Trắc nghiệm địa lí 12 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án Địa lí 12kì 1 soạn theo công văn 5512

BÀI 25: TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP

(40 câu)

 

1. NHẬN BIẾT (16 CÂU)

Câu 1: Hiện nay, nước ta được phân thành mấy vùng nông nghiệp?

A. 5 vùng.     

B. 4 vùng.

C. 7 vùng.     

D. 8 vùng.

Câu 2: Trong số các vùng nông nghiệp sau đây, vùng nào có trình độ thâm canh cao hơn?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Tây Nguyên.

Câu 3: Trong số các vùng nông nghiệp sau đây, vùng nào có trình độ thâm canh cao hơn?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Tây Nguyên.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 4: Trong số các vùng nông nghiệp sau đây, vùng nào có trình độ thâm canh cao hơn?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Đông Nam Bộ.

D. Tây Nguyên.

Câu 5: Xét về điều kiện sinh thái nông nghiệp, vùng nào sau đây ít chịu khô hạn và thiếu nước về mùa khô?

A. Duyên hải Nam Trung Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Đông Nam Bộ.

D. Tây Nguyên.

Câu 6: Vùng nào sau đây có nhiều đất phèn, đất mặn và nhiều diện tích rừng ngập mặn hơn các vùng khác

A. Đồng bằng sông Cửu Long.

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Đông Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 7: Các vùng nông nghiệp Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đều

A. Thế mạnh vê cà phê và cao su.

B. Ngành công nghiệp chế biến phát triển mạnh.

C. Trình độ thâm canh cao.

D. Thế mạnh về nuôi trồng thủy hải sản.

Câu 8: Các vùng nông nghiệp đông nam bộ và đồng bằng sông cửu long đều có

A. Nhiều đất phèn, đất mặn.

B. Trình độ thâm canh cao, sử dụng nhiều vật tư nông nghiệp.

C. Thế mạnh về lúa và nuôi trồng thủy hải sản.

D. Điều kiện giao thông vận tải không thuận lợi.

Câu 9: Các vùng nông nghiệp Trung du và miền núi Bắc Bộ, đồng bằng sông hồng đều có

A. Mật độ dân số cao.

B. Trình độ thâm canh cao.

C. Mùa đông lạnh.

D. Thế mạnh về các cây chè, sở, hồi.

Câu 10: Vùng Tây nguyên tập trung ở mức độ rất cao vào

A. Nuôi lợn và thủy sản nước ngọt.

B. Trồng cà phê và đậu tương.

C. Trồng đay và cói.

D. Trồng chè và dừa.

Câu 11: Kinh tế trang trại ở nước ta

A. Là một mô hình sản xuất của nền nông nghiệp cổ truyền.

B. Chỉ tập trung vào trồng cây hàng năm.

C. Chỉ tập trung vào trồng cây lâu năm.

D. Phát triển kinh tế hộ gia đình.

Câu 12: Kinh tế trang trại ở nước ta

A. Mới được hình thành và phát triển từ năm 2010.

B. Góp phần đưa nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa.

C. Chỉ tập trung vào ngành trồng trọt.

D. Chỉ tập chung vào nuôi trồng thủy sản.

Câu 13: Thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô là đặc điểm tự nhiên chung của vùng nào?

A. Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ.

B. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

C. Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ.

D. Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 14: Vùng nông nghiệp nào dưới đây có hướng chuyên môn hoá là cây thực phẩm, các loại rau cao cấp, cây ăn quả?

A. Trung du miền núi Bắc Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Đông Nam Bộ.

Câu 15: Nền kinh tế thúc đẩy sản xuất nông - lâm nghiệp và thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá là

A. kinh tế hộ gia đình.

B. kinh tế trang trại.

C. kinh tế hợp tác xã.

D. kinh tế vùng nông nghiệp.

Câu 16: Mô hình kinh tế đang phát triển mạnh đưa nông nghiệp nước ta tiến lên sản xuất hàng hoá là

A. Các doanh nghiệp nông, lâm, thuỷ sản.

B. Các hợp tác xã nông, lâm, thuỷ sản.

C. Kinh tế hộ gia đình.

D. Kinh tế trang trại.

2. THÔNG HIỂU (18 CÂU)

Câu 1: Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về điều kiện kinh tế - xã hội của vùng nông nghiệp Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Có mật độ dân số.

B. Người dân có kinh nghiệm sau nả xuất lâm nghiệp.

C. Chưa có cơ sở chế biến nông sản.

D. Giao thông ở vùng núi thuận lợi.

Câu 2: Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về điều kiện kinh tế - xã hội của vùng nông nghiệp Tây Nguyên?

A. Có mật độ dân số cao.

B. Công nghệ chế biến phát triển mạnh.

C. Có nhiều dân tộc ít người.

D. Điều kiện giao thông rất khó khăn.

Câu 3: Điểm giống nhau của hai vùng nông nghiệp đồng bằng sông Hồng và duyên hải Nam Trung Bộ là

A. Đều có đồng bằng châu thổ với nhiều ô trũng.

B. Đều có nhiều vũng vịnh thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

C. Có thế mạnh về lúa và nuôi trồng thủy sản.

D. Có mùa đông lạnh.

Câu 4: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về sự thay đổi tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nước ta

A. Tăng cường chuyên môn hóa sản xuất.

B. Phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn.

C. Đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp.

D. Khai thác hợp lí hơn sự đa dạng của điều kiện tự nhiên.

Câu 5: Cơ cấu sản phẩm của vùng trung du và miền núi bắc bộ giai đoạn 1995 -2005 có xu hướng?

A. Tăng tỉ trọng của lợn và thủy sản nước ngọt.

B. Giảm tỉ trọng của điều và cao su.

C. Tăng tỉ trọng của cà phê và cói.

D. Giảm tỉ trọng của đay và dừa.

Câu 6: Một trong những lí do khiến vùng đồng bằng sông Cửu Long hình thành nhiều trang trại nuôi trồng thủy sản là

A. Được nhà nước hỗ trợ toàn bộ.

B. Hệ thống sông ngòi không bị cạn nước về mùa khô.

C. Tốc độ đô thị hóa và tăng dân số nhanh.

D. Có diện tích mặt nước, rừng ngập mặn lớn.

Câu 7: Trình độ thâm canh cao; sản xuất hàng hóa, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp là đặc điểm sản xuất của các vùng nông nghiệp sau

A. Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

B. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

C. Tây Nguyên và đồng bằng sông Hồng.

D. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

Câu 8: Tây Nguyên không phải là vùng

A. có các cao nguyên badan rộng lớn, ở các độ cao khác nhau.

B. nhiều đất đỏ đá vôi và đất xám bạc màu trên phù sa cổ.

C. khí hậu phân ra hai mùa mưa - khô rõ rệt.

D. thiếu nước về mùa khô.

Câu 9: Kinh tế trang trại ở nước ta có đặc điểm nào dưới đây?

A. Phát triển từ nền kinh tế hợp tác xã.

B. Số lượng trang trại có xu hướng giảm.

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều trang trại nhất.

D. Trang trại chăn nuôi có tốc độ phát triển nhanh nhất.

Câu 10: Việc hình thành các vùng chuyên canh ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long thể hiện xu hướng

A. Tăng cường tình trạng độc canh.

B. Tăng cường chuyên môn hóa sản xuất.

C. Đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp.

D. Tăng cường sự phân hóa lãnh thổ sản xuất.

Câu 11: Đa dạng hóa nông nghiệp sẽ có tác động nào dưới đây?

A. Tạo nguồn hàng tập trung cho xuất khẩu.

B. Giảm bớt tình trạng độc canh.

C. Giảm thiểu rủi ro trước biến động của thị trường.

D. Tạo điều kiện cho nông nghiệp hàng hoá phát triển.

Câu 12: Nước ta không có vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm nào?

A. Bắc Trung Bộ.

B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

C. Tây Nguyên.

D. Đông Nam Bộ.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng với điều kiện kinh tế - xã hội của vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng?

A. Dân số đông nhất cả nước.

B. Dân có kinh nghiệm thâm canh lúa nước.

C. Mạng lưới đô thị dày đặc; các thành phố lớn tập trung công nghiệp chế biến.

D. Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đang được đẩy mạnh.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng với kinh tế trang trại của nước ta?

A. Phát biểu từ kinh tế hộ gia đình.

B. Từng bước đưa nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa.

C. Số lượng trang trại nhiều nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long.

D. Trong cơ cấu theo loại hình sản xuất, tỉ trọng trang trại chăn nuôi lớn nhất.
Câu 15: Yếu tố chính tạo ra sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên là

A. Trình độ thâm canh.

B. Điều kiện về địa hình.

C. Đặc điểm về đất đai và khí hậu.

D. Truyền thống sản xuất của dân cư.

Câu 16: Thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô là khó khăn lớn nhất của về tự nhiên đối với việc phát triển cây công nghiệp ở vùng nào của nước ta?

A. Tây Nguyên.

B. Tây Bắc.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Đông Bắc.

Câu 17: Việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến có tác động nào dưới đây?

A. Tạo thêm nhiều nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.

B. Dễ thực hiện cơ giới hóa, hóa học hóa, thuỷ lợi hóa.

C. Nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

D. Khai thác tốt tiềm năng về đất đai, khí hậu của mỗi vùng.

Câu 18: Sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp ngày càng sâu sắc là do

A. Sự khác biệt về trình độ thâm canh và kinh nghiệm sản xuất.

B. Sự phân hóa địa hình, khí hậu, đất đai, sông ngòi giữa các vùng.

C. Đa dạng hóa nông nghiệp và đa dạng hóa kinh tế nông thôn.

D. Đẩy mạnh xây dựng nhà máy chế biến, giao thông vận tải.

3. VẬN DỤNG (4 CÂU)

Câu 1: Đâu là nhóm nhân tố tạo nên nền chung của sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp?

A. Điều kiện kinh tế - xã hội.

B. Vị trí địa lý.

C. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

D. Lịch sử hình thành và khai thác lãnh thổ.

Câu 2: Sản phẩm chuyên môn hóa của vùng nông nghiệp Tây Nguyên chủ yếu là

A. Bò sữa.

B. Cây công nghiệp ngắn ngày.

C. Cây công nghiệp dài ngày.

D. Gia cầm.

Câu 3: Sự biến động của sản xuất hàng hóa là do sự biến động của

A. chính sách phát triển.

B. nguồn vốn đầu tư.

C. các yếu tố tự nhiên.

D. thị trường.

Câu 4: Chuyên môn hóa cây chè ở Tây Nguyên chủ yếu dựa vào thế mạnh về

A. đất đỏ badan

B. khí hậu cận nhiệt đới ở nơi cao trên 1000m.

C. sự phân hóa hai mùa mưa, khô rõ rệt.

D. địa hình có các cao nguyên badan rộng lớn.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Ở nước ta, số lượng trang trại có nhiều nhất ở vùng

A. Đồng bằng sông Cửu Long.

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Đông Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 2: Ở vùng Tây Nguyên, tỉnh nào có diện tích chè lớn nhất?

A. Đắk Nông.

B. Đắk Lắk.

C. Lâm Đồng.

D. Kon Tum.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay