Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 kết nối Bài 53: Mặt Trăng

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) kết nối tri thức Bài 53: Mặt Trăng. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 53: MẶT TRĂNG

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Mặt Trăng là thiên thể tự phát sáng và tự quay quanh nó.
  2. Mặt Trăng là thiên thể không tự phát sáng, có dạng hình cầu.
  3. Mặt Trăng là thiên thể tự phát sáng, có dạng hình tròn.
  4. Mặt Trăng là thiên thể tự phát sáng và quay quanh Trái Đất với chu kỳ quỹ đạo 27,32 ngày.

Câu 2: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:

“ Hình dạng nhìn thấy của (1) ….  là phần bề mặt của Mặt Trăng hướng về (2) … được ….. chiếu sáng”.

  1. (1) Mặt Trăng, (2) Trái Đất, (3) Mặt Trời.
  2. (1) Mặt Trăng, (2) Mặt Trăng, (3) Mặt Trời.
  3. (1) Mặt Trăng, (2) Mặt Trời, (3) Mặt Trời.
  4. (1) Mặt Trời, (2) Trái Đất, (3) Mặt Trăng.

Câu 3: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong câu sau: “Do Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất nên Mặt Trăng là ……. của Trái Đất”.

  1. hành tinh
  2. ngôi sao
  3. vệ tinh
  4. tiểu hành tinh

Câu 4: Ta nhìn thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng vì

  1. Mặt Trăng thay đổi hình dạng liên tục.
  2. Mặt Trăng thay đổi độ sáng liên tục.
  3. ở mặt đất, ta thấy các phần khác nhau của Mặt Trăng được chiếu sáng bởi Mặt Trời.
  4. Trái Đất tự quay quanh trục của nó liên tục.

Câu 5: Quan sát hình và cho biết, tên gọi tương ứng với pha của Mặt Trăng?

  1. Trăng khuyết đầu tháng
  2. Trăng khuyết cuối tháng
  3. Trăng bán nguyệt cuối tháng 
  4. Trăng bán nguyệt đầu tháng

Câu 6: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ "..." trong câu sau:

Mặt Trăng là (1)... tự nhiên của Trái Đất. Mặt Trăng không tự (2)... ánh sáng. Ánh sáng giúp người ở Trái Đất nhìn thấy Mặt Trăng là do Mặt Trăng (3)... ánh sáng mặt trời.

  1. (1) vệ tinh, (2) phát ra, (3) tỏa ra
  2. (1) hành tinh, (2) phát ra, (3) tỏa ra
  3. (1) vệ tinh, (2) phát ra, (3) phản xạ
  4. (1) tiểu hành tinh, (2) phát ra, (3) phản xạ

Câu 7: Mặt Trăng quay một vòng quanh Trái Đất mất bao nhiêu thời gian?

  1. 24 giờ
  2. 27,32 giờ
  3. 27,32 ngày
  4. 27,32 năm

Câu 8: Ta nhìn thấy Mặt Trăng vì:

  1. Ánh sáng Mặt Trời chiếu vào mắt ta
  2. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời chiếu vào mắt ta
  3. Mặt Trời chiếu sáng toàn bộ Trái Đất.
  4. Cả 3 nguyên nhân trên

Câu 9: Giữa hai lần không Trăng liên tiếp cách nhau bao nhiêu tuần?
 A. 2 tuần

  1. 3 tuần
  2. 4 tuần
  3. 1 tuần

Câu 10: Chúng ta nhìn thấy Trăng tròn khi:

  1. Một nửa phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.
  2. Toàn bộ phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.
  3. Toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng.
  4. Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

A

C

C

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

C

B

C

B

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Mặt Trăng phản chiếu ánh sáng từ nguồn nào?

  1. a) Sao chổi
  2. b) Mặt Trời
  3. c) Ngôi sao xa
  4. d) Ánh sáng mặt trăng khác

Câu 2. Hình dạng Mặt Trăng thay đổi như thế nào theo thời gian?

  1. a) Luôn là Trăng tròn
  2. b) Chỉ có Mặt Trăng không
  3. c) Các pha của Mặt Trăng
  4. d) Mặt Trăng không thay đổi hình dạng

Câu 3. Thời gian chuyển từ không Trăng đến Trăng tròn là bao lâu?

  1. a) 1 tuần
  2. b) 2 tuần
  3. c) 3 tuần
  4. d) 1 tháng

Câu 4. Tại sao Mặt Trăng chỉ hiển thị một mặt cho Trái Đất?

  1. a) Do Mặt Trăng không quay quanh trục của mình
  2. b) Do Mặt Trăng quay quanh Trái Đất và quay quanh trục của mình cùng một lúc
  3. c) Do Mặt Trăng không phản chiếu ánh sáng
  4. d) Do Mặt trăng quay xung quanh mặt trời           

Câu 5. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất mất khoảng bao lâu?

  1. a) 12 giờ
  2. b) 24 giờ
  3. c) 1 tháng
  4. d) 1 năm

Câu 6. Trăng máu là hiện tượng gì?

  1. a) Mặt Trăng mất hình dạng
  2. b) Mặt Trăng chìm vào bóng tối
  3. c) Mặt Trăng có màu đỏ rực như máu
  4. d) Mặt Trăng không hiển thị

Câu 7. Vì sao Mặt Trăng có thể gây ra hiện tượng thủy triều?

  1. a) Do trọng lực của Mặt Trăng
  2. b) Do sự quay quanh trục của Mặt Trăng
  3. c) Do sự xoay quanh Mặt Trăng của Trái Đất
  4. d) Do lực hút của Mặt trăng

Câu 8. Khi bị ánh sáng Mặt Trời chiếu vào, tại sao ta không cảm thấy nóng bức như khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào?

  1. a) Vì Mặt Trăng có ánh sáng nhỏ hơn
  2. b) Vì Mặt Trăng không phản chiếu ánh sáng
  3. c) Vì nhiệt độ của Mặt Trăng thấp hơn
  4. d) Vì ánh sáng Mặt Trăng không chứa nhiệt lượng nhiều như ánh sáng Mặt Trời

Câu 9. Trong trường hợp nào ta có thể nhìn thấy Mặt Trăng vào ban ngày?

  1. a) Luôn có thể nhìn thấy Mặt Trăng vào ban ngày
  2. b) Khi có hiện tượng trăng máu
  3. c) Khi Mặt Trăng đủ gần và đủ to để phản chiếu đủ ánh Mặt Trời
  4. d) Không thể nhìn thấy Mặt Trăng vào ban ngày

Câu 10. Vì sao Mặt Trăng chỉ được Mặt Trời chiếu sáng một nửa?

  1. a) Vì Mặt Trăng làm mờ ánh sáng Mặt Trời
  2. b) Vì hình dạng cầu của Mặt Trăng
  3. c) Vì Mặt Trăng chỉ quay quanh Trái Đất một nửa
  4. d) Vì Mặt Trăng chỉ quay quanh Mặt trời

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

C

B

B

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

A

D

C

B

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Vì sao khi bị ánh nắng Mặt Trời chiếu vào, ta có cảm giác nóng, nhưng khi bị ánh sáng Mặt Trăng chiếu vào lại không có cảm giác gì?

Câu 2 ( 4 điểm). Trong trường hợp nào ta có thể nhìn thấy Mặt Trăng vào ban ngày?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

-       Nhiệt độ của Mặt Trời quá lớn, cho nên mặc dù Trái Đất cách Mặt Trời rất rất xa nhưng khi ánh nắng mặt Trời chiếu vào người, chúng ta vẫn cảm thấy nóng, thậm chí có khi còn bỏng rát.

-       Mặt Trăng chỉ phản chiếu khoảng 3% đến 12% ánh sáng Mặt trời. Ánh sáng ấy lại đi một quãng đường rất xa nên khi chiếu xuống sẽ không khiến con người cảm thấy nóng bức.

3 điểm

3 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

Ban ngày trời sáng vì bầu khí quyển tán xạ ánh mặt trời, nhưng nếu mặt trăng đủ gần và đủ to để phản chiếu đủ ánh mặt trời thì nó sẽ sáng hơn bầu trời xung quanh. Nhờ vậy, ta có thể thấy mặt trăng vào ban ngày.

4 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Mặt trăng máu là hiện tượng gì, xảy ra khi nào? Nêu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó?     

Câu 2 ( 4 điểm). Chu kì Mặt Trăng ảnh hưởng như thế nào đến nhịp sinh học của động thực vật?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

-       Mặt Trăng ảnh hưởng đến thủy triều là do trọng lực của nó.

-       Mặt Trăng cũng có trọng lực của nó và trọng lực của Mặt Trăng kéo nước trên Trái Đất (và kéo cả chúng ta nữa) về phía nó. Nhưng lực hút của Mặt Trăng kéo chúng ta yếu hơn lực hút của Trái Đất nên chúng ta không chú ý, còn với các đại dương thì dễ nhận biết hơn. Nước bị hút về phía Mặt Trăng gây ra triều lên ở phía Trái Đất quay về Mặt Trăng.

3 điểm

3 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

Tác động của Mặt Trăng đối với nhịp sinh học đã được ghi nhận rất rõ trong thế giới tự nhiên. Những thay đổi về đường kính cây, mô hình sinh sản của cua và hoạt động vào ban đêm của một số loại động vật đều có thể bị ảnh hưởng bởi chu kỳ Mặt Trăng.

4 điểm

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Chu kỳ Mặt Trăng ảnh hưởng như thế nào đến nhịp sinh học của động vật?

  1. a) Không ảnh hưởng
  2. b) Gây ra thay đổi về đường kính cây
  3. c) Gây ảnh hưởng đến mô hình sinh sản của cua
  4. d) Gây ảnh dưởng đến hình dạng động vật

Câu 2. Mặt Trăng cách Trái Đất rất xa, tại sao vẫn gây ra hiện tượng thủy triều?

  1. a) Do trọng lực của Mặt Trăng
  2. b) Do khoảng cách xa nhất khi Mặt Trăng ở ngược phía với Mặt Trời
  3. c) Do hình dạng cầu của Mặt Trăng
  4. d) Do lực hút

Câu 3. Mặt Trăng máu là hiện tượng của nguyệt thực toàn phần, xảy ra khi nào?

  1. a) Khi Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất
  2. b) Khi Mặt Trời nằm giữa Mặt Trăng và Trái Đất
  3. c) Khi Mặt Trăng ở phía sau Trái Đất và mắt trời
  4. d) Khi Mặt Trăng ở phía trước Mặt Trái Đất và mắt trời

Câu 4. Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên lớn thứ mấy trong hệ Mặt Trời?

  1. a) 1
  2. b) 3
  3. c) 5
  4. d) 7
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Trình bày các hình dạng của Mặt Trăng.

Câu 2: Giải thích sự khác nhau về hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

A

C

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

-       Hình dạng Mặt Trăng ta nhìn thấy trên bầu trời thay đổi mỗi ngày. Người ta nói đó là các pha của Mặt Trăng.

-       Không Trăng (còn gọi là Trăng non): khi nửa tối của Mặt Trăng hướng hoàn toàn về Trái Đất, ta không nhìn thấy Trăng.

-       Trăng tròn: khi nửa sáng của Mặt Trăng hoàn toàn hướng về Trái Đất thì ta nhìn thấy Mặt Trăng hình tròn.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

(3 điểm)

-       Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, mất khoảng một tháng để đi hết một vòng.

-       Phía Mặt Trăng hướng về Mặt Trời lúc nào cũng sáng. Chúng ta thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng trong tuần trăng là do ta nhìn Mặt Trăng ở các góc nhìn khác nhau.

       1.5 điểm

       1.5 điểm

 

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Khi Mặt Trăng quay quanh trục của mình, nó cũng quay quanh Trái Đất theo hình thức nào?

  1. a) Quay ngược chiều kim đồng hồ
  2. b) Quay theo chiều kim đồng hồ
  3. c) Không quay quanh Trái Đất
  4. d) Quay không theo quy luật

Câu 2. Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất, đúng hay sai?

  1. a) Đúng
  2. b) Sai

Câu 3. Khi Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, thời gian quay một vòng là bao lâu?

  1. a) 24 giờ
  2. b) 1 tháng
  3. c) 365 ngày
  4. d) 1 tuần

Câu 4. Mặt Trăng có thể gây hiện tượng trăng sáng vào ban ngày, đúng hay sai?

  1. a) Đúng
  2. b) Sai
  3. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Em biết gì về Mặt Trăng?

Câu 2. Phân biệt Trăng khuyết đầu tháng và Trăng khuyết cuối tháng.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

A

B

A

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Mặt Trăng là một vệ tinh của Trái Đất mà chúng ta có thể nhìn thấy trên bầu trời. Đôi khi chúng ta thấy nó rất sáng vào đêm.

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

-       Trăng khuyết đầu tháng: Mặt Trăng có phần sáng sẽ tăng dần. Mặt Trăng đã đi được 1/4 chặng đường quỹ đạo của nó hay là nó đã đi được phần tư đầu của chặng đường. Mọc vào ban ngày, đến chiều tối thì đạt đến đỉnh và lặn vào nửa đêm.

-       Trăng khuyết cuối tháng: Mặt Trăng có phần sáng sẽ giảm dần. Mặt Trăng đã đi được 3/4 chặng đường quỹ đạo của nó hay là nó đã đi vào phần tư cuối của chặng đường. Mọc vào nửa đêm, đạt đến đỉnh vào rạng sáng và lặn vào ban trưa.

1.5 điểm

1.5 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay