Trắc nghiệm địa lí 12 Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 32: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

(40 câu)

 

1. NHẬN BIẾT (14 CÂU)

Câu 1: Tỉnh nào dưới đây thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Hà Nam.

B. Thanh Hóa.

C. Vĩnh Phúc.

D. Tuyên Quang.

Câu 2: Tỉnh nào dưới đây vừa có cửa khẩu đường biển, vừa có cửa khẩu đường bộ với Trung Quốc?

A. Quảng Ninh.

B. Hà Giang.

C. Hòa Bình.

D. Cao Bằng.

Câu 3: Điều khác biệt về vị trí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ so với các vùng khác trong cả nước là

A. Có biên giới kéo dài với Trung Quốc và Lào.

B. Có tất cả các tỉnh giáp biển.

C. Nằm ở vị trí trung chuyển giữa miền Bắc và miền Nam.

D. Giáp Lào và Campuchia.

Câu 4: Thế mạnh nào dưới đây là của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Khai thác và chế biến lâm sản, trồng lúa.

B. Khai thác và chế biến dầu khí, thủy điện.

C. Khai thác và chế biến bôxít, thủy sản.

D. Khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện.

Câu 5: Khoáng sản có trữ lượng lớn nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Than.

B. Dầu khí.

C. Vàng.

D. Bôxit.

Câu 6: Hai nhà máy thủy điện có công suất lớn thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Hòa Bình, Sơn La.

B. Tuyên Quang, Thác Bà.

C. Hàm Thuận, Sông Hinh.

D. Trị An, Yaly.

Câu 7: Cây công nghiệp được coi là thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Cà phê.

B. Chè.

C. Cao su.

D. Hồ tiêu.

Câu 8: Đặc điểm tự nhiên có ảnh hương lớn nhất đến việc hình thành vùng chuyên canh chè ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Đất feralit giàu dinh dưỡng.

B. Khí hậu nhiệt đới trên núi có mùa đông lạnh.

C. Địa hình đồi thấp.

D. Lượng mưa lớn.

Câu 9: Vùng Tây Bắc nước ta vẫn trồng được cà phê, chè là do

A. Có các khu vực địa hình thấp, kín gió.

B. Có mùa đông lạnh.

C. Địa hình cao nên nhiệt độ giảm.

D. Có hai mùa rõ rệt.

Câu 10: Loại cây ăn quả đặc trưng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Mít, xoài, vải.

B. Mận, đào, lê.

C. Nhãn, chôm chôm, bưởi.

D. Cam, quýt, sầu riêng.

Câu 11: Ngành chăn nuôi lợn của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển là do

A. Có diện tích trồng hoa màu lớn.

B. Có nguồn lao động đông đảo.

C. Có thị trường tiêu thụ lớn.

D. Có khí hậu thuận lợi.

Câu 12: Khoáng sản than của nước ta tập trung chủ yếu ở tỉnh nào?

A. Thái Nguyên.

B. Quảng Ninh.

C. Cao Bằng.

D. Lào Cai.

Câu 13: Vật nuôi nào ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nước ta có mà ở các vùng khác không có?

A. Dê.

B. Cừu.

C. Ngựa.

D. Trâu.

Câu 14: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4, 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây ở Trung du miền núi Bắc Bộ có chung đường biên giới trên đất liền với cả Trung Quốc và Lào?

A. Lai Châu.

B. Sơn La.

C. Điện Biên.

D. Lào Cai.

2. THÔNG HIỂU (20 CÂU)

Câu 1: Ý nào dưới đây không đúng với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Có diện tích rộng nhất so với các vùng khác trong cả nước.

B. Có số dân đông nhất so với các vùng khác trong cả nước.

C. Có sự phân hóa thành hai tiểu vùng.

D. Tiếp giáp với Trung Quốc và Lào.

Câu 2: So với khu vực Tây Bắc, khu vực Đông Bắc có

A. Mùa đông đến sớm và kết thúc muộn hơn.

B. Mùa đông đến muộn và kết thúc muộn hơn.

C. Mùa đông đến sớm và kết thúc sớm hơn.

D. Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm hơn.

Câu 3: So với khu vực Đông Bắc, khu vực Tây Bắc có mùa đông ngắn hơn là do

A. Vị trí địa lí và ảnh hưởng của dãy Hoàng Liên Sơn.

B. Các dãy núi hướng vòng cung đón gió.

C. Không giáp biển.

D. Địa hình núi cao là chủ yếu.

Câu 4: Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có mùa đông lạnh nhất nước ta là do

A. Có nhiều dãy núi cao hướng tây bắc - đông nam.

B. Ảnh hưởng của vị trí và dãy núi hướng vòng cung.

C. Có vị trí giáp biển và đảo ven bờ nhiều.

D. Các đồng bằng đón gió.

Câu 5: Ý nào là hạn chế trong việc phát triển kinh tế biển của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Có vùng biển không rộng nhưng kín gió.

B. Bờ biển khúc khuỷu, nhiều đảo ven bờ.

C. Nhiều cảnh quan đẹp.

D. Có mùa đông lạnh nhất cả nước.

Câu 6: Khó khăn về tự nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Triều cường, xâm nhập mặn.

B. Rét đậm, rét hại.

C. Cát baY, cát lấn.

D. Sóng thần

Câu 7: Nguồn than khai thác của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu

A. Phục vụ cho nhu cầu đời sống của nhân dân trong vùng.

B. Làm phụ gia cho công nghiệp hóa chất.

C. Phục vụ cho ngành luyện kim.

D. Làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện và xuất khẩu.

Câu 8: Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới là do

A. Khí hậu nhiệt đới, độ ẩm cao.

B. Khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh và ảnh hưởng của địa hình núi.

C. Khí hậu có sự phân mùa.

D. Lượng mưa hàng năm lớn.

Câu 9: Để phát triển chăn nuôi trâu, bò, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chưa cần thiết phải

A. Cải tạo các đồng cỏ để giải quyết nguồn thức ăn.

B. Đa dạng các sản phẩm chăn nuôi.

C. Phát triển giao thông vận tải để gắn với thị trường tiêu thụ.

D. Tăng cường hợp tác với các nước láng giềng để trao đổi kinh nghiệm.

Câu 10: Ý nào không đúng trong việc phát huy các thế mạnh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế của vùng.

B. Nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc, thay đổi tập quán sản xuất, thu hút lực lượng lao động.

C. Bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biên giới.

D. Ngăn chặn được các thiên tai đến với vùng.

Câu 11: Ngành kinh tế biển nào dưới đây không xuất hiện ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản.

B. Khai thác dầu khí.

C. Giao thông vận tải biển.

D. Du lịch biển.

Câu 12: Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới là do

A. tài nguyên đất phong phú và đa dạng.

B. khí hậu có mùa đông lạnh và phân hóa theo độ cao.

C. mạng lưới sông ngòi dày đặc.

D. địa hình phân hóa đa dạng nhưng núi thấp chiếm ưu thế.

Câu 13: Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển mạnh ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản là do vùng

A. giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta.

B. có số dân đông, lao động dồi dào.

C. có trình độ khoa học và công nghệ cao.

D. có thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn.

Câu 14: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với phát triển chăn nuôi gia súc ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. địa hình bị chia cắt phức tạp.

B. hiện tượng rét đậm, rét hại.

C. thiếu nước về mùa đông.

D. chất lượng đồng cỏ chưa cao.

Câu 15: Thế mạnh nào sau đây không phải của Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Phát triển chăn nuôi trâu, bò, ngựa, lợn.

B. Phát triển kinh tế biển và du lịch.

C. Trồng cây công nghiệp lâu năm nhiệt đới.

D. Khai thác, chế biến khoáng sản và thuỷ điện.

Câu 16: Khí hậu có mùa đông lạnh và phân hóa theo độ cao của Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc nào sau đây?

A. ôn đới, nhiệt đới.

B. cận nhiệt, ôn đới.

C. cận nhiệt, nhiệt đới.

D. cận nhiệt, cận xích đạo.

Câu 17: Trung du và miền núi Bắc Bộ không tiếp giáp với vùng/quốc gia nào sau đây?

A. Trung Quốc.

B. Thượng Lào.

C. Campuchia.

D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 18: Đàn lợn của Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển chủ yếu dựa vào

A. sản phẩm phụ của chế biến thuỷ sản.

B. nguồn lúa gạo và phụ phẩm của nó.

C. sự phong phú của hoa màu lương thực.

D. sự phong phú của thức ăn trong rừng.

Câu 19: Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. tăng sản lượng điện cho cả nước.

B. tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

C. điều hòa lũ trong mùa mưa cho hạ lưu sông.

D. phát triển nuôi trồng thủy sản và du lịch

Câu 20: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu nhất làm cho chăn nuôi lợn hiện nay được phát triển mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Cơ sở thức ăn được đảm bảo tốt hơn.

B. Đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

C. Cơ sở vật chất kĩ thuật và giống đảm bảo hơn.

D. Các cơ sở công nghiệp chế biến thực phẩm phát triển

3. VẬN DỤNG (4 CÂU)

Câu 1: Trung du và miền núi Bắc Bộ ít có điều kiện thuận lợi để phát triển

A. cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.

B. cây đặc sản, cây ăn quả cận nhiệt và ôn đới.

C. cây công nghiệp lâu năm có nguồn gốc nhiệt đới.

D. cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.

Câu 2: Nét đặc trưng về vị trí của Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. giáp Trung Quốc, giáp một vùng kinh tế.

B. giáp Lào, không giáp biển.

C. giáp một vùng kinh tế, giáp biển.

D. có biên giới chung với hai nước, giáp biển.

Câu 3: Điểm cần lưu ý trong việc xây dựng các nhà máy thuỷ điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ về mặt môi trường tự nhiên là

A. chú ý đến những thay đổi của thiên nhiên.

B. đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ.

C. gắn kết với sự phát triển công nghiệp của vùng.

D. tăng cường hiệu quả kinh tế.

Câu 4: Đàn trâu của Trung du và miền núi Bắc Bộ được nuôi rộng rãi, với số lượng nhiều (chiếm trên 50% đàn trâu cả nước) và nhiều hơn bò (khoảng 16% đàn bò cả nước) chủ yếu do

A. trâu khỏe, ưa khí hậu ẩm.

B. trâu khỏe, ưa khí hậu ẩm và chịu rét giỏi.

C. trâu khỏe, ưa khí hậu ẩm, chịu rét giỏi và thích nghi với điều kiện chăn thả trong rừng.

D. nhu cầu của vùng về thịt, sức kéo và phân bón từ trâu lớn.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Tỉnh nào ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển ngành đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản?

A. Hải Phòng.

B. Lạng Sơn.

C. Bắc Giang.

D. Quảng Ninh.

Câu 2: Loại khoáng sản có trữ lượng lớn và chất lượng vào loại tốt nhất Đông Nam Á ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. than antraxit.

B. apatit.

C. bôxít.

D. sắt.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay