Trắc nghiệm địa lí 12 Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Địa lí 12kì 1 soạn theo công văn 5512
BÀI 37: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN(40 câu)
1. NHẬN BIẾT (14 CÂU)
1. NHẬN BIẾT (14 CÂU)
Câu 1: Tỉnh nào của Tây Nguyên nằm ở biên giới giữa ba nước: Việt Nam, Lào và Campuchia?
A. Kon Tum.
B. Gia Lai.
C. Đắk Nông.
D. Lâm Đồng.
Câu 2: Sự khác biệt của Tây Nguyên với các vùng khác về vị trí là
A. Không giáp biển.
B. Giáp với Campuchia.
C. Giáp với nhiều vùng.
D. Giáp Lào.
Câu 3: Tây Nguyên có vị trí đặc biệt về mặt quốc phòng vì
A. Có biên giới kéo dài với Lào và Campuchia.
B. Giáp với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Rất gần với TP Hồ Chí Minh.
D. Có nhiều rừng núi.
Câu 4: Loại khoáng sản có trữ lượng lớn nhất ở vùng Tây Nguyên là
A. Than bùn.
B. Bôxit.
C. Đá quý.
D. Sắt.
Câu 5: Tây Nguyên là địa bàn phân bố chính của các dân tộc
A. Chăm, Hoa.
B. Tày, Nùng.
C. Thái, Mông.
D. Bana, Êđê
Câu 6: Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên đối với việc phát triển nông nghiệp của vùng Tây Nguyên là
A. Thiếu nước vào mùa khô.
B. Địa hình phân bậc, khó canh tác.
C. Khí hậu phân hóa theo độ cao, hạn chế sản xuất hàng hóa.
D. Đất có tầng phong hóa sâu.
Câu 7: Khó khăn lớn nhất về mặt kinh tế - xã hội của vùng Tây Nguyên là
A. Nguồn lao động hạn chế về trình độ.
B. Có nhiều dân tộc sinh sống.
C. Nền văn hóa đa dạng.
D. Cơ sở hạ tầng còn hạn chế.
Câu 8: Việc làm thủy lợi ở vùng Tây Nguyên gặp nhiều khó khăn là do
A. Đất tơi xốp, tầng phong hóa sâu.
B. Sự phân mùa của khí hậu.
C. Độ dốc lớn.
D. Số giờ nắng nhiều.
Câu 9: Cây công nghiệp quan trọng số một của vùng Tây Nguyên là
A. Cao su.
B. Cà phê.
C. Điều.
D. Dừa.
Câu 10: Tỉnh nào có diện tích cà phê lớn nhất ở vùng Tây Nguyên là
A. Đắk Lắk.
B. Kom Tum.
C. Gia Lai.
D. Lâm Đồng.
Câu 11: Ở Tây Nguyên, cao su được trồng
A. Trên các cao nguyên thấp, kín gió.
B. Trên các cao nguyên cao, nhiệt độ thấp.
C. Nhiều ở tất cả các tỉnh.
D. ở những nơi có đất badan.
Câu 12: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 28, trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Tây Nguyên, chiếm tỉ trọng cao nhất là
A. Dịch vụ.
B. Nông, lâm, thủy sản.
C. Công nghiệp – xây dựng.
D. Thương mại.
Câu 13: Các vườn quốc gia nào sau đây thuộc về Tây Nguyên?
A. Yok Đôn, Chư Yang sin, Kon Ka Kinh, Bạch Mã.
B. Yok Đôn, Chư Yang sin, Kon Ka Kinh, Nam Cát Tiên.
C. Yok Đôn, Chư Yang sin, Kon Ka Kinh, Vũ Quang.
D. Yok Đôn, Chư Yang sin, Kon Ka Kinh, Chư Mom Rây.
Câu 14: Tây Nguyên có phần tương tự Trung du và miền núi Bắc Bộ về thế mạnh nổi bật để phát triển
A. luyện kim đen.
B. hoá chất.
C. thuỷ điện.
D. vật liệu xây dựng.
2. THÔNG HIỂU (20 CÂU)
Câu 1: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Tây Nguyên?
A. Kon Tum.
B. Gia Lai.
C. Đắk Lắk.
D. Đồng Nai.
Câu 2: Điều kiện thuận lợi hàng đầu giúp Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn là
A. Có đất badan tập trung thành vùng lớn.
B. Có hai mùa mưa khô rõ rệt.
C. Có nguồn nước ngầm phong phú.
D. Có độ ẩm quanh năm cao.
Câu 3: Tây Nguyên có diện tích trồng chè khá lớn là do
A. Có các cao nguyên cao.
B. Có đất feralit tập trung thành vùng.
C. Có mùa đông lạnh.
D. Có nhiệt độ quanh năm cao.
Câu 4: Khi mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên, điều quan tâm nhất là
A. Không làm thu hẹp diện tích rừng.
B. Đầu tư các nhà máy chế biến.
C. Xây dựng mạng lưới giao thông.
D. Tăng cường hợp tác với nước ngoài.
Câu 5: Việc suy giảm rừng của Tây Nguyên không dẫn tới hậu quả nào sau đây?
A. Mực nước ngầm hạ thấp.
B. Mất nơi sinh sống của các loài động vật.
C. Tăng độ mặn trong đất.
D. Mất đi nguồn lợi gỗ quý.
Câu 6: Để bảo vệ rừng ở Tây Nguyên, biện pháp quan trọng hàng đầu là
A. Hạn chế du canh du cư.
B. Quy hoạch lại khu dân cư.
C. Giao đất, giao rừng cho người dân.
D. Tăng cường xuất khẩu gỗ tròn.
Câu 7: Việc xây dựng các nhà máy thủy điện ở Tây Nguyên giảm được rất nhiều chi phí là do
A. Sông chảy qua các bậc cao nguyên xếp tầng.
B. Sông dốc, tốc độ dòng chảy lớn.
C. Lưu lượng nước lớn.
D. Có nhiều hồ.
Câu 8: Điểm giống nhau về tiềm năng giữa vùng Tây Nguyên với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. Phát triển thủy điện.
B. Có các vũng, vịnh để xây dựng cảng.
C. Có một mùa đông lạnh.
D. Có các cao nguyên đất đỏ badan màu mỡ.
Câu 9: Ý nghĩa nào không đúng với hồ thuỷ điện ở Tây Nguyên?
A. đem lại nguồn nước tưới quan trọng trong mùa khô.
B. sử dụng cho mục đích du lịch.
C. Hạn chế sự phát triển các ngành công nghiệp.
D. phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
Câu 10: Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên đối với việc phát triển nông nghiệp của vùng Tây Nguyên là
A. Khí hậu phân hóa theo độ cao, hạn chế sản xuất hàng hóa.
B. Thiếu nước vào mùa khô.
C. Đất có tầng phong hóa sâu.
D. Địa hình phân bậc, khó canh tác.
Câu 11: Tây Nguyên với Trung du miền núi Bắc Bộ giống nhau ở đặc điểm tự nhiên nào sau đây?
A. Cùng có nhiều đất đỏ badan.
B. Cùng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
C. Cùng có nhiều đất feralit trên đá vôi.
D. Sông suối có nhiều tiềm năng thuỷ điện.
Câu 12: Phát biểu nào không đúng với hoạt động khai thác và chế biến gỗ của Tây Nguyên?
A. Tài nguyên rừng đã bị suy giảm.
B. Sản lượng gỗ hàng năm tăng liên tục.
C. Lâm nghiệp là một thế mạnh của Tây Nguyên.
D. Còn nhiều rừng gỗ quý và nhiều chim, thú quý.
Câu 13: Khó khăn lớn nhất về mặt kinh tế - xã hội của vùng Tây Nguyên là
A. Nền văn hóa đa dạng.
B. Cơ sở hạ tầng còn hạn chế.
C. Nguồn lao động hạn chế về trình độ.
D. Có nhiều dân tộc sinh sống.
Câu 14: Việc suy giảm rừng của Tây Nguyên không dẫn tới hậu quả nào sau đây?
A. Mực nước ngầm hạ thấp.
B. Mất nơi sinh sống của các loài động vật.
C. Tăng độ mặn trong đất.
D. Mất đi nguồn lợi gỗ quý.
Câu 15: Khó khăn lớn nhất về khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của Tây Nguyên là
A. sự phân hóa theo mùa của khí hậu.
B. sự phân hóa theo độ cao của khí hậu.
C. hiện tượng khô nóng diễn ra quanh năm.
D. khí hậu diễn biến thất thường..
Câu 16: Tác động của việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng là
A. ngăn chặn nạn chặt phá rừng, đốt rừng.
B. tạo ra tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
C. thu hút hàng vạn lao động từ các vùng khác của đất nước về Tây Nguyên.
D. bảo vệ đất, hạn chế xói mòn sạt lở.
Câu 17: Vì sao việc xây dựng các nhà máy thủy điện ở Tây Nguyên giảm được rất nhiều chi phí?
A. Sông chảy qua các bậc cao nguyên xếp tầng.
B. Sông dốc, tốc độ dòng chảy lớn.
C. Lưu lượng nước lớn.
D. Có nhiều hồ.
Câu 18: Vì sao Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn ở nước ta hiện nay?
A. Đất đỏ badan giàu dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn.
B. Khí hậu cận xích đạo với mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
C. Khí hậu thuận lợi, nguồn nước trên mặt và nguồn nước ngầm phong phú.
D. Mùa khô kéo dài là điều kiện để phơi, sấy sản phẩm cây công nghiệp.
Câu 19: Tại sao ngành chế biến lương thực lại không phát triển mạnh ở vùng Tây Nguyên?
A. Không có thị trường tiêu thụ.
B. Không có lực lượng lao động.
C. Không sẵn nguồn nguyên liệu.
D. Giao thông vận tải kém phát triển.
Câu 20: Tây Nguyên có nguồn thủy năng lớn là do
A. địa hình núi cao và nhiều sông lớn.
B. nhiều sông ngòi và sông có lưu lượng lớn.
C. lượng mưa dồi dào.
D. nền địa chất ổn định.
3. VẬN DỤNG (4 CÂU)
Câu 1: Giải pháp quan trọng nhất để tránh rủi ro trong việc mở rộng các vùng sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên là
A. Quy hoạch lại vùng chuyên canh.
B. Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp.
C. Đẩy mạnh khâu chế biến sản xuất.
D. Tìm thị trường sản xuất ổn định.
Câu 2: Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng là
A. có nhiều cửa khẩu quốc tế thông thương với nước ngoài.
B. khối cao nguyên xếp tầng có quan hệ chặt chẽ với khu vực DHNTB.
C. án ngữ một vùng trên cao, rộng lớn lại tiếp giáp với hai nước Lào và Campuchia.
D. tuyến đường Hồ Chí Minh xuyên qua toàn bộ vùng.
Câu 3: Ở Tây Nguyên, vấn đề đặt ra đối với chế biến lâm sản là
A. ngăn chặn nạn phá rừng.
B. đẩy mạnh công tác chế biến gỗ tại địa phương, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.
C. khai thác rừng hợp lí đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng mới.
D. đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng.
Câu 4: Trong thời gian qua, Tây Nguyên đã thu hút hàng vạn lao động, phần lớn trong số đó đến từ
A. Vùng núi, trung du phía Bắc.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Các đô thị ở Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Di sản văn hóa thế giới ở Tây Nguyên là
A. Nhà ngục Kon Tum.
B. Nhà Rông.
C. Lễ hội già làng.
D. Cồng chiêng.
Câu 2: Công trình thuỷ điện nào sau đây nằm trên hệ thống sông Đồng Nai?
A. Yaly.
B. Đại Ninh.
C. Đrây H'ling.
D. Plây Krông.