà nó nhận được thành nhiệt năng?

  1. Điện thoại.                             
  2. Máy hút bụi.
  3. Máy sấy tóc.                   
  4. Máy vi tính.

Câu 7. Dạng năng lượng nào cần thiết để đá tan thành nước?

  1. Năng lượng ánh sáng.
  2. Năng lượng nhiệt.
  3. Năng lượng âm thanh.
  4. Năng lượng hoá học.

Câu 8. Tivi cần nhận năng lượng ở dạng nào để hoạt động?

  1. Động năng.
  2. Hoá năng.
  3. Thế năng.
  4. Điện năng.

Câu 9. Gọi tên dạng năng lượng chính được sử dụng khi đọc sách ở sân trường?

  1. Động năng.                             
  2. Điện năng.
  3. Quang năng.                   
  4. Hoá năng

Câu 10. Năng lượng được nhận biết thông qua các biểu hiện nào?

  1. Hương thơm
  2. Âm thanh
  3. Ánh sáng
  4. Màu sắc

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

B

C

A

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

B

D

C

C

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Năng lượng quan trọng như thế nào với cuộc sóng của chúng ta?

Câu 2 ( 4 điểm). Năng lượng đóng vai trò gì đối với cơ thể con người.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

-       Năng lượng đóng vai trò không thể phủ nhận trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của sự tồn tại và phát triển con người. Cơ thể chúng ta chuyển hóa các loại thức ăn như cá, thịt, cơm và hoa quả thành năng lượng cần thiết để duy trì sự sống, giúp chúng ta hoạt động và tham gia vào các hoạt động hàng ngày.

-       Ngoài ra, năng lượng từ các nguồn tái tạo như mặt trời, gió và nước đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và sinh hoạt. Nó giúp chúng ta tạo ra điện, là nguồn động lực cho việc đun nấu thức ăn, chiếu sáng trong nhà và nhiều hoạt động sinh hoạt khác. Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo này không chỉ giúp tiết kiệm tài nguyên quý báu mà còn giúp giảm lượng khí thải gây hại cho môi trường.

-       Như vậy, năng lượng là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Sự hiểu biết và sử dụng năng lượng hiệu quả không chỉ là trách nhiệm của chúng ta đối với tương lai mà còn là cách chúng ta góp phần vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng và hòa bình của thế giới.

2 điểm

2 điểm

2 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

-       Động vật và con người cần phải bổ sung các chất dinh dưỡng hàng ngày, để tạo ra năng lượng cho quá trình vận động của cơ thể.

-       Năng lượng liên quan trực tiếp đến tất cả hoạt động sống, sinh trưởng và phát triển của cơ thể, như sự vận động của cơ bắp, các hoạt động trao đổi chất của tế bào diễn ra bên trong cơ thể.

-       Bên cạnh đó, duy trì thân nhiệt cơ thể luôn ở trong khoảng nhiệt độ ổn định, cũng cần đến năng lượng.

-       Các hoạt động thường ngày như lao động và làm việc, chơi thể thao… cũng cần năng lượng.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Nhờ đâu chúng ta có thể nhận biết năng lượng trong cuộc sống hàng ngày? Liệt kê 4 hoạt động của em có sử dụng năng lượng ánh sáng.

Câu 2 ( 4 điểm). Khi em bật đèn, có những dạng năng lượng nào được giải phóng? Nêu một số hoạt động hàng ngày của em làm giải phóng quang năng và nhiệt năng.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta có thể nhận ra năng lượng nhờ các biểu hiện của nó.

- 4 hoạt động của em có sử dụng năng lượng nhiệt: đun nấu đồ ăn, đốt giấy, đốt nến sinh nhật, dùng quạt sưởi vào mùa đông.

3 điểm

3 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

- Khi bật đèn, có quang năng và nhiệt năng được giải phóng.

- Một số hoạt động hàng ngày của em làm giải phóng quang năng và nhiệt năng: bật đèn, bật bếp gas đun thức ăn,...

2 điểm

2 điểm

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Loại năng lượng nào được mô tả khi ta nhìn thấy vật đang chuyển động?

  1. Năng lượng điện
  2. Năng lượng âm
  3. Động năng
  4. Năng lượng nhiệt

Câu 2. Năng lượng được dự trữ khi vật ở trên cao so với mặt đất là gì?

  1. Năng lượng âm
  2. Thế năng hấp dẫn
  3. Năng lượng nhiệt
  4. Năng lượng điện

Câu 3. Năng lượng hóa học được sinh ra từ đâu?

  1. Ánh sáng
  2. Sự chuyển động của vật
  3. Phản ứng hóa học
  4. Nước

Câu 4. Loại năng lượng nào được tạo ra bởi dòng điện?

  1. Năng lượng nhiệt
  2. Quang năng
  3. Năng lượng điện
  4. Năng lượng âm
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Hãy tìm hiểu và nêu ví dụ về các dạng năng lượng mà em biết.

Câu 2: Kể tên một số nhà máy nhiệt điện than của Việt Nam mà em biết.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

B

C

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

-       Năng lượng điện: các nhà máy điện, pin

-       Năng lượng nhiệt: Mặt Trời, ngọn lửa

-       Năng lượng ánh sáng: Mặt Trời, ngọn lửa, bóng đèn

-       Năng lượng âm: tiếng trống, tiếng đàn, tiếng hát

-       Thế năng hấp dẫn: người trên cầu trượt, cuốn sách trên giá

-       Năng lượng hóa học: năng lượng lưu trữ trong pin, thực phẩm, nhiên liệu

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Một số nhà máy nhiệt điện than của Việt Nam: Nhiệt điện An Khánh - Bắc Giang, nhiệt điện than Bình Định, nhiệt điện Cao Ngạn, nhiệt điện Công Thanh,....

        3 điểm

            

 

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Năng lượng được phát ra từ nguồn sáng được gọi là gì?

  1. Năng lượng nhiệt
  2. Năng lượng điện
  3. Năng lượng âm
  4. Quang năng

Câu 2. Loại năng lượng nào được mô tả khi nghe tiếng chuông reo?

  1. Năng lượng nhiệt
  2. Năng lượng âm
  3. Năng lượng điện
  4. Quang năng

Câu 3. Năng lượng nhiệt được sinh ra từ đâu?

  1. Ánh sáng mặt trời
  2. Bếp gas
  3. Năng lượng điện
  4. Quang năng

Câu 4. Năng lượng cơ học có liên quan đến điều gì?

  1. Ánh sáng
  2. Sự chuyển động của vật
  3. Năng lượng nhiệt
  4. Âm thanh
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Em biết những dạng năng lượng nào?

Câu 2. Lấy ví dụ về việc chúng ta có thể nhận ra năng lượng nhờ các biểu hiện của nó trong cuộc sống hàng ngày

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

B

B

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Một số dạng năng lượng mà em biết: động năng, năng lượng điện, năng lượng nhiệt, năng lượng ánh sáng, năng lượng âm, thế năng hấp dẫn, năng lượng hóa học.

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Ví dụ:

-       Nhận biết điện năng từ ổ cắm điện cung cấp cho máy tính qua các biểu hiện: ánh sáng, âm thanh và nhiệt do máy tính phát ra

-       Nhận biết hoá năng do thức ăn cung cấp cho cơ thể qua sự ấm lên của cơ thể hoặc qua các hoạt động: đi bộ, chạy nhảy, đi xe đạp, chơi bóng,...

-       Nhận biết năng lượng âm qua sự rung nhẹ của bàn tay áp vào màng loa tivi, sự rung động của mặt nước trong cốc thuỷ tinh đặt gần loa.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay