Đề thi giữa kì 1 KHTN 9 Vật lí Chân trời sáng tạo (Đề số 5)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 9 (Vật lí) chân trời sáng tạo Giữa kì 1 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 giữa kì 1 môn KHTN 9 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án vật lí 9 chân trời sáng tạo

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

KHOA HỌC TỰ NHIÊN (VẬT LÍ) 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Trường hợp nào dưới đây có cơ năng?

A. Quả bóng đang bay lên cao.

B. Hòn đá trên mặt đất.

C. Ô tô đang chờ đèn đỏ.

D. Cánh quạt đứng yên.

Câu 2. Khi tăng tốc một vật từ tốc độ v lên tốc độ 2v, động năng của nó

A. tăng lên 2 lần.                                  

B. giảm đi 2 lần.

C. tăng lên 4 lần.                                  

D. giảm đi 4 lần.

Câu 3. Công cơ học được tính theo công thức nào sau đây?

A. Tech12h

B. Tech12h

C. A = F.s.

D. A = F + s.

Câu 4. Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc khúc xạ là góc tạo bởi

A. tia khúc xạ và đường pháp tuyến tại điểm tới.       

B. tia khúc xạ và tia tới.    

C. tia khúc xạ và mặt phân cách giữa hai môi trường.

D. tia khúc xạ và mặt phẳng tới.

Câu 5. Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến sự khúc xạ ánh sáng?

A. Chiếc bút chì đặt trong cốc nước trông như bị gãy khúc tại mặt nước.  

B. Ảnh của cá dưới nước trông ở gần mặt nước hơn vị trí thực tế của cá. 

C. Mặt Trời vừa lặn xuống dưới đường chân trời nhưng bầu trời vẫn chưa tối hẳn.

D. Tia nắng truyền xuyên qua khe hở nhỏ trên tường tạo nên vệt sáng trên sàn nhà.

Câu 6. Sự phân tích ánh sáng trắng có thể được quan sát trong thí nghiệm chiếu một chùm sáng trắng

A. qua một lăng kính.

B. vào gương phẳng.

C. qua một tấm thủy tinh mỏng.

D. vào mặt hồ..

Câu 7. Một công nhân dùng sức kéo vật có trọng lượng 200 N lên độ cao 12 m so với mặt đất trong thời gian 2 phút. Công suất cần thiết mà công nhân đã thực hiện là

A. 100 W.

B. 20 W.

C. 50 W.

D. 200 W.

Câu 8. Khi truyền trong chân không, ánh sáng có tốc độ là 300 000 km/s. Biết chiết suất của nước là 1,333. Ánh sáng truyền trong nước với tốc độ là

A. 150 000 km/s.         

B. 225 000 km/s.              

C. 300 000 km/s.                        

D. 450 000 km/s.

B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). 

a) Hãy chỉ ra sự biến đổi từ một dạng năng lượng này sang một dạng năng lượng khác trong trường hợp thủ môn phát bóng lên cao.

b) Một vật khối lượng m = 1,5 kg được thả rơi từ độ cao 3 m so với mặt đất. Chọn gốc thế năng ở mặt đất, tính tốc độ của vật ở độ cao 1,5m so với mặt đất. Cho rằng cơ năng của vật không thay đổi.

Câu 2 (2 điểm). Em có một tấm kính lọc A màu đỏ và một tấm kính lọc B màu tím. Nếu nhìn một tờ giấy trắng qua hai tấm lọc kính đó thì em sẽ thấy tờ giấy màu gì? Vì sao?

Câu 3 (2 điểm). Xe cứu hộ giao thông thực hiện công 150 000 J để kéo xe con di chuyển đều liên tục trong thời gian 1 phút.

a) Tính công suất của lực kéo xe biết lực kéo này có phương nằm ngang.

b) Biết xe con được kéo và chuyển động đều trên đường với tốc độ là 10 m/s. Tính lực kéo trong khoảng thời gian đó.

 

BÀI LÀM:

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………


 

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN (VẬT LÍ) 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

NĂNG LƯỢNG CƠ HỌC

1. Cơ năng

2

1 ý

1 ý

2

1

3

2. Công và công suất

1

1

1

1

1

3

ÁNH SÁNG

3. Khúc xạ ánh sáng

2

1

3

0

1,5

4. Tán sắc ánh sáng qua lăng kính. Màu sắc của vật

1

1

1

1

2,5

Tổng số câu TN/TL

6

1

2

1

0

1

0

1

8

3

Điểm số

3

1

1

2

0

2

0

1

4

6

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm


 

TRƯỜNG THCS.........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN (VẬT LÍ) 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

NĂNG LƯỢNG CƠ HỌC

 

1. Cơ năng 

Nhận biết

- Nhận biết được trường hợp có cơ năng.

- Nhận biết được động năng của vật thay đổi khi thay đổi vận tốc của vật.

- Nhận biết được sự chuyển hóa năng lượng.

1 ý

2

C1a

C1,2

Vận dụng cao

- Phân tích được sự chuyển hóa năng lượng trong một số trường hợp.

1 ý

C1b

2. Công và công suất

Nhận biết

- Nhận biết được công thức tính công.

1

C3

Thông hiểu

- Xác định được công suất của một vật trong trường hợp đơn giản.

1

C7

Vận dụng

- Vận dụng tính công suất trong một số trường hợp đơn giản.

1

C3

ÁNH SÁNG

3. Khúc xạ ánh sáng

Nhận biết

- Nhận biết được các quy ước trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

- Nhận biết được hiện tượng không liên quan hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

2

C4,5

Thông hiểu

- Vận dụng được định luật khúc xạ ánh sáng trong một số trường hợp đơn giản.

1

C8

4. Tán sắc ánh sáng qua lăng kính. Màu sắc của vật

Nhận biết

- Nhận biết được hiện tượng tán sắc ánh sáng.

1

C6

Thông hiểu

- Trình bày được kiến thức về màu sắc ánh sáng, giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế.

1

C2

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Vật lí 9 Chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay