Đề thi cuối kì 1 Địa lí 12 file word với đáp án chi tiết (đề 5)

Đề thi cuối kì 1 môn Địa lí 12 đề số 5 soạn chi tiết bao gồm: đề trắc nghiệm, cấu trúc đề và ma trận đề. Bộ đề gồm nhiều đề tham khảo khác nhau đề giáo viên tham khảo nhiều hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh những chỗ cần thiết. Hi vọng bộ đề cuối kì 1 Địa lí 12 mới này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1

ĐỊA LÍ 12

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết địa điểm nào có lượng mưa trung bình tháng XI cao nhất trong các địa điểm sau đây?

  1. Nha Trang.                               B. Cần Thơ.
  2. TP. Hồ Chí Minh. D. Đà Lạt.

Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết nơi nào sau đây có titan?

  1. Hải Phòng. B. Hà Tĩnh.             C. Ninh Bình.          D. Thanh Hóa.

Câu 3: Biện pháp mở rộng rừng sản xuất ở nước ta là

  1. tăng xuất khẩu gỗ quý. B. tăng rừng đầu nguồn.
  2. đẩy mạnh trồng mới. D. lập vườn quốc gia.

Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết trạm thủy văn Hà Nội ở lưu vực hệ thống sông nào sau đây?

  1. Sông Ba. B. Sông Thu Bồn.    C. Sông Đồng Nai.  D. Sông Hồng.

Câu 5: Biện pháp cải tạo đất nông nghiệp ở đồng bằng nước ta là

  1. đào hố vẩy cá.                               B. bón phân thích hợp.
  2. làm ruộng bậc thang. D. trồng cây theo băng.

Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây tiếp giáp Lào?

  1. Điện Biên. B. Lào Cai.             C. Hà Giang.           D. Lai Châu.

Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết trạm khí tượng nào sau đây thuộc vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ?

  1. Đồng Hới. B. Nha Trang.         C. Thanh Hóa.         D. Cần Thơ.

Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết nơi nào sau đây có vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển thế giới?

  1. Phú Quốc. B. Bù Gia Mập.       C. Cát Tiên.            D. Núi Chúa.

Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết địa điểm nào sau đây nằm ở phía bắc cửa Tùng?

  1. Cửa Tư Hiền. B. Cửa Thuận An.    C. Cửa Gianh.         D. Cửa Việt.

Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây tiếp giáp Biển Đông?

  1. Gia Lai. B. Bình Định.          C. Kon Tum.           D. Đắk Lắk.

Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết núi nào sau đây thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?

  1. Pu Tha Ca. B. Pu Huổi Long.     C. Tam Đảo.           D. Kiều Liêu Ti.

Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết đảo nào sau đây thuộc Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?

  1. Hòn Mắt. B. Hòn Mê.             C. Cồn Cỏ.              D. Bạch Long Vĩ.

Câu 13: Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu nên có

  1. nền nhiệt độ cao. B. gió Tây ôn đới.
  2. độ ẩm cao.                               D. lượng mưa lớn.

Câu 14: Biểu hiện tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của Biển Đông là

  1. có nhiều dòng biển. B. độ mặn không lớn.
  2. nền nhiệt ẩm cao. D. lạnh ẩm quanh năm.

Câu 15: Vị trí địa lí của nước ta

  1. là trung tâm Châu Á. B. ở phía nam của châu Á.
  2. gần trung tâm Đông Á. D. gần trung tâm Đông Nam Á.

Câu 16: Đồng bằng ven biển miền Trung nước ta có đặc điểm là

  1. thềm lục địa nông. B. hẹp chiều Đông - Tây.
  2. bờ biển khá thấp. D. chủ yếu đất phù sa.

Câu 17: Ở nước ta, sạt lở bờ biển thường phổ biến nhất ở vùng biển

  1. Đông Bắc. B. Nam Bộ.             C. Bắc Bộ.              D. Trung Bộ.

Câu 18: Địa hình phổ biến ở vùng núi đá vôi nước ta là

  1. hố trũng. B. cacxtơ.               C. khe rãnh.            D. đồng bằng.

Câu 19: Nhóm đất chủ yếu của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở độ cao từ 600 -700m đến 1600 - 1700m ở nước ta là

  1. đất phù sa sông.                               B. đất xám bạc màu.
  2. đất feralit có mùn. D. đất phù sa cổ.

Câu 20: Vùng núi nào sau đây ở nước ta có địa hình thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu?

  1. Trường Sơn Nam. B. Đông Bắc.
  2. Tây Bắc.                               D. Trường Sơn Bắc.

Câu 21: Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc, chủ yếu do địa hình nhiều đồi núi kết hợp với

  1. độ ẩm cao. B. thảm thực vật.     C. đất feralit.           D. chế độ mưa.

Câu 22: Loại gió nào sau đây là nguyên nhân chính gây ra kiểu thời tiết mưa phùn ở đồng bằng Bắc Bộ nước ta?

  1. Tín phong bán cầu Bắc. B. gió mùa Tây Nam.
  2. gió mùa mùa hạ.                               D. gió mùa Đông Bắc.

Câu 23: Cho bảng số liệu:

Nhiệt độ và lượng mưa theo tháng của trạm Đà Nẵng

Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Nhiệt độ

(0 C)

21,5

22,4

24,2

26,5

28,4

29,4

29,3

29,0

27,6

26,0

24,4

22,2

Lượng mưa (mm)

81,9

23,6

25,0

35,3

81,1

82,6

92,5

141,2

350,7

628,0

448,2

218,4

Theo bảng số liệu trên, thì tổng lượng mưa trong năm và nhiệt độ trung bình năm của trạm Đà Nẵng lần lượt là

  1. 2208,5 mm và 22,2 0 C.                    B. 2208,5 mm và 22,2 0 C.
  2. 2208,5 mm và 25,9 0 C. D. 2208,5 mm và 21,5 0 C.

Câu 24: Mùa khô ở Nam Bộ là do tác động của loại gió nào sau đây?

  1. Tín phong bán cầu Bắc. B. Gió mùa Tây Nam.
  2. Gió mùa Đông Bắc. D. Gió phơn Tây Nam.

Câu 25: Cảnh quan thiên nhiên chiếm ưu thế ở vùng đồi núi thấp của nước ta là

  1. rừng nhiệt đới khô hạn. B. rừng nhiệt đới gió mùa.
  2. rừng ôn đới gió mùa. D. rừng cận nhiệt đới khô.

Câu 26: Mùa mưa ở Bắc Bộ thường sớm hơn Trung Bộ, chủ yếu do hoạt động của

  1. dải hội tụ nhiệt đới. B. gió phơn Tây Nam.
  2. gió mùa mùa đông. D. Tín phong Đông Bắc.

Câu 27: Phần lãnh thổ phía Bắc, số tháng lạnh giảm dần theo chiều Bắc - Nam là do gió mùa Đông Bắc suy yếu kết hợp với

  1. lãnh thổ hẹp ngang. B. bức chắn địa hình.
  2. địa hình thấp dần.                               D. thềm lục địa thu hẹp.

Câu 28: Cho bảng số liệu:

Lượng mưa trung bình tháng (mm) của trạm Đà Nẵng và Cần Thơ

Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Đà Nẵng

81,9

23,6

25,0

35,3

81,1

82,6

92,5

141,2

350,7

628,0

448,2

218,4

Cần Thơ

10,0

3,8

15,4

41,8

181,0

209,7

236,0

237,9

251,4

300,9

137,1

41,5

Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh chế độ mưa giữa trạm Cần Thơ với trạm Đà Nẵng?

  1. Thời gian mùa mưa ở Cần Thơ dài hơn Đà Nẵng.
  2. Lượng mưa trung bình năm của Cần Thơ lớn hơn Đà Nẵng.
  3. Mùa mưa ở Cần Thơ bắt đầu muộn hơn Đà Nẵng.
  4. Thời gian mùa mưa ở Cần Thơ ngắn hơn Đà Nẵng.

Câu 29: Đặc điểm thời tiết, khí hậu vào đầu mùa hạ do gió Tây Nam gây ra ở Đông Trường Sơn là

  1. khô, nóng. B. lạnh, khô.            C. mưa nhiều.          D. lạnh, ẩm.

Câu 30: Ở nước ta, độ cao của đai nhiệt đới gió mùa chân núi ở miền Nam cao hơn miền Bắc là do

  1. miền Nam giáp biển nhiều hơn. B. nhiệt độ trung bình năm cao hơn.
  2. địa hình thấp và bằng phẳng hơn. D. gió phơn Tây Nam mạnh hơn.

----------- HẾT ----------

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Địa lí 12 file word với đáp án chi tiết - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay