Đề thi giữa kì 1 kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo (Đề số 2)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 chân trời sáng tạo giữa kì 1 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 giữa kì 1 môn GDKTPL 11 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ………………

TRƯỜNG THPT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

 Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Tính chất của cạnh tranh là gì?

  1. Giành giật khách hàng
  2. Giành quyền lợi về mình
  3. Thu được nhiều lợi nhuận
  4. Ganh đua, đấu tranh

Câu 2: Phương án nào dưới đây lí giải nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh?

  1. Do nền kinh tế thị trường phát triển
  1. Do tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất kinh doanh
  2. Do Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp phát triển
  3. Do quan hệ cung-cầu tác động đến người sản xuất kinh doanh

Câu 3: Thực chất của quan hệ cung – cầu là mối quan hệ giữa các chủ thể nào dưới đây?

  1. Nhà nước với doanh nghiệp
  2. Người sản xuất với người tiêu dùng
  3. Người kinh doanh với Nhà nước
  4. Doanh nghiệp với doanh nghiệp

Câu 4: Cung – cầu trên thị trường bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào dưới đây?

  1. Người sản xuất
  2. Giá cả
  3. Hàng hóa
  4. Tiền tệ

Câu 5: Khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định, tương ứng với giá cả và thu nhập được gọi là

  1. Cung
  2. Cầu
  3. Nhu cầu
  4. Thị trường

Câu 6: Sự cạnh tranh vi phạm pháp luật và các chuẩn mực đạo đức là cạnh tranh

  1. Không lành mạnh
  2. Không bình đẳng
  3. Tự do
  4. Không đẹp

Câu 7: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là

  1. Giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác
  2. Giành uy tín tuyệt đối cho doanh nghiệp mình
  3. Gây ảnh hưởng trong xã hội
  4. Phuc vụ lợi ích xã hộ

Câu 8:  Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng thất nghiệp?

  1. Sự mất cân đối giữa lượng cung và cầu trên thị trường lao động.
  2. Người lao động thiếu chuyên môn, nghiệp vụ và kĩ năng làm việc.
  3. Nền kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất.
  4. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nên đặt ra yêu cầu mới về chất lượng lao động.

Câu 9: Căn cứ vào tính chất, thất nghiệp được chia thành 2 loại hình, là:

  1. thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện.
  2. thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp không tự nguyện.
  3. thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu.
  4. thất nghiệp tự nhiên và thất nghiệp chu kì.

Câu 10: Chính sách nào sau đây của chính phủ không thể giảm được tỉ lệ thất nghiệp?

  1. Thành lập các trung tâm giới thiệu việc làm.
  2. Hỗ trợ kinh phí cho các chương trình đào tạo lại các công nhân bị thất nghiệp.
  3. Giảm tiền lương tối thiểu.
  4. Tăng trợ cấp thất nghiệp.

Câu 11: Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát, mức độ tăng của giá cả ở một con số hằng năm (0% < CPI < 10%) được gọi là tình trạng

  1. lạm phát vừa phải.
  2. lạm phát phi mã.
  3. siêu lạm phát.
  4. lạm phát nghiêm trọng.

Câu 12: Tình trạng thất nghiệp xuất hiện do có sự mất cân đối giữa cung - cầu lao động, sự dịch chuyển cơ cấu giữa các ngành trong nền kinh tế hoặc sự thay đổi phương thức sản xuất trong một ngành được gọi là

  1. thất nghiệp tạm thời.
  2. thất nghiệp cơ cấu.
  3. thất nghiệp chu kì.
  4. thất nghiệp tự nguyện.

Câu 13: Các nguyên nhân khách quan có thể gây ra tình trạng thất nghiệp là gì?

  1. Do bị kỉ luật bởi công ty đang theo làm
  2. Do tình hình kinh doanh của công ty đang theo làm bị thua lỗ đóng cửa
  3. Do thiếu kĩ năng chuyên môn, không đáp ứng được những yêu cầu mà công việc đề ra
  4. Do sự không hài lòng với công việc mà mình đang có

Câu 14: Nơi diễn ra sự thỏa thuận, xác lập hợp đồng làm việc giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm, tiền lương và điều kiện làm việc được gọi là

  1. thị trường việc làm.
  2. thị trường lao động.
  3. trung tâm giới thiệu việc làm.
  4. trung tâm môi giới việc làm.

Câu 15: Thông tin thị trường lao động và dịch vụ việc làm có vai trò

  1. giúp các doanh nghiệp điều tiết lực lượng lao động.
  2. nâng cao kiến thức cho người lao động và người sử dụng lao động.
  3. là cơ sở để người sử lao động tìm được việc làm phù hợp cho mình.
  4. là cầu nối trong việc gắn kết thị trường lao động với thị trường việc làm.

Câu 16: Trong nền kinh tế thị trường, việc làm

  1. tồn tại dưới nhiều hình thức, bị giới hạn về không gian và thời gian.
  2. chỉ tồn tại dưới một hình thức duy nhất và bị giới hạn về không gian.
  3. tồn tại dưới nhiều hình thức; không giới hạn về không gian, thời gian.
  4. chỉ tồn tại dưới một hình thức duy nhất, không giới hạn về thời gian.

Câu 17: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường ở Việt Nam hiện nay?

  1. Lao động giản đơn sẽ trở nên yếu thế.
  2. Xu hướng lao động “phi chính thức" gia tăng.
  3. Chuyển dịch nghề nghiệp gắn với kỹ năng mềm.
  4. Giảm số lượng lao động trên các nền tảng công nghệ.

Câu 18: Lao động là gì?

  1. Lao động là một hoạt động thiết yếu và cốt lõi của con người, có mục đích và ý thức để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ và công việc phục vụ cho các nhu cầu của cuộc sống.
  2. Lao động là một hoạt động cần có và cốt lõi của con người, có mục đích và ý thức để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ và công việc phục vụ cho các nhu cầu của cuộc sống
  3. Lao động là một hoạt động thiết yếu và cốt lõi của con người, có mục tiêu và ý thức để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ và công việc phục vụ cho các nhu cầu của cuộc sống
  4. Không có ý nào đúng

Câu 19: Vì quán cà phê của mình khách ít trong khi quán đối điện của nhà anh H khách lại rất đông nên anh K đã thuê kẻ xấu ngày nào cũng quậy phá quán của anh H. Nếu là người thân của K, em sẽ khuyên K xử sự như thế nào cho phù hợp với pháp luật và cạnh tranh lành mạnh:

  1. Đồng ý với cách làm của anh K vì như thế quán anh K mới có khách.
  2. Thờ ơ coi như không biết gì vì đó là chủ ý của anh K
  3. Khuyên K nên bỏ việc này mà chú ý đến chất lượng, thái độ phục vụ.
  4. Khuyên K chỉ nên nhờ người nói xấu quán của anh H.

Câu 20: Câu tục ngữ “Thương trường như chiến trường” phản ánh quy luật kinh tế nào dưới đây?

  1. Quy luật cung cầu
  2. Quy luật cạnh tranh
  3. Quy luật lưu thông tiền tệ
  4. Quy luật giá trị

Câu 21: Thị trường việc làm kết nối cung - cầu lao động trên thị trường thông qua nhiều hình thức, ngoại trừ

  1. các phiên giao dịch việc làm.
  2. các trung tâm môi giới và giới thiệu việc làm.
  3. mở các trung tâm dạy nghề và giáo dục thường xuyên.
  4. thông tin tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Câu 22: Chị A vừa mới tốt nghiệp đại học, chị chưa tìm được cho mình một công việc phù hợp với sở thích của mình nên hiện tại chị vẫn ở nhà. Theo em chị A có phải đang ở trong tình trạng thất nghiệp không?

  1. Không vì chị A vẫn muốn làm việc nên không bị gọi là thất nghiệp
  2. Không vì các công ty không đáp ứng được các nhu cầu mà chị A mong đợi, chứ không phải chị A không đáp ứng được
  3. Có chị A đang thuộc dạng thất nghiệp tự nguyện do chưa tìm được các công việc có điều kiện mà chị cần
  4. Có vì chị A chưa đi làm gì nên là thất nghiệp

Câu 23. Hết hạn đi lao động ở nước ngoài, anh N muốn trốn ở lại thêm vài năm để lao động tiếp. Nếu em là bạn của N, em sẽ lựa chọn phương án nào dưới đây để khuyên N xử sự cho phù hợp với chính sách việc làm và pháp luật lao động?

  1. Ủng hộ ý định của anh N
  2. Báo cáo với cơ quanchức năng
  3. Chấp hành đúng chính sách xuất khẩu lao động
  4. Tìm kiếm việc làm mới

Câu 24. Theo Điều 3, Bộ luật Lao động năm 2019, câu nào sau đây không đúng?

  1. Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thoả thuận, được trả lương và chịu sự quản lí, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
  2. Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 18 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1, Chương XI của Bộ luật này.
  3. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thoả thuận.
  4. Trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
  5. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm) Trình bày các nguyên nhân dẫn đến lạm phát.

Câu 2. (2,5 điểm)

  1. (1,0 điểm) Nhận xét các hành vi cạnh tranh của các doanh nghiệp ở những trường hợp sau:

- Trường hợp 1: Thời điểm cuối năm, các doanh nghiệp phân phối ô tô đưa ra các ưu đãi nhằm kích cầu tiêu dùng, gia tăng cạnh tranh. Doanh nghiệp P giảm 50% lệ phí trước bạ đối với các mẫu xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước theo Nghị định 103/2021/NĐ-CP, khách hàng còn có cơ hội để sở hữu các mẫu xe nhập khẩu với mức ưu đãi giảm tới 40 triệu đồng. Không kém cạnh, doanh nghiệp T có ưu đãi 100% lệ phí trước bạ với khách hàng mua các dòng xe nhập khẩu và áp dụng mức ưu đãi 20 triệu đồng cho tất cả các phiên bản của mẫu xe nhập khẩu. Các doanh nghiệp đưa ra những chương trình ưu đãi, giảm giá để tăng doanh số mùa bán hàng cuối năm.

- Trường hợp 2: Công ty A và B là hai đơn vị kinh tế lớn sản xuất và cung ứng sữa tươi. Ra đời từ lâu, Công ty A xây dựng các trang trại bò sữa theo tiêu chuẩn hiện đại nhất và chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Không hề kém cạnh, dù có mặt trên thị trường, Công ty B cũng đã ứng dụng quy trình sản xuất sữa tươi khép kín từ khâu nhập giống, nuôi dưỡng đến phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng. Sự khác biệt về điều kiện sản xuất khiến cuộc cạnh tranh của hai công ty này thêm gay cấn.

  1. (1,5 điểm) Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:

Theo Trang thông tin điện tử Hội đồng lí luận Trung ương, Thị trường lao động – việc làm và quan hệ lao động trong điều kiện hội nhập ở Việt Nam về thực trạng và một số định hướng chính sách, ngày 10 – 11 – 2021: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Quá trình này tất yếu làm thay đổi tỉ trọng lao động của nền kinh tế Việt Nam. Phương châm của chuyển dịch cơ cấu lao động là phải phù hợp với cơ cấu kinh tế, gần với giải quyết việc làm, nhất là cho những lao động nông nghiệp chuyển đổi nghề. Năm 2018, lao động trong khu vực nông, lâm, thuỷ sản chiếm 37,7%, giảm 24,5% so với năm 2000. Tuy nhiên, nếu so với mục tiêu, lao động trong khu vực này giảm xuống dưới 20% vào năm 2030 thì đây là một thách thức. Trong khi đó, khu vực công nghiệp, xây dựng tăng từ 13% tới 26,7% và khu vực dịch vụ tăng từ 24,8% tới 35,6% so với cùng thời kì. Số liệu còn cho thấy đã có sự chuyển dịch của lao động khu vực nông, lâm, thuỷ sản sang khu vực công nghiệp, xây dựng và khu vực dịch vụ; đưa tỉ trọng lao động khu vực công nghiệp và xây dựng lên 26,7%, khu vực dịch vụ lên 35,6%, ở mức cao nhất kể từ năm 2000 đến nay. Cơ cấu lao động Việt Nam đang đứng trước ba tác động lớn có khả năng làm thay đổi căn bản cơ cấu lao động – việc làm và tác động sâu sắc đến chiến lược phát triển bền vững.

- Nhận xét về xu hướng tuyển dụng của thị trường lao động ở Việt Nam.

- Em có nhận xét gì về cơ cấu lao động theo ngành kinh tế qua biểu đồ trên?
BÀI LÀM

      …………………………………………………………………………………………

      …………………………………………………………………………………………

         ……………………………………………………………………………………

TRƯỜNG THPT .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Cạnh tranh, cung - cầu trong nền kinh tế thị trường

4

 

3

0,5

 

 

2

 

9

0,5

3,25

2. Lạm phát, thất nghiệp

3

1

3

 

1

 

1

 

8

1

3,5

3. Thị trường lao động và việc làm

3

 

2

 

1

0,5

1

 

7

0,5

3,25

Tổng số câu TN/TL

10

1

8

0,5

2

0,5

4

 

8

2

10,0

Điểm số

2,5

1,5

2,0

1,0

0,5

1,5

1,0

 

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

Tỉ lệ

4,0 điểm

40 %

3,0 điểm

30 %

2,0 điểm

20 %

1,0 điểm

10 %

10 điểm

100 %

10 điểm

TRƯỜNG THPT .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

1. Cạnh tranh, cung - cầu trong kinh tế thị trường

Nhận biết

- Chỉ ra được tính chất của cạnh tranh.

- Chỉ ra được mối quan hệ của cung – cầu

- Nêu được khái niệm của cầu

- Nêu được khía niệm cạnh tranh không lành mạnh

 

4

 

 

 

 

 

 

 

- C1

 

- C3

 

- C5

- C6

Thông hiểu

- Xác định được nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cung, cầu

- Chỉ ra mục đích của cạnh tranh.

- Nhận xét các hành vi cạnh tranh trong một số trường hợp.

1

3

 

 

 

 

 

- C2.a

- C2

 

 

- C4

 

 

 

- C7

 

 

Vận dụng cao

- Nhận xét hành vi cạnh tranh của một số chủ thể kinh tế.

- Câu tục ngữ về hành vi cạnh tranh kinh tế

 

2

 

C19, C20

2. Lạm phát, thất nghiệp

Nhận biết

- Chỉ ra nguyên nhân của thất nghiệp.

- Phân loại thất nghiệp.

- Chính sách của Nhà nước trong việc điều chỉnh tăng, giảm tỉ lệ thất nghiệp

- Trình bày nguyên nhân dẫn đến lạm phát

1

3

 

 

 

 

 

 

 

- C1

- C8

 

- C9

- C10

Thông hiểu

- Hiểu về mức độ lạm phát vừa phải.

- Xác định được loại thất nghiệp căn cứ vào nguyên nhân gây thất nghiệp.

- Xác định được nguyên nhân khách quan dẫn đến thất nghiệp.

 

3

 

- C11

 

- C12

 

 

- C13

Vận dụng

- Phân tích mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm.

 

1

 

C21

Vận dụng cao

- Biết cách tính tỉ lệ lạm phát.

 

1

 

C22

3. Thị trường lao động, việc làm

Nhận biết

- Nêu được khái niệm của thị trường việc làm.

- Nêu được khái niệm của việc làm

- Nêu được khái niệm của lao động.

 

3

 

- C14

 

- C16

 

- C18

Thông hiểu

- Vai trò của thông tin thị trường lao động và dịch vụ việc làm

- Hiểu được trách nhiệm của học sinh để tham gia vào thị trường lao động.

 

2

 

- C15

 

- C17

Vận dụng

- Tìm nhận định đúng.

- Nhận xét về xu hướng tuyển dụng của thị trường lao động ở Việt Nam và cơ cấu lao động theo ngành kinh tế qua biểu đồ.

1

1

- C2.b

- C23

Vận dụng cao

- Giải quyết tình huống.

 

1

 

C24

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay