Đề thi cuối kì 2 Địa lí 12 file word với đáp án chi tiết (đề 5)

Đề thi cuối kì 2 môn Địa lí 12 đề số 5 soạn chi tiết bao gồm: đề trắc nghiệm, cấu trúc đề và ma trận đề. Bộ đề gồm nhiều đề tham khảo khác nhau đề giáo viên tham khảo nhiều hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh những chỗ cần thiết. Hi vọng bộ đề cuối kì 2 Địa lí 12 mới này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án Địa lí 12kì 1 soạn theo công văn 5512

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

ĐỊA LÍ 12

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết Tây Nguyên không có nhà mày thủy điện nào sau đây?

  1. Yaly. B. Đrây Hlinh.         C. Trị An.               D. Xê Xan.

Câu 2: Ngành nào sau đây không được xem là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay?

  1. Chế biến lương thực, thực phẩm. B. Sản xuất hàng tiêu dùng.
  2. Năng lượng. D. Khai thác khoáng sản.

Câu 3: Cho biểu đồ:

CƠ CẤU LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN PHÂN THEO NHÓM TUỔI

Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2015

(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về sự thay đổi tỉ trọng trong cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo nhóm tuổi ở nước ta, giai đoạn 2005 - 2015

  1. Từ 50 tuổi trở lên có tỉ trọng tăng, từ 25 - 49 tuổi có tỉ trọng giảm.
  2. Từ 15 - 24 tuổi có tỉ trọng giảm, từ 50 tuổi trở lên có tỉ trọng tăng.
  3. Từ 25 - 49 tuổi có tỉ trọng tăng, từ 50 tuổi trở lên có tỉ trọng giảm.
  4. Từ 25 - 49 tuổi có tỉ trọng giảm, từ 15 - 24 tuổi có tỉ trọng giảm.

Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm dân số nước ta ?

  1. Dân số đông, nhiều thành phần dân tộc.
  2. Gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm.
  3. Dân số ít có sự biến đổi về cơ cấu nhóm tuổi.
  4. Dân thành thị và nông thôn rất chênh lệch.

Câu 5: Để sản xuất được nhiều nông sản hàng hoá, phương thức canh tác được áp dụng phổ biến ở nước ta hiện nay là

  1. quảng canh, cơ giới hoá. B. thâm canh, chuyên môn hoá.
  2. đa canh và xen canh. D. luân canh và xen canh.

Câu 6: Cho bảng số liệu:

                                           Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn                         

                                                                        (Đơn vị: %)

Năm

Thành thị

Nông thôn

1990

19,5

80,5

1995

20,8

79,2

2000

24,2

75,8

2005

26,9

73,1

Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?

  1. Tỉ lệ dân nông thôn giảm liên tục.
  2. Tỉ lệ dân nông thôn cao nhất là năm 2005.
  3. Tỉ lệ dân thành thị cao nhất là năm 2000.
  4. Tỉ lệ dân thành thị tăng đều qua các năm.

Câu 7: Thế mạnh nào sau đây không phải của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

  1. Trồng và chế biến cây công nghiệp cận nhiệt, ôn đới.
  2. Khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện.
  3. Phát triển tổng hợp kinh tế biển và du lịch.
  4. Trồng chế biến cây công nghiệp ngắn ngày, hoa màu.

Câu 8: Nhân tố nào sau đây được cho là quan trọng nhất thúc đẩy du lịch nước ta phát triển?

  1. Chất lượng phục vụ ngày càng tốt. B. Đời sống nhân dân được nâng cao.
  2. Tài nguyên du lịch phong phú. D. Tình hình chính trị ổn định.

Câu 9: Biểu hiện nào cho thấy trình độ đô thị hoá của nước ta còn thấp?

  1. Cơ sở hạ tầng đô thị còn hạn chế. B. Cả nước rất ít đô thị đặc biệt.
  2. Mạng lưới đô thị phân bố không đều. D. Dân thành thị chiếm tỉ lệ thấp.

Câu 10: Hải Phòng là trung tâm công nghiệp của vùng nào sau đây?

  1. Duyên hải Bắc Trung Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng.
  2. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 11: Ý nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta?

  1. Đem lại hiệu quả kinh tế cao. B. Thúc đẩy các ngành khác phát triển.
  2. Có nguồn lao động dồi dào. D. Có thế mạnh lâu dài.

Câu 12: Thị trường nhập khẩu chủ yếu của nước ta là

  1. châu Á Thái Bình Dương và châu Âu.
  2. Nhật Bản và Trung Quốc.
  3. Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.
  4. các nước Đông Nam Á và Nhật Bản.

Câu 13: Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có tiềm năng thuỷ điện lớn nhất cả nước là do

  1. sông ngòi có lưu lượng nước lớn, địa hình dốc.
  2. khí hậu có mưa nhiều, sông đầy nước quanh năm.
  3. mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều phù sa.
  4. địa hình dốc, sông nhỏ nhiều thác ghềnh.

Câu 14: Một trong những thế mạnh thế mạnh về nông nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ là

  1. cây trồng ngắn ngày.          B. nuôi thuỷ sản.
  2. chăn nuôi gia súc lớn.              D. chăn nuôi gia cầm.

Câu 15: Đất phù sa ở nước ta là loại đất thích hợp nhất để phát triển các loại cây nào sau đây?

  1. cây công nghiệp hàng năm và cây thực phẩm.
  2. cây thực phẩm, cây công nghiệp lâu năm.
  3. cây lương thực, cây rau đậu, cây ăn quả.
  4. cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả.

Câu 16: Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm

  1. địa hình, sinh vật, làng nghề, ẩm thực.
  2. địa hình, khí hậu, nước, sinh vật.
  3. địa hình, di tích, lễ hội, sinh vật.
  4. khí hậu, nước, sinh vật, lễ hội.

Câu 17: Ý nào sau đây không phải là tác động của quá trình đô thị hóa tới nền kinh tế nước ta

  1. Tạo thêm việc làm cho người lao động.
  2. Làm giảm tỉ lệ gia tăng dân số.
  3. Tỉ lệ dân cư thành thị tăng nhanh.
  4. Tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Câu 18: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, hãy cho biết nhóm người  thuộc ngữ hệ Nam Đảo (Gia rai, Ê đê, Chăm, …) phân bố chủ yếu ở vùng nào của nước ta ?

  1. Nam Trung Bộ. B. Tây Nguyên.
  2. Trung du và miền núi Bắc Bộ. D. Bắc Trung Bộ.

Câu 19: Chất lượng nguồn lao động của nước ta ngày càng được nâng lên là nhờ

  1. những thành tựu trong phát triển văn hoá, giáo dục, y tế.
  2. việc đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
  3. việc tăng cường xuất khẩu lao động sang các nước phát triển.
  4. tăng cường giáo dục hướng nghiệp, đa dạng các loại hình đào tạo.

Câu 20: Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng chuyên canh chè lớn nhất nước ta là do

  1. đất feralit và khí hậu cận xích đạo.
  2. người dân có nhiều kinh nghiệm trồng chè.
  3. thị trường tiêu thụ rộng trong và ngoài nước.
  4. đất feralit và khí hậu có mùa đông lạnh.

Câu 21: Cơ cấu lao động phân theo nhóm ngành của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng

  1. khu vực I giảm, khu vực II không thay đổi, khu vực III tăng.
  2. khu vực I tăng, khu vực II giảm, khu vục III tăng.
  3. khu vực I giảm, khu vực II tăng, khu vực III tăng.
  4. khu vực I không thay đổi, khu vực II tăng, khu vực III giảm.

Câu 22: Kết cấu dân số trẻ của nước ta thể hiện rõ nét qua

  1. cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế.
  2. cơ cấu dân số theo nhóm tuổi.
  3. cơ cấu dân số theo các thành phần kinh tế.
  4. cơ cấu dân số theo giới tính.

Câu 23: Quá trình đô thị hóa ở nước ta có đặc điểm là

  1. quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh. B. phân bố đô thị đều giữa các vùng.
  2. tỉ lệ dân thành thị giảm. D. trình độ đô thị hóa thấp.

Câu 24: Căn cứ vào bản đồ công nghiệp chung Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có quy mô từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng ở nước ta?

  1. Hà Nội. B. TP. Hồ Chí Minh. C. Hải Phòng.        D. Cà Mau.

Câu 25: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta hiện nay là các quốc gia nào sau đây?

  1. LB Nga, Hoa Kì. B. Ấn Độ, Nhật Bản.
  2. Hoa Kì, Nhật Bản. D. Singapore, Hàn Quốc.

Câu 26: Thành phần kinh tế nào ở nước ta giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế?

  1. Kinh tế tập thể. B. Kinh tế Nhà nước.
  2. Kinh tế ngoài Nhà nước. D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 27: Đặc điểm nào không phải là ưu điểm của nguồn lao động nước ta?

  1. Tỉ lệ lao động chuyên môn kỹ thuật còn ít.
  2. Dồi dào, tăng khá nhanh.
  3. Khả năng tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật.
  4. Cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất.

Câu 28: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta thay đổi như thế nào từ năm 2000 - 2007?

  1. không biến đổi. B. tăng liên tục.
  2. tăng giảm không ổn định. D. giảm liên tục.

Câu 29: Vùng có mật độ dân số thấp nhất trong các vùng sau của nước ta là

  1. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
  2. Đồng bằng sông Hồng. D. Đông Nam Bộ.

Câu 30: Nhà máy thuỷ điện Trị An được xây dựng trên sông nào sau đây?

  1. Đồng Nai. B. Srepok.                   C. Xexan.            D. Sài Gòn.

Câu 31: Tác động lớn nhất của đô thị hoá đến phát triển kinh tế của nước ta là

  1. tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật. B. thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.   
  2. tạo ra nhiều việc làm cho nhân dân. D. thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển.

Câu 32: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết tỉnh/thành phố nào có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng/người đạt trên 16 triệu đồng?

  1. Quảng Ninh.                               B. Đà Nẵng.
  2. Bà Rịa - Vũng Tàu. D. Khánh Hòa.

Câu 33: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết tỉnh có GDP bình quân tính theo đầu người cao nhất ở Duyên hải Nam Trung Bộ là

  1. Bình Định. B. Khánh Hòa.        C. Ninh Thuận.       D. Bình Thuận.

Câu 34: Cho biểu đồ:

Tình hình phát triển ngành thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2010

Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên ?

  1. Giá trị khai thác thủy sản năm 2009 bằng 2010.
  2. Giá trị sản xuất tăng đều qua các năm.
  3. Giá trị nuôi trồng thủy sản năm 2005 lớn hơn 2007.
  4. Giá trị sản xuất tăng liên tục qua các năm.

Câu 35: Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

  1. địa hình dốc, giao thông khó khăn. B. khoáng sản phân bố rải rác.
  2. khí hậu diễn biến thất thường. D. đòi hỏi chi phí lớn và công nghệ cao.

Câu 36: Cho bảng số liệu:

Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế nước ta giai đoạn 2005 - 2013

( Đơn vị: % )

Thành phần kinh tế

2005

2007

2010

2013

Nhà nước

11,6

11,0

10,4

10,2

Ngoài nhà nước

85,8

85,5

86,1

86,4

Có vốn đầu tư nước ngoài

2,6

3,5

3,5

3,4

Nhận xét nào đúng với bảng số liệu trên ?

  1. Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế có sự thay đổi.
  2. Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất và đang tăng.
  3. Thành phần kinh tế Nhà nước có xu hướng tăng.
  4. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tỉ trọng ổn định.

Câu 37: Trung du và miền núi Bắc Bộ có đàn trâu lớn nhất nước ta là do nơi đây

  1. nhu cầu sức kéo trong sản xuất nông nghiệp lớn.
  2. có nhiều đồng cỏ, khí hậu thích hợp.
  3. nhu cầu tiêu thụ trâu lớn nhất.
  4. cơ sở chế biến rất phát triển.

Câu 38: Nguyên nhân dẫn đến giảm tỉ lệ gia tăng dân số nước ta hiện nay là

  1. mức sống ngày càng được cải thiện.
  2. công tác y tế có nhiều tiến bộ.
  3. kết quả của kế hoạch hoá gia đình.
  4. các hủ tục lạc hậu đã bị xóa bỏ.

Câu 39: Khu vực chiếm tỉ trọng thấp nhưng lại tăng rất nhanh trong cơ cấu sử dụng lao động của nước ta là

  1. cá nhân.                          B. nhà nước.
  2. tư nhân.                         D. có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 40: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh/thành phố nào có giá trị sản xuất thủy sản chiếm trên 50% ?

  1. Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Cà Mau.
  2. Đà Nẵng, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau.
  3. Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau.
  4. Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Đà Nẵng.

------ HẾT ------

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Địa lí 12 file word với đáp án chi tiết - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay