Đề thi cuối kì 1 kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo (Đề số 1)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 chân trời sáng tạo cuối kì 1 đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 cuối kì 1 môn GDKTPL 11 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo

PHÒNG GD & ĐT ………………

TRƯỜNG THPT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: … phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

     Câu 1 (0,25 điểm). Thất nghiệp là tình trạng người lao động ...

  1. có nhiều cơ hội việc làm nhưng không muốn làm việc.
  2. mong muốn có việc làm nhưng chưa tìm được việc làm.
  3. muốn tìm công việc phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ.
  4. muốn tìm công việc yêu thích và và gần với địa bàn cư trú.

     Câu 2 (0,25 điểm). Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây:

“Thị trường việc làm là nơi diễn ra sự thỏa thuận, xác lập hợp đồng làm việc giữa ………. về việc làm, tiền lương và điều kiện làm việc”.

  1. người lao động với nhau.
  2. người sử dụng lao động với nhau.
  3. người lao động và người sử dụng lao động.
  4. người lao động với nhân viên môi giới việc làm.

     Câu 3 (0,25 điểm). Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây:

“……. là những suy nghĩ, hành động sáng tạo, có tính khả thi, có thể đem lại lợi nhuận trong kinh doanh”.

  1. Ý tưởng kinh doanh.
  2. Lợi thế nội tại.
  3. Cơ hội kinh doanh.
  4. Cơ hội bên ngoài.

     Câu 4 (0,25 điểm). Có kiến thức, kĩ năng về ngành nghề/ lĩnh vực kinh doanh - đó là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?

  1. Năng lực thực hiện trách nhiệm với xã hội.
  2. Năng lực chuyên môn.
  3. Năng lực định hướng chiến lược.
  4. Năng lực nắm bắt cơ hội.

     Câu 5 (0,25 điểm). Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…..) trong khái niệm sau đây:

“ ……… là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản được biểu hiện cụ thể trong các lĩnh vực kinh doanh, có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn hành vi của các chủ thể trong kinh doanh”.

  1. Ý tưởng kinh doanh.
  2. Cơ hội kinh doanh.
  3. Mục tiêu kinh doanh.
  4. Đạo đức kinh doanh.

     Câu 6 (0,25 điểm). Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (……) trong khái niệm sau đây:

“Văn hóa tiêu dùng là một bộ phận của văn hoá dân tộc, là những nét đẹp trong tập quán, ………. của cộng đồng và cả dân tộc được hình thành và phát triển theo thời gian, thể hiện các giá trị văn hoá của con người trong tiêu dùng”.

  1. phương thức lưu thông.
  2. kĩ thuật sản xuất.
  3. thói quen tiêu dùng.
  4. thuần phong mĩ tục.

     Câu 7 (0,25 điểm). Trong nền kinh tế thị trường, việc làm ...

  1. tồn tại dưới nhiều hình thức, bị giới hạn về không gian và thời gian.
  2. chỉ tồn tại dưới một hình thức duy nhất và bị giới hạn về không gian.
  3. tồn tại dưới nhiều hình thức; không giới hạn về không gian, thời gian.
  4. chỉ tồn tại dưới một hình thức duy nhất, không giới hạn về thời gian.

     Câu 8 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế?

  1. Khiến cho sản xuất hàng hóa ngày càng đơn điệu về mẫu mã, chủng loại.
  2. Định hướng hoạt động sản xuất; thúc đẩy sản xuất hàng hóa ngày càng đa dạng.
  3. Thỏa mãn nhu cầu của người sản xuất, mang lại lợi nhuận cho người tiêu dùng.
  4. Là yếu tố đầu vào của sản xuất, kích thích sản xuất, thúc đẩy kinh tế phát triển.

     Câu 9 (0,25 điểm). Căn cứ vào tính chất, thất nghiệp được chia thành 2 loại hình nào?

  1. thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện.
  2. thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp không tự nguyện.
  3. thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu.
  4. thất nghiệp tự nhiên và thất nghiệp chu kì.

     Câu 10 (0,25 điểm). Thông qua các dịch vụ kết nối nhà tuyển dụng và người lao động, thị trường việc làm giúp cho thị trường lao động nhanh chóng đạt đến trạng thái

  1. thiếu hụt lực lượng lao động.
  2. dư thừa lực lượng lao động.
  3. chênh lệch cung - cầu lao động.
  4. cân bằng cung - cầu lao động.

     Câu 11 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phải là dấu hiệu nhận diện một ý tưởng kinh doanh tốt?

  1. Tính trừu tượng, phi thực tế.
  2. Tính mới mẻ, độc đáo.
  3. Lợi thế cạnh tranh.
  4. Tính khả thi.

     Câu 12 (0,25 điểm). Theo em, việc có năng lực tạo dựng mối quan hệ sẽ giúp ích cho việc kinh doanh như thế nào?

  1. Tìm kiếm được nhiều người mua hàng hơn
  2. Có được các sự giúp đỡ cần thiết, học tập thêm được nhiều kinh nghiệm
  3. Có nhiều người cùng chí hướng
  4. Thực hiện được các nhiệm vụ kinh doanh một cách nhanh chóng

     Câu 13 (0,25 điểm). Chủ thể nào dưới đây đã thực hiện tốt đạo đức kinh doanh?

  1. Công ty T bịa đặt thông tin sai sự thật về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp A.
  2. Cửa hàng V thường xuyên lấy ý kiến của khách hàng để cải thiện chất lượng dịch vụ.
  3. Nhân viên của Công ty X có thái độ tiêu cực, khi khách hàng phản hồi về sản phẩm.
  4. Công ty chế biến nông sản X tìm cách ép giá thu mua nông sản của bà con nông dân.

     Câu 14 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phải là đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng Việt Nam?

  1. Tính giá trị.
  2. Tính thời đại.
  3. Tính hợp lí.
  4. Tính khôn vặt.

     Câu 15 (0,25 điểm). Trường hợp dưới đây đề cập đến loại hình thất nghiệp nào?

Trường hợp. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngành X đang đổi mới công nghệ sản xuất, ứng dụng tin học trong quản lí, đưa máy móc tự động hoá vào sản xuất. Điều này làm cho nhu cầu lao động của ngành X giảm, nhiều lao động trong ngành X phải nghỉ việc, rơi vào tình trạng thất nghiệp.

  1. Thất nghiệp tạm thời.
  2. Thất nghiệp cơ cấu.
  3. Thất nghiệp chu kì.
  4. Thất nghiệp tự nguyện.

     Câu 16 (0,25 điểm). Đâu là ưu điểm của cơ chế thị trường?

  1. Cơ chế thị trường đã khiến các chủ thể kinh tế cạnh tranh không lành mạnh vì chạy theo lợi nhuận.
  2. Cơ chế thị trường tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng, có thể dẫn tới lạm phát.
  3. Cơ chế thị trường đã làm khoảng cách giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội ngày càng tăng lên
  4. Cơ chế thị trường luôn đòi hỏi các chủ doanh nghiệp phải linh hoạt, sáng tạo để cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ có chất lượng.

     Câu 17 (0,25 điểm). Cửa hàng ăn vặt tại cổng trường của hộ ông H, những tháng gần đây buôn bán rất tốt do món khoai tây chiên của quán ông bà được rất nhiều các em học sinh thích và đón nhận. Theo em, sắp tới ông H sẽ có dự định gì cho cửa hàng của mình?

  1. Hộ ông H sẽ thu hẹp lại quy mô kinh doanh của nhà mình
  2. Hộ gia đình của ông H sẽ thêm vào một số món ăn khác trong thực đơn của quán
  3. Hộ gia đình của ông H sẽ nghĩ đến việc mở rộng quy mô kinh doanh của mình
  4. Gia đình ông H sẽ thay đổi món khoai tây chiên trong thực đơn của quán

     Câu 18 (0,25 điểm). Vì sao cần phải có năng lực dự báo và kiểm soát rủi ro trong kinh doanh?

  1. Giúp cho doanh nghiệp đó có thêm việc cho nhân viên làm
  2. Góp phần đảm bảo uy tín cho doanh nghiệp
  3. Xây dựng được các hàng rào tránh khỏi các nguy hiểm tiềm ẩn, giảm thiểu tối đa các tác động khi có các tác động tiêu cực xảy ra
  4. Giúp doanh nghiệp không gặp phải các vấn đề tiêu cực

     Câu 19 (0,25 điểm). Nhân vật nào trong tình huống sau đây đã vi phạm đạo đức kinh doanh?

Tình huống. Ông X mua chiếc tàu có tổng dung tích trên 40 m3, máy nổ và các phụ tùng để hút cát từ lòng sông Hồng lên khoang tàu. Sau khi lắp ráp xong, ông X không đăng kí, đăng kiểm nhưng vẫn sử dụng tàu để khai thác cát. Mặc dù chưa có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng ông X vẫn giao tàu cho anh T (con trai) quản lí, sử dụng,trong khi anh T chưa có giấy phép điều khiển phương tiện giao thông đường thủy. Phát hiện hành vi sai phạm của gia đình ông X, anh M đã báo cáo sự việc với lực lượng công an.

  1. Anh M và ông X.
  2. Ông X và anh T.
  3. Anh M và anh T.
  4. Ông X, anh T và anh M.

     Câu 20 (0,25 điểm). Thói quen tiêu dùng của anh A trong trường hợp dưới đây phản ánh về đặc điểm nào trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam?

Trường hợp. Thu nhập của anh A tăng nhanh trong những năm gần đây, tác động đến hành vi tiêu dùng. Ngoài ra, giá cả cũng là yếu tố quan trọng trong những quyết định tiêu dùng của anh. Anh A tiêu dùng ngày càng thông minh và kĩ tính hơn, quan tâm đến các thông tin về sản phẩm như nguồn gốc xuất xứ, mẫu mã, chất lượng.

  1. Tính kế thừa.
  2. Tính giá trị.
  3. Tính thời đại.
  4. Tính hợp lí.
  5. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)

     Câu 1 (2,0 điểm).

  1. Thất nghiệp là gì? Có những loại hình thất nghiệp nào?
  2. Em hãy cho biết thất nghiệp đã tác động đến người lao động, doanh nghiệp và nền kinh tế như thế nào?

     Câu 2 (2,0 điểm). Em hãy cho biết các hành vi tiêu dùng sau đây có phải là tiêu dùng có văn hoá không. Giải thích vì sao.

  1. Khi đi du lịch, chị M thường mua các sản phẩm của địa phương về làm quà cho những người thân trong gia đình.
  2. Chị T ưu tiên lựa chọn sản phẩm nhựa, sử dụng một lần vì sự tiện lợi.

 Câu 3 (1,0 điểm). Em hãy đưa ra lời khuyên cho nhân vật trong trường hợp sau:

Anh H mới tốt nghiệp đại học nhưng khả năng sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin cũng như kĩ năng giao tiếp còn nhiều hạn chế. Anh đã ba lần tham gia tuyển dụng nhưng vẫn chưa tìm được việc làm.

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         ……

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT  – BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

CHỦ ĐỀ 2: LẠM PHÁT, THẤT NGHIỆP

4. Thất nghiệp trong kinh tế thị trường

1

1

1

 

1

 

 

 

3

1

2,75

CHỦ ĐỀ 3: THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM

5. Thị trường lao động, việc làm

2

 

1

 

1

 

 

1

4

1

2,0

CHỦ ĐỀ 4: Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH

6. Ý tưởng và cơ hội kinh doanh

1

 

1

 

1

 

 

 

3

0

0,75

7. Năng lực cần thiết của người kinh doanh

1

 

1

 

1

 

 

 

3

0

0,75

CHỦ ĐỀ 5: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

8. Đạo đức kinh doanh

1

 

1

 

1

 

 

 

3

0

0,75

CHỦ ĐỀ 6: VĂN HÓA TIÊU DÙNG

9. Văn hóa tiêu dùng

2

 

1

1

1

 

 

 

4

1

3,0

Tổng số câu TN/TL

8

1

6

1

6

0

0

1

20

3

10,0

Điểm số

2,0

2,0

1,5

2,0

1,5

0

0

1,0

5,0

5,0

10,0

Tổng số điểm

Tỉ lệ

4,0 điểm

40 %

3,5 điểm

35 %

1,5 điểm

15 %

1,0 điểm

10 %

10,0 điểm

100 %

10,0 điểm

TRƯỜNG THPT .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT

– BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

 

TL

LẠM PHÁT, THẤT NGHIỆP

3

1

 

 

Bài 4: Thất nghiệp trong kinh tế thị trường

Nhận biết

- Biết được thất nghiệp là gì.

- Nêu được khái niệm thất nghiệp, các loại hình thất nghiệp và tác động của thất nghiệp tới nền kinh tế và xã hội.

1

1

C1

C1 (TL)

Thông hiểu

Liệt kê được các loại hình thất nghiệp.

1

C9

Vận dụng

Xác định được loại hình thất nghiệp trong trường hợp cụ thể.

1

C15

Vận dụng cao

THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM

4

1

 

 

Bài 5: Thị trường lao động, việc làm

Nhận biết

- Hoàn thành chỗ trống khái niệm thị trường việc làm.

- Nhận biết được vai trò của việc làm trong nền kinh tế thị trường.

2

C2, C7

Thông hiểu

Biết được mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm.

1

C10

Vận dụng

Chỉ ra được ưu điểm của cơ chế thị trường.

1

C16

Vận dụng cao

Liên hệ bản thân, vận dụng kiến thức đã học để đưa ra lời khuyên cho nhân vật trong  trường hợp.

1

C3 (TL)

Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH

6

0

Bài 6: Ý tưởng và cơ hội kinh doanh

Nhận biết

Nhận biết được khái niệm ý tưởng kinh doanh.

1

C3

Thông hiểu

Chỉ ra được nội dung không phải là dấu hiệu nhận diện ý tưởng kinh doanh tốt.

1

C11

Vận dụng

Phân tích được ý tưởng kinh doanh của nhân vật trong trường hợp.

1

C17

Vận dụng cao

Bài 7: Năng lực cần thiết của người kinh doanh

Nhận biết

Nhận biết được đặc điểm của các năng lực của người kinh doanh.

1

C4

Thông hiểu

Nêu được lợi ích của năng lực tạo dựng mối quan hệ trong việc kinh doanh.

1

C12

Vận dụng

Giải thích được vì sao cần có năng lực dự báo và kiểm soát rủi ro trong kinh doanh.

1

C18

Vận dụng cao

ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

3

0

Bài 8: Đạo đức kinh doanh

Nhận biết

Nhận biết được khái niệm đạo đức kinh doanh.

1

C5

Thông hiểu

Chỉ ra chủ thể thực hiện tốt đạo đức kinh doanh.

1

C13

Vận dụng

Chỉ ra được nhận vật vi phạm đạo đức kinh doanh trong tình huống.

1

C19

Vận dụng cao

VĂN HÓA TIÊU DÙNG

4

1

Bài 9: Văn hóa tiêu dùng

Nhận biết

- Nhận biết được khái niệm văn hóa tiêu dùng.

- Nêu được vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế.

2

C6, C8

Thông hiểu

- Chỉ ra được nội dung không phải là đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng Việt Nam.

- Nhận xét được các hành vi tiêu dùng có văn hóa hay không.

1

1

C14

C2 (TL)

Vận dụng

Chỉ ra được đặc điểm văn hóa tiêu dùng của người Việt trong trường hợp cụ thể.

1

C20

Vận dụng cao

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay