Trắc nghiệm địa lí 12 Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ
Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Địa lí 12kì 1 soạn theo công văn 5512
BÀI 36: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ(40 câu)
1. NHẬN BIẾT (14 CÂU)
1. NHẬN BIẾT (14 CÂU)
Câu 1: Các tỉnh (thành phố) của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ lần lượt từ Bắc vào Nam là
A. Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định , Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
B. Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
C. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
D. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận.
Câu 2: Tỉnh duy nhất ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ vừa có đường biên giới vừa có đường bờ biển là
A. Khánh Hòa.
B. Quảng Nam.
C. Quảng Ngãi.
D. Bình Thuận.
Câu 3: Các huyện đảo thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Hoàng Sa, Lý Sơn, Phú Quý, Trường Sa.
B. Hoàng Sa, Trường Sa, Côn Đảo, Lý Sơn.
C. Lý Sơn, Cồn Cỏ, Phú Quốc, Côn Đảo.
D. Hoàng Sa, Trường Sa, Phú Quý, Phú Quốc.
Câu 4: Để khai thác có hiệu quả đất nông nghiệp ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vấn đề đặt ra hàng đầu là
A. Xây dựng các công trình thủy lợi.
B. Trồng rừng ven biển.
C. Tăng vụ.
D. Đổi mới giống.
Câu 5: Nghề nuôi tôm hùm, tôm sú trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển nhất tại các tỉnh
A. Quảng Nam, Quảng Ngãi.
B. Ninh Thuận, Bình Thuận.
C. Phú Yên, Khánh Hòa.
D. Khánh Hòa, Ninh Thuận.
Câu 6: Di sản văn hóa thế giới Phố cổ Hội An và Di tích Mỹ Sơn thuộc tỉnh
A. Quảng Nam.
B. Quảng Ngãi.
C. Quảng Ninh.
D. Quảng Bình
Câu 7: Các bãi biển ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ lần lượt từ Bắc vào Nam là
A. Mỹ Khê, Nha Trang, Mũi Né, Sa Huỳnh.
B. Mỹ Khê, Nha Trang, Sa Huỳnh, Mũi Né.
C. Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Nha Trang, Mũi Né.
D. Mỹ Khê, Mũi Né, Sa Huỳnh, Nha Trang.
Câu 8: Các hải cảng ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ lần lượt từ Bắc vào Nam là
A. Đà Nẵng, Quy Nhơn, Vân Phong, Nha Trang.
B. Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Vân Phong.
C. Quy Nhơn, Đà Nẵng, Vân Phong, Nha Trang.
D. Quy Nhơn, Đà Nẵng, Nha Trang, Vân Phong.
Câu 9: Các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Cơ khí, chế biến nông – lâm – thủy sản và sản xuất hàng tiêu dùng.
B. Luyện kim, chế biến nông – lâm – thủy sản và sản xuất hàng tiêu dùng.
C. Hóa chất, chế biến nông – lâm – thủy sản và sản xuất hàng tiêu dùng.
D. Khai thác than, chế biến nông – lâm – thủy sản và sản xuất hàng tiêu dùng.
Câu 10: Quần đảo Hoàng Sa và Trường sa lần lượt thuộc tỉnh/thành phố nào?
A. TP. Đà Nẵng, Khánh Hòa.
B. Quảng Nam, Khánh Hòa.
C. Khánh Hòa, TP. Đà Nẵng.
D. TP. Đà Nẵng, Quảng Nam.
Câu 11: Trong phát triển du lịch biển, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có ưu thế hơn vùng Bắc Trung Bộ là do
A. Có vị trí thuận lợi hơn.
B. Có cơ sở hạ tầng tốt hơn.
C. Có nhiều bãi biển đẹp và nổi tiếng hơn.
D. Có nhiều đặc sản hơn.
Câu 12: Vịnh Cam Ranh thuộc tỉnh nào dưới đây?
A. Bình Định.
B. Đà Nẵng.
C. Khánh Hòa.
D. Bình Thuận
Câu 13: Duyên hải Nam Trung Bộ có những di sản văn hóa thế giới nào?
A. Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn.
B. Phố cổ Hội An, Phong Nha Kẻ Bàng.
C. Di tích Mỹ Sơn, Phan Rang – Tháp Chàm.
D. Di tích Mỹ Sơn, Cố Đô Huế.
Câu 14: Về khí hậu, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ khác với vùng Bắc Trung Bộ là
A. Mưa vào thu – đông.
B. Mưa vào mùa đông.
C. Mưa vào mùa hè – thu.
D. Mưa vào đầu hạ.
2. THÔNG HIỂU (20 CÂU)
Câu 1: Điểm giống nhau về tự nhiên của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Tất cả các tỉnh đều có biển.
B. Có các đồng bằng châu thổ rộng lớn.
C. Vùng biển rộng và thềm lục địa sâu.
D. Vùng trung du trải dài.
Câu 2: Về khí hậu, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ khác với vùng Bắc Trung Bộ là
A. Mưa vào thu – đông.
B. Mưa vào mùa đông.
C. Mưa vào mùa hè – thu.
D. Mưa vào đầu hạ.
Câu 3: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác khi nói về vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
A. Các đồng bằng của vùng nhỏ, hẹp do bị các nhánh núi ăn ngang ra biển chia cắt.
B. Tài nguyên khoáng sản phong phú, đặc biệt là các mỏ dầu khí ở thềm lục địa.
C. Mang đặc điểm khí hậu của miền Đông Trường Sơn.
D. Các sông có lũ lên nhanh, mùa khô lại rất cạn.
Câu 4: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có lợi để phát triển nền kinh tế mở vì
A. Có nhiều vũng, vịnh thuận lợi xây dựng cảng nước sâu.
B. Vị trí tiếp giáp với Campuchia.
C. Do tiếp giáp với vùng Tây Nguyên rộng lớn.
D. Có quốc lộ 1 xuyên suốt các tỉnh.
Câu 5: Trong nghề cá, Duyên hải Nam Trung Bộ có ưu thế hơn vùng Bắc Trung Bộ là do
A. Có các ngư trường rộng, đặc biệt là hai ngư trường xa bờ.
B. Tất cả các tỉnh đều giáp biển.
C. Bờ biển có các vũng, vịnh, đầm phá.
D. Có các dòng biển gần bờ.
Câu 6: Trong phát triển du lịch biển, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có ưu thế hơn vùng Bắc Trung Bộ là do
A. Có nhiều bãi biển đẹp và nổi tiếng hơn.
B. Có nhiều đặc sản hơn.
C. Có vị trí thuận lợi hơn.
D. Có cơ sở hạ tầng tốt hơn.
Câu 7: Công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đang khởi sắc, phần lớn là do
A. Sự đầu tư của Nhà nước.
B. Thu hút được sự đầu tư của nước ngoài.
C. Khai thác tốt nguồn lợi hải sản.
D. Khai thác dầu khí.
Câu 8: Ý nào không phải là giải pháp để giải quyết vấn đề năng lượng của vùng Duyên hải Nam
A. Sử dụng điện lưới quốc giá.
B. Xây dựng các nhà máy thủy điện.
C. Đầu tư xây dựng nhà máy điện nguyên tử.
D. Nhập điện từ nước ngoài.
Câu 9: Ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, việc nâng cấp quốc lộ 1 và đường sắt Bắc – Nam không
A. Làm tăng vai trò trung chuyển vùng.
B. Đẩy mạnh sự giao lưu giữa các tỉnh trong vùng với TP Đà Nẵng.
C. Đẩy mạnh sự giao lưu giữa các tỉnh trong vùng với TP Hồ Chí Minh.
D. Đẩy mạnh sự giao lưu giữa các tỉnh trong vùng với Tây Nguyên.
Câu 10: Ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, việc phát triển các tuyến đường ngang không
A. Góp phần nổi Tây Nguyên với các cảng nước sâu.
B. Đẩy mạnh giao lưu với vùng Tây Nguyên.
C. Đẩy mạnh giao lưu với khu vực Đông Bắc Thái Lan, Nam Lào.
D. Đẩy mạnh giao lưu giữa các tỉnh trong vùng với TP Hồ Chí Minh.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Rất hạn chế về tài nguyên nhiên liệu, năng lượng.
B. Thu hút đầu tư nước ngoài rất bé nhỏ.
C. Đã hình thành được một chuỗi các trung tâm công nghiệp.
D. Hình thành được một số khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất.
Câu 12: Việc nâng cấp quốc lộ 1 và đường sắt Bắc – Nam ở Nam Trung Bộ không phải để
A. tăng vai trò trung chuyển của vùng.
B. giúp đẩy mạnh sự giao lưu của vùng với Đà Nẵng.
C. giúp đẩy mạnh giao lưu của vùng với TP. Hồ Chí Minh.
D. góp phần phân bố lại các cơ sở kinh tế của vùng.
Câu 13: Việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của Duyên hải Nam Trung Bộ, không phải vì
A. tạo ra những thay đổi lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
B. tạo thế mở cửa nền kinh tế.
C. làm thay đổi quan trọng sự phân công lao động theo lãnh thổ.
D. làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế.
Câu 14: Vai trò của Duyên hải Nam Trung Bộ với Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan sẽ ngày càng quan trọng hơn cùng với việc
A. nâng cấp quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam.
B. xây dựng đường Hồ Chí Minh qua vùng.
C. phát triển và nâng cấp các tuyến đường ngang trong vùng.
D. nâng cấp các sân bay nội địa và quốc tế trong vùng.
Câu 15: Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu, trong đó chủ yếu là do
A. có đường bờ biển dài, ít đảo ven bờ.
B. có nhiều vũng vịnh rộng.
C. bờ biển có nhiều vũng vịnh, thềm lục địa sâu, ít bị sa bồi.
D. có nền kinh tế phát triển nhanh nên nhu cầu vận tàu lớn.
Câu 16: Vấn đề có ý nghĩa cấp bách trong việc phát triển nghề cá của Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. hạn chế nuôi trồng để bảo vệ môi trường ven biển.
B. khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
C. không khai thác ven bờ, chỉ đánh bắt xa bờ.
D. giảm việc khai thác để duy trì trữ lượng thuỷ sản.
Câu 17: Phát triển tổng hợp kinh tế biển giúp vùng Duyên hải Nam Trung Bộ sẽ
A. đem lại hiệu quả kinh tế cao và thúc đẩy nhanh chóng nền kinh tế của vùng.
B. hiệu quả kinh tế chưa cao và thúc đẩy nền kinh tế của vùng phát triển.
C. thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhưng đời sống nhân dân còn khó khăn.
D. khai thác tốt hơn các nguồn tài nguyên từ biển – đảo của vùng.
Câu 18: Thế mạnh vượt trội có khả năng làm biến đổi nhanh chóng nền kinh tế của vùng duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư.
B. Phát triển tổng hợp kinh tế biển.
C. Phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp.
D. Khai thác khoáng sản vùng thềm lục địa.
Câu 19: Tại sao ven biển Nam Trung Bộ có điều kiện thuận lợi để sản xuất muối?
A. Bờ biển có nhiều vũng, đầm phá.
B. Bờ biển dài và vùng biển sâu nhất nước ta.
C. Nhiệt độ cao, nhiều nắng, chỉ có ít sông nhỏ đổ ra biển.
D. Biển nông, không có sông suối đổ ra ngoài biển.
Câu 20: Ngành nuôi trồng thuỷ sản ở duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện phát triển mạnh là nhờ
A. có vùng biển rộng lớn với nhiều bãi tôm, bãi cá, trữ lượng thuỷ sản lớn.
B. trong vùng có nhiều hồ thuỷ điện và hồ thuỷ lợi.
C. có đường biển dài với nhiều cửa sông, vũng vịnh, đầm phá.
D. khí hậu quanh năm nóng, ít biến động.
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Để phát triển công nghiệp, vấn đề cần quan tâm nhất ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Giải quyết tốt vấn đề năng lượng.
B. Giải quyết vấn đề nước.
C. Bổ sung nguồn lao động.
D. Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.
Câu 2: Chuỗi đô thị tương đối lớn và đang thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Đà Nẵng, Tuy Hòa, Nha Trang, Phan Thiết.
B. Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Nha Trang.
C. Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết.
D. Nha Trang, Phan Thiết, Phan Rang – Tháp Chàm.
Câu 3: Vì sao những năm gần đây hoạt động công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều khởi sắc?
A. cơ sở hạ tầng được cải thiện, thu hút đầu tư nước ngoài.
B. cơ sở năng lượng của vùng được đảm bảo.
C. số lượng và chất lượng lao động tăng.
D. vị trí địa lí thuận lợi trao đổi hàng hóa.
4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)
Câu 1: Ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, việc phát triển các tuyến đường ngang không mang ý nghĩa nào?
A. Đẩy mạnh giao lưu giữa các tỉnh trong vùng với TP Hồ Chí Minh.
B. Góp phần nối Tây Nguyên với các cảng nước sâu.
C. Đẩy mạnh giao lưu với vùng Tây Nguyên.
D. Đẩy mạnh giao lưu với khu vực Đông Bắc Thái Lan, Nam Lào.
Câu 2: Nhà máy điện nguyên tử đầu tiên của Việt Nam dự định xây dựng tỉnh nào sau đây ở Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Quảng Nam.
B. Quảng Ngãi.
C. Ninh Thuận.
D. Bình Thuận.
Câu 3: Ý nghĩa của các tuyến đường ngang (19, 26...) nối Tây Nguyên với các cảng nước sâu ở Duyên hải Nam Trung Bộ không phải là
A. Giúp mở rộng các vùng hậu phương của các cảng này.
B. Giúp cho vùng mở cửa hơn nữa.
C. Nâng cao vai trò quan trọng hơn của vùng trong quan hệ với Tây Nguyên.
D. Đẩy mạnh giao lưu của vùng với TP. Hồ Chí Minh