Trắc nghiệm địa lí 12 Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu theo ngành ở đồng bằng sông Hồng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu theo ngành ở đồng bằng sông Hồng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 33: VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

(40 câu)

1. NHẬN BIẾT (13 CÂU)

Câu 1: Tỉnh nào sau đây thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng?

A. Thái Nguyên.

B. Vinh Phúc.

C. Phú Thọ.

D. Hòa Bình.

Câu 2: So với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng có

A. Diện tích lớn hơn.

B. Số dân ít hơn.

C. Kinh tế kém phát triển hơn.

D. Mùa đông ngắn hơn và đỡ lạnh hơn.

Câu 3: Cơ cấu ngành kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng đang chuyển dịch theo hướng

A. Giảm tỉ trọng của khu vực I , tăng tỉ trọng của khu vực II và III.

B. Giảm tỉ trọng của khu vực II , tăng tỉ trọng của khu vực I và III.

C. Giảm tỉ trọng của khu vực III , tăng tỉ trọng của khu vực I và II.

D. Tăng tỉ trọng của khu vực I , tăng tỉ trọng của khu vực II và III.

Câu 4: Phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến, còn các ngành khác và dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa là định hướng nào của vùng Đồng bằng sông Hồng?

A. Định hướng phát triển khu vực III.

B. Định hướng phát triển khu vực I.

C. Định hướng chung.

D. Định hướng phát triển khu vực II.

Câu 5: Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn là thế mạnh để vùng Đồng bằng sông Hồng

A. thúc đẩy ngành khai khoáng phát triển.

B. phát triển nhanh tốc độ đô thị hóa.

C. chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

D. phát triển các ngành kinh tế.

Câu 6: Vùng nào nước ta có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nhất?

A. Đông Nam Bộ.

B. Duyên Hải Nam Trung Bộ.

C. Đồng bằng sông Hồng.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết tỉnh nào sau đây của đồng bằng sông Hồng giáp biển?

A. Hưng Yên.

B. Bắc Ninh.

C. Hải Phòng.

D. Hải Dương.

Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây ở đồng bằng sông Hồng có giá trị sản xuất công nghiệp trên 120 nghìn tỉ đồng?

A. Hà Nội.

B. Hưng Yên.

C. Hải Phòng.

D. Nam Định.

Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây ở đồng bằng sông Hồng có giá trị sản xuất công nghiệp từ 40 đến 120 nghìn tỉ đồng?

A. Hà Nội.

B. Hải Phòng.

C. Phúc Yên.

D. Bắc Ninh.

Câu 10: Biểu hiện rõ nhất của sức ép dân số lên tài nguyên ở vùng Đồng bằng sông Hồng là

A. Bình quân đất canh tác trên đầu người giảm.

B. Độ màu mỡ của đất giảm.

C. Khí hậu ngày càng khắc nghiệt.

D. Chất lượng nguồn nước giảm.

Câu 11: Yếu tố quan trọng nhất giúp Đồng bằng sông Hồng trở thành vùng sản xuất lương thực lớn ở nước ta là

A. Khí hậu nhiệt đới gió màu độ ẩm cao.

B. Đất phù sa màu mỡ.

C. Vị trí thuận lợi.

D. Thị trường tiêu thụ lớn.

Câu 12: Định hướng chuyển dịch trong cơ cấu ngành trồng trọt của vùng Đồng bằng sông Hồng là

A. Giảm tỉ trọng cây công nghiệp; tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây lương thực.

B. Giảm tỉ trọng cây lương thực; tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả.

C. Tăng tỉ trọng cây lương thực, cây thực phẩm; giảm tỉ trọng cây công nghiệp, cây ăn quả.

D. Tăng tỉ trọng cây lương thực, cây ăn quả.

Câu 13: Tài nguyên đất ở đồng bằng sông Hồng đang bị xuống cấp là do

A. Thường xuyên bị khô hạn.

B. Hệ số sử dụng đất cao.

C. Bón quá nhiều phân hữu cơ.

D. Xói mòn, rửa trôi diễn ra mạnh.

2. THÔNG HIỂU (20 CÂU)

Câu 1: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về dân số và lao động của vùng Đồng bằng sông Hồng?

A. Là vùng đông dân nhất nước ta.

B. Có nguồn lao động dồi dào.

C. Người lao động có kinh nghiệm và trình độ sản xuất.

D. Phần lớn dân số sống ở thành thị.

Câu 2: Hạn chế nào dưới đây không phải là của vùng Đồng bằng sông Hồng?

A. Sức ép lớn của dân số.

B. Thiên tai còn nhiều.

C. Tài nguyên thiên nhiên đang bị suy thoái.

D. Cơ sở hạ tầng thấp nhất cả nước.

Câu 3: Tại sao về mặt tự nhiên việc phát triển sản xuất công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng còn nhiều hạn chế?

A. khí hậu có mùa đông lạnh.

B. nền đất phù sa yếu, gây trở ngại cho việc xây dựng các nhà máy, xí nghiệp.

C. khoáng sản khá nghèo nàn, phần lớn phải nhập từ vùng khác.

D. mạng lưới sông ngòi dày đặc khó khăn cho việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm.

Câu 4: Năng suất lúa của vùng Đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước la do

A. Diện tích ngày càng được mở rộng.

B. Người lao động có nhiều kinh nghiệm.

C. Đẩy mạnh sản xuất theo hình thức thâm canh.

D. Tăng vụ.

Câu 5: Tại sao Đồng bằng sông Hồng có bình quân lương theo đầu người thấp?

A. số dân rất đông.

B. diện tích đồng bằng nhỏ.

C. năng suất lúa thấp.

D. sản lượng lúa không cao.

Câu 6: Bình quân lương thực theo đầu người của vùng Đồng bằng sông Hồng vẫn thấp hơn một số vùng khác là do

A. Sản lượng lương thực thấp.

B. Sức ép quá lớn của dân số.

C. Điều kiện sản xuất lương thực khó khăn.

D. Năng suất trồng lương thực thấp.

Câu 7: Vùng Đồng bằng sông Hồng phải đẩy mạnh thâm canh tăng vụ là do

A. Khả năng mở rộng diện tích hết sức khó khăn.

B. Có nguồn lao động dồi dào.

C. Khí hậu thuận lợi.

D. Nhu cầu thị trường tăng cao.

Câu 8: Nhân tố nào không phải là điều kiện thuận lợi của vùng Đồng bằng sông Hồng để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế?

A. Nguồn lao động có trình độ cao.

B. Tập trung nhiều trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn.

C. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho công nghiệp và dịch vụ tốt.

D. Giàu tài nguyên khoáng sản và năng lượng.

Câu 9: Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân để vùng Đồng bằng sông Hồng cần phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế?

A. Cơ cấu kinh tế của vùng không còn phù hợp.

B. Vùng có điều kiện thuận lợi cho việc chuyển dịch.

C. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội.

D. Các vùng khác đã chuyển dịch xong.

Câu 10: Vấn đề nổi bật trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng là

A. khả năng mở rộng diện tích khá lớn.

B. phần lớn là diện tích đất phù sa không được bồi đắp hằng năm.

C. diện tích đất nông nghiệp bị hoang mạc hoá rộng.

D. đất đai ở nhiều nơi bị bạc màu.

Câu 11: Định hướng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng là

A. Tập trung cho các ngành công nghiệp hiện đại.

B. Hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm.

C. Tập trung cho các ngành công nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài.

D. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động.

Câu 12: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng đồng bằng sông Hồng?

A. Bắc Giang.

B. Ninh Bình.

C. Hải Dương.

D. Hưng Yên.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây đúng về định hướng chuyển dịch cơ cấu trong ngành trồng trọt ở Đồng bằng sông Hồng?

A. Giảm tỉ trọng của cây thực phẩm, tăng cây lương thực.

B. Giảm tỉ trọng của cây lương thực, tăng cây thực phẩm.

C. Giảm tỉ trọng của cây công nghiệp, giảm cây lương thực.

D. Tăng tỉ trọng của cây lương thực, tăng cây công nghiệp.

Câu 14: Đặc điểm nổi bật về mặt dân cư - lao động của Đồng bằng sông Hồng là

A. dân số đông, nguồn lao động dồi dào và có trình độ.

B. nguồn lao động lớn nhất cả nước.

C. lao động có trình độ cao nhất cả nước.

D. lao động tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn.

Câu 15: Điểm nào sau đây không đúng khi nói về biểu hiện của sức ép của dân số đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng?

A. Phần lớn nguyên liệu cho công nghiệp phải đưa từ vùng khác đến.

B. Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người thấp.

C. Việc giải quyết việc làm gặp nhiều nan giải, nhất là ở các thành phố.

D. Sản lượng lương thực bình quân đầu người thấp.

Câu 16: Hậu quả của sự gia tăng dân số nhanh ở Đồng bằng sông Hồng là

A. rừng và đất lâm nghiệp ngày càng giảm.

B. đất thổ cư và đất chuyên dùng ngày càng thu hẹp.

C. diện tích đất canh tác bình quân đầu người ngày càng giảm.

D. diện tích đất nông nghiệp ngày càng được mở rộng.

Câu 17: Trọng tâm của định hướng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ từng ngành kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng là

A. phát triển và hiện đại hóa nông nghiệp, gắn sự phát triển của nó với công nghiệp chế biến.

B. phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến, còn các ngành khác và dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa.

C. phát triển và hiện đại hóa công nghiệp khai thác, gắn nó với nền nông nghiệp hàng hóa.

D. phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến và khai thác.

Câu 18: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về ảnh hưởng của các hạn chế đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng?

1) Số dân đông trong điều kiện nền kinh tế còn chậm phát triển, việc làm, nhất là ở khu vực thành thị đã trở thành vấn đề nan giải.

2) Các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,... gây tác hại nhiều mặt đến sản xuất (đặc biệt là sản xuất nông nghiệp) và đời sống.

3) Một số tài nguyên (như đất, nước trên mặt,...) bị xuống cấp do khai thác quá mức gây khó khăn cho việc nâng cao năng suất cây trồng và vật nuôi.

4) Vùng thiếu nguyên liệu. Phần lớn nguyên liệu phải đưa từ vùng khác đến, nên chi phí lớn, giá thành sản phẩm cao,...

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 19: Tại sao việc làm là một trong những vấn đề nan giải ở Đồng bằng sông Hồng nhất là ở khu vực thành thị?

A. Do dân nhập cư đông.

B. Do dân số đông, kết cấu dân số trẻ.

C. Do nền kinh tế còn chậm phát triển.

D. Do dân số đông, kết cấu dân số trẻ trong điều kiện kinh tế chậm phát triển.

Câu 20: Tại sao trong định hướng phát triển kinh tế ở đồng bằng sông Hồng lại chú trọng đến việc hình thành và phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm?

A. Để khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào.

B. Để sử dụng có hiệu quả thế mạnh về tự nhiên và con người.

C. Để thu hút triệt để nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta.

D. Để tận dụng thế mạnh về tiềm năng thuỷ điện và khoáng sản.

 

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Để giải quyết tốt vấn đề lương thực, Đồng bằng sông Hồng cần

A. Nhập khẩu lương thực.

B. Đẩy mạnh thâm canh, thay đổi cơ cấu mùa vụ.

C. Thu hút lực lượng lao động từ các vùng khác tới.

D. Nhập lương thực từ các vùng khác.

Câu 2: Thế mạnh về tự nhiên cho Đồng bằng sông Hồng có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông là

A. đất đai màu mỡ.

B. nguồn nước phong phú.

C. có một mùa đông lạnh, kéo dài.

D. ít có thiên tai.

Câu 3: Thuận lợi của dân số đông ở đồng bằng sông Hồng đối với phát triển kinh tế là

A. lao động dồi dào, giải quyết được nhiều khó khăn về tự nhiên..

B. nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

C. nhiều lao động có kĩ thuật cao, phát triển nhiều khu công nghiệp.

D. lao động nông nghiệp đông, có nhiều vùng chuyên môn hóa cây trồng.

Câu 4: Vấn đề kinh tế - xã hội đang được quan tâm hàng đầu ở đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay là

A. vùng trọng điểm về sản xuất lương thực, thực phẩm.

B. dân số đông, diện tích đất canh tác hạn chế.

C. trình độ thâm canh cao.

D. nơi tập trung nhiều trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn của cả nước.

Câu 5: Hai trung tâm kinh tế lớn nhất ở đồng bằng sông Hồng là

A. Hà Nội và Hải Phòng.

B. Hà Nội và Hải Dương.

C. Hà Nội và Nam Định.

D. Hà Nội và Thái Bình.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong khu vực I của đồng bằng sông Hồng là

A. Giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và thủy sản.

B. Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành thủy sản.

C. Tăng tỉ trọng ngành trồng trọt, giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản.

D. Tăng tỉ trọng ngành trồng trọt và chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành thủy sản.

Câu 2: Tài nguyên đất ở đồng bằng sông Hồng đang bị xuống cấp là do

A. Thường xuyên bị khô hạn.

B. Hệ số sử dụng đất cao.

C. Bón quá nhiều phân hữu cơ.

D. Xói mòn, rửa trôi diễn ra mạnh.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay