Đề thi cuối kì 1 KHTN 9 Vật lí Chân trời sáng tạo (Đề số 4)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 9 (Vật lí) chân trời sáng tạo Cuối kì 1 Đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 học kì 1 môn KHTN 9 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án vật lí 9 chân trời sáng tạo

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1

KHOA HỌC TỰ NHIÊN (VẬT LÍ) 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

NĂM HỌC: 2024 – 2025

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Công cơ học phụ thuộc vào yếu tố nào?

A. Lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển theo hướng của lực.        

B. Khối lượng của vật và quãng đường vật dịch chuyển.  

C. Lực tác dụng vào vật và khối lượng của vật.     

D. Quãng đường vật dịch chuyển và vận tốc chuyển động của vật.

Câu 2. Một tia sáng Mặt Trời truyền qua một lăng kính sẽ ló ra như thế nào?

A. Bị tách ra thành nhiều tia sáng có màu khác nhau.                

B. Vẫn là một tia sáng trắng.

C. Bị tách ra nhiều thành tia sáng trắng.                                   

D. Là một tia sáng trắng có viền màu. 

Câu 3. Hiện tượng phản xạ toàn phần là: 

A. Hiện tượng phản xạ toàn bộ tia tới, xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

B. Hiện tượng phản xạ toàn bộ tia tới khi gặp bề mặt nhẵn.

C. Hiện tượng tia sáng bị đổi hướng đột ngột, xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

D Hiện tượng tia sáng bị gãy khúc, xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

Câu 4. Một học sinh phát biểu: phản xạ toàn phần là phản xạ ánh sáng khi không có khúc xạ. Trong ba trường hợp truyền ánh sáng như hình vẽ, trường hợp nào có hiện tượng phản xạ toàn phần

Tech12h

A. Trường hợp (1)                             

B. Trường hợp (2)

C. Trường hợp (3)                             

D. Cả (1), (2) và (3) đều không

Câu 5. Để tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào chiều dài dây dẫn, cần phải xác định và so sánh điện trở của các dây dẫn có những đặc điểm nào?

A. Các dây dẫn này phải có cùng tiết diện, được làm từ cùng một vật liệu nhưng có chiều dài khác nhau.

B. Các dây dẫn này phải có cùng chiều dài, được làm từ cùng một vật liệu nhưng có tiết diện khác nhau.

C. Các dây dẫn này phải có cùng chiều dài, cùng tiết diện nhưng được làm bằng các vật liệu khác nhau.

D. Các dây dẫn này phải được làm từ cùng một vật liệu nhưng có chiều dài và tiết diện khác nhau.

Câu 6. Điện trở của một dây dẫn và tiết diện dây dẫn có mối quan hệ

A. tỉ lệ thuận.

B. tỉ lệ nghịch.

C. bằng nhau

D. không phụ thuộc.

Câu 7. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn sẽ

A. luân phiên tăng giảm

B. không thay đổi

C. giảm bấy nhiêu lần

D. tăng bấy nhiêu lần

Câu 8. Nếu giảm chiều dài của một dây dẫn đi 4 lần và tăng tiết diện dây đó lên 4 lần thì điện trở suất của dây dẫn sẽ

A. không đổi.

B. tăng 16 lần.

C. giảm 16 lần.

D. tăng 8 lần.

B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) 

Một con lắc gồm vật nặng có khối lượng 2 kg được treo vào đầu sợi dây nhẹ, không dãn. Từ vị trí cân bằng O ban đầu, vật được nâng lên 0,5 m đến điểm A rồi thả nhẹ (hình bên). Chọn gốc thế năng tại O. Coi cơ năng của vật không đổi.

a) Tính cơ năng của vật tại A.

b) Tính tốc độ của vật khi đi qua điểm O.

Tech12h

Câu 2. (2,0 điểm) 

a) Hãy cho biết thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng?

b) Khi người thợ lặn ở dưới nước nhìn lên trên chỉ thấy có một vùng hình tròn sáng ở mặt nước, phía ngoài vùng đó bị tối đen mặc dù bên trên không có vật che sáng. Em hãy giải thích hiện tượng này.

Câu 3. (2,0 điểm) 

a) Một vật sáng AB được đặt trước một thấu kính, vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính, cho ảnh A’B’ ngược chiều và lớn hơn AB như hình vẽ.

Tech12h

Hãy cho biết đây là thấu kính hội tụ hay phân kì? Vì sao?

b) Tiêu cự của thấu kính có phụ thuộc vào màu sắc ánh sáng không? Vì sao?

BÀI LÀM

............................................................................................................................................. 

............................................................................................................................................. 

............................................................................................................................................. 

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN (VẬT LÍ) 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

NĂNG LƯỢNG CƠ HỌC

1. Cơ năng

0

2

0

2

2,0

điểm

2. Công và công suất

1

1

0

0,5 điểm

ÁNH SÁNG

3. Khúc xạ ánh sáng

0

1

1

0

2

2,0 điểm

4. Tán sắc ánh sáng qua lăng kính. Màu sắc của vật

1

1

0

0,5 điểm

5. Phản xạ toàn phần

1

1

2

0

1,0 điểm

6. Thấu kính. Kính lúp

0

2

0

2

2,0 điểm

7. Điện trở. Định luật Ohm

3

1

4

0

2,0 điểm

Tổng số câu TN/TL

6

1

2

2

0

2

0

1

8

6

14

Điểm số

3

1

1

2

0

2

0

1

4

6

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

 
 

TRƯỜNG THCS.........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (VẬT LÍ) – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

NĂNG LƯỢNG CƠ HỌC

1. Cơ năng

Vận dụng

- Viết được biểu thức tính động năng của vật.

- Viết được biểu thức tính thế năng của vật ở gần mặt đất.

- Nêu được cơ năng là tổng động năng và thế năng của vật.

- Vận dụng khái niệm cơ năng phân tích được sự chuyển hóa năng lượng trong một số trường hợp đơn giản.

2

C1

2. Công và công suất

Nhận biết

- Viết được biểu thức tính công: công có giá trị bằng lực nhân với quãng đường dịch chuyển theo hướng của lực.

1

C1

ÁNH SÁNG

3. Khúc xạ ánh sáng

Nhận biết

- Nêu được khái niệm hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

- Vận dụng kiến thức về sự khúc xạ ánh sáng, giải thích được một số hiện tượng thường gặp trong thực tế.

1

C2a

 

Vận dụng cao

1

C2b

4. Tán sắc ánh sáng qua lăng kính. Màu sắc của vật

Nhận biết

- Giải thích được một cách định tính sự tán sắc ánh sáng Mặt Trời qua lăng kính.

1

C2

5. Phản xạ toàn phần

Nhận biết

- Nắm được khái niệm hiện tượng phản xạ toàn phần, điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần.

1

C3

Thông hiểu

1

C4

6. Thấu kính. Kính lúp

Thông hiểu

- Nêu được đặc điểm của ảnh thu được bởi thấu kính hội tụ.

- Vận dụng được sự phụ thuộc của tiêu cự vào chiết suất để giải thích câu hỏi.

2

C3

7. Điện trở. Định luật Ohm

Nhận biết

- Nắm được biểu thức định luật Ohm: cường độ dòng điện đi qua một đoạn dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của nó.

- Nắm được công thức tính điện trở của dây dẫn. 

3

C5,6,7

Thông hiểu

1

C8

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Vật lí 9 Chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay