Đề thi cuối kì 1 kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 chân trời sáng tạo cuối kì 1 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 cuối kì 1 môn GDKTPL 11 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo

PHÒNG GD & ĐT ………………

TRƯỜNG THPT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: … phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

     Câu 1 (0,25 điểm). Căn cứ theo nguồn gốc, thất nghiệp được chia thành mấy loại hình?

  1. 3 loại hình.
  2. 4 loại hình.
  3. 5 loại hình.
  4. 6 loại hình.

     Câu 2 (0,25 điểm). Chức năng cung cấp thông tin của giá cả thị trường là

  1. Công cụ để Nhà nước thực hiện quản lí, kích thích, điều tiết nền kinh tế.
  2. Góp phần điều tiết quy mô sản xuất, cân đối cung – cầu.
  3. Để các chủ thể kinh tế đưa ra những quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất, tăng hay giảm tiêu dùng.
  4. Hạn chế những nhược điểm cơ bản của thị trường.

     Câu 3 (0,25 điểm). Sản xuất kinh doanh là hoạt động sản xuất ra sản phẩm hàng hoá/dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhằm mục đích

  1. thu được lợi nhuận.
  2. thu hút vốn đầu tư.
  3. hỗ trợ xã hội.
  4. tăng năng suất lao động.

     Câu 4 (0,25 điểm). Theo em, năng lực kinh doanh là gì?  

  1. Là sự điều chỉnh mục tiêu trong quá trình kinh doanh của các chủ kinh doanh
  2. Là sự vận động, xoay dòng vốn trong quá trình kinh doanh
  3. Là tổng hợp các năng lực để người kinh doanh có thể vận hành được doanh nghiệp của mình một cách thuận lợi
  4. Là một năng lực ai cũng có thể thực hiện được

     Câu 5 (0,25 điểm). Đạo đức kinh doanh là gì? 

  1. Đạo đức kinh doanh là tập hợp một số nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản được biểu hiện cụ thể trong các lĩnh vực kinh doanh
  2. Đạo đức kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản được biểu hiện cụ thể trong các lĩnh vực kinh doanh
  3. Đạo đức kinh doanh là một trong các yếu tố mà bắt buộc các ai làm việc trong lĩnh vực kinh doanh đều phải thực hiện theo
  4. Đạo đức kinh là các yếu tố cần bắt buộc phải học trước khi muốn tham gia vào thị trường kinh doanh

     Câu 6 (0,25 điểm). Những nét đẹp trong tập quán, thói quen tiêu dùng của cộng đồng và cả dân tộc được hình thành và phát triển theo thời gian, thể hiện các giá trị văn hoá của con người trong tiêu dùng được gọi là gì?

  1. cơ hội đầu tư.
  2. văn hóa tiêu dùng.
  3. ý tưởng kinh doanh.
  4. đạo đức kinh doanh.

     Câu 7 (0,25 điểm). Đặc trưng cơ bản nhất của cơ chế thị trường là gì?

  1. cạnh tranh khắc nghiệt.
  2. giá cả biến động.
  3. giá cả bình ổn.
  4. động lực lợi nhuận.

     Câu 8 (0,25 điểm). Một trong những đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam là gì?

  1. tính kế thừa.
  2. tính thời cơ.
  3. tính lãng phí.
  4. tính sính ngoại.

     Câu 9 (0,25 điểm). Nếu muốn sản xuất kinh doanh để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường thì con đường cơ bản phải làm gì?

  1. Năng động, sáng tạo, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
  2. Chú trọng đến năng suất lao động.
  3. Chỉ cần bỏ vốn đầu tư nhiều.
  4. Kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài.

     Câu 10 (0,25 điểm). Hành vi của chủ thể kinh tế nào sau đây đúng?

  1. Doanh nghiệp mở rộng vùng trồng nguyên liệu khi đơn hàng của các đối tác tăng cao.
  2. Công ti H ngừng bán xăng dầu và tích trữ khi nghe tin giá xăng tăng lên.
  3. Cửa hàng vật tư y tế B đã bán khẩu trang y tế bán với giá cao khi nhu cầu mua của người dân tăng cao.
  4. Tiệm thuốc thấy giá thuốc lên khi thấy trên thị trường thuốc khan hiếm.

     Câu 11 (0,25 điểm). Điều kiện nào không cần thiết khi thành lập hộ sản xuất kinh doanh?

  1. do cá nhân hoặc một nhóm người là công dân Việt Nam.
  2. có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
  3. có vốn trên 3 tỷ.
  4. đủ 18 tuổi.

     Câu 12 (0,25 điểm). Theo em, việc có năng lực tạo dựng mối quan hệ sẽ giúp ích cho việc kinh doanh như thế nào?

  1. Tìm kiếm được nhiều người mua hàng hơn
  2. Có được các sự giúp đỡ cần thiết, học tập thêm được nhiều kinh nghiệm
  3. Có nhiều người cùng chí hướng
  4. Thực hiện được các nhiệm vụ kinh doanh một cách nhanh chóng

     Câu 13 (0,25 điểm). Đạo đức kinh doanh đem lại được các tác dụng gì cho người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh?

  1. Có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn hành vi của các chủ thể trong kinh doanh
  2. Giúp việc kinh doanh đem lại được nhiều lợi nhuận hơn
  3. Giúp chủ thể kinh doanh có thể dẫn dắt được hoạt động kinh doanh của mình phát triển
  4. Giúp chủ thể kinh doanh có được các giải pháp tối ưu hơn cho các hoạt động kinh doanh

     Câu 14 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng trách nhiệm của Nhà nước trong việc xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam?

  1. Tuyên truyền nâng cao ý thức tôn vinh hàng Việt Nam.
  2. Tạo kênh kết nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng.
  3. Ban hành chính sách bảo vệ người sản xuất và người tiêu dùng.
  4. Cung ứng sản phẩm có chất lượng, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.

     Câu 15 (0,25 điểm). Chị A vừa mới tốt nghiệp đại học, chị chưa tìm được cho mình một công việc phù hợp với sở thích của mình nên hiện tại chị vẫn ở nhà. Theo em chị A có phải đang ở trong tình trạng thất nghiệp không?

  1. Không vì chị A vẫn muốn làm việc nên không bị gọi là thất nghiệp
  2. Không vì các công ty không đáp ứng được các nhu cầu mà chị A mong đợi, chứ không phải chị A không đáp ứng được
  3. Có chị A đang thuộc dạng thất nghiệp tự nguyện do chưa tìm được các công việc có điều kiện mà chị cần
  4. Có vì chị A chưa đi làm gì nên là thất nghiệp

     Câu 16 (0,25 điểm). Bác A là một thợ thêu thủ công đã lành nghề, các mũi thêu của bác A đều mang trong mình nét nghệ thuật độc đáo. Biết được điểm mạnh của mình bác A đã mở một lớp dạy kèm các bạn thanh thiếu niên trong làng để một phần lưu giữ được nghề truyền thống mặt khác giúp các bạn có thêm được một cái nghề để sau này có thể kiếm sống. Theo em, hành động của bác A có gì đáng quý?

  1. Bác A đã giúp cho các bạn nhỏ biết thêm nhiều hơn về nghề thêu của làng, có thêm kinh nghiệm trước khi bước vào thị trường lao động sau này.
  2. Bác A đã làm một hành động giúp các bạn nhỏ trong làng sau này có thêm việc làm, bớt thời gian rảnh rỗi chơi bời
  3. Mục đích của bác A là muốn được mọi người ghi nhận nên việc làm này đã tạo được tiếng vang rất tốt
  4. Bác A đã giúp các bạn nhỏ có thể kiếm được tiền nuôi sống gia đình

     Câu 17 (0,25 điểm). Vì sao việc xây dựng được ý tưởng kinh doanh lại cần thiết?

  1. Tạo ra được các sản phẩm kinh doanh mang tính đại trà
  2. Để có thể duy trì được sản phẩm kinh doanh mang tính lâu dài, có tính hấp dẫn đảm bảo mang lại lợi nhuận
  3. Để dễ dàng thay đổi các mặt hàng kinh doanh một cách nhanh chóng
  4. Để không phải tính toán đến việc duy trì sản phẩm lâu dài

     Câu 18 (0,25 điểm). Gần đây nhận thấy các bạn học sinh rất thích thú với những món ăn vặt như khoai tây chiên, trứng gà nướng,… ông P quyết định mở một gian hàng ăn vặt cạnh trường học để kiếm thêm thu nhập. Theo em, ông P đã vận dụng điều gì để có thể đưa được ra phương án kinh doanh cho mình?

  1. Ông P đã dựa vào kĩ năng nắm bắt thông tin của mình để đưa ra được ý tưởng kinh doanh phù hợp
  2. Ông P dã dựa vào khả năng lãnh đạo của bản thân để có được cách dẫn dắt quán ăn của mình
  3. Ông P đã dựa vào những mối quan hệ mà mình có được để tìm ra được phương án kinh doanh phù hợp
  4. Ông P đã dựa vào sự nhạy bén trong việc vận hành vốn đầu tư để đưa ra được chính sách kinh doanh hiệu quả

     Câu 19 (0,25 điểm). Là quản lí của một công ty với nhiều nhân viên là người trẻ, bà K luôn tạo điều kiện cho các em có điều kiện để các em có thể học thêm các kĩ năng mới, những việc các bạn làm sai, bà luôn quan tâm chỉ bảo rõ ràng để các bạn biết lỗi và sửa. Bà K cũng luôn quan tâm, động viên đến hoàn cảnh gia đình của một số nhân viên gặp tình trạng khó khăn. Do vậy, nhân viên trong công ty luôn hết mình cống hiến và gắn bó với công ty. Theo em việc làm có đạo đức trong kinh doanh của bà K được thể hiện qua đâu và đem lại hiệu quả như thế nào?

  1. Việc làm có đạo đức của bà K được thể hiện qua các việc làm bà luôn quan tâm, chỉ dẫn, tạo điều kiện cho nhân viên hoàn thành nhiệm vụ của mình; những việc làm đó giúp nhân viên trong công ty có động lực, cống hiến hết mình cho công việc
  2. Việc làm có đạo đức của bà K chỉ được thể hiện qua việc bà giúp đỡ gia đình các nhân viên gặp khó khăn trong cuộc sống; những hiệu quả mà việc làm đó mang lại là giúp cho nhân viên có thêm động lực
  3. Việc làm có đạo đức của bà K luôn quan tâm đến kinh tế của nhân viên trong công ty; hiệu quả mà việc làm đó mang lại là nhân viên không quan tâm đến công việc ở công ty
  4. Việc làm có đạo đức của bà K được thể hiện qua việc bà luôn hết mình vì nhân viên trong công ty, bỏ qua hết các lỗi lầm của nhân viên; việc làm của bà đã xóa tan đi ranh giới giữa chủ và nhân viên

     Câu 20 (0,25 điểm). Chị H thường mua các đồ ăn uống có xuất xứ hữu cơ được để đảm bảo sức khỏe cho cả nhà. Theo em, việc làm của chị H mang lại các lợi ích gì?

  1. Tạo ra được sự tăng trưởng trong kinh tế
  2. Tạo ra được thói quen tiêu dùng lành mạnh, giữ gìn được sức khỏe của cả nhà
  3. Thói quen của chị H giúp tiết kiệm tiền cho gia đình
  4. Việc làm của chị giúp chị H tạo được phong trào tốt cho mọi người làm theo
  5. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)

     Câu 1 (2,0 điểm).

  1. Em hiểu thế nào là thị trường lao động, thị trường việc làm?
  2. Em có nhận xét gì về xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường?

     Câu 2 (2,0 điểm). Em hãy cho biết những trường hợp sau đây thuộc loại hình thất nghiệp nào:

  1. Người không đi làm để tập trung giải quyết việc gia đình.
  2. Khi nhà máy chuyển đổi sản xuất từ cơ khí lên tự động hoá, hàng loạt lao động trong nhà máy bị mất việc làm.

 Câu 3 (1,0 điểm). Em có nhận xét gì về năng lực kinh doanh của chủ thể kinh doanh dưới đây?

Có ý định tổ chức kinh doanh ở gần cổng trường trung học phổ thông, chị V đi tham quan, tìm hiểu một vài cửa hàng kinh doanh gần đó và quyết định sẽ áp dụng đúng mô hình kinh doanh bánh ngọt của nhà bác T mà không cần phải xây dựng ý tưởng kinh doanh riêng cho mình.

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …

TRƯỜNG THPT .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT  – BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

CHỦ ĐỀ 2: LẠM PHÁT, THẤT NGHIỆP

4. Thất nghiệp trong kinh tế thị trường

1

 

1

1

1

 

 

 

3

1

2,75

CHỦ ĐỀ 3: THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM

5. Thị trường lao động, việc làm

2

1

1

 

1

 

 

 

4

1

3,0

CHỦ ĐỀ 4: Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH

6. Ý tưởng và cơ hội kinh doanh

1

 

1

 

1

 

 

 

3

0

0,75

7. Năng lực cần thiết của người kinh doanh

1

 

1

 

1

 

 

1

3

1

1,75

CHỦ ĐỀ 5: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

8. Đạo đức kinh doanh

1

 

1

 

1

 

 

 

3

0

0,75

CHỦ ĐỀ 6: VĂN HÓA TIÊU DÙNG

9. Văn hóa tiêu dùng

2

 

1

 

1

 

 

 

4

0

1,0

Tổng số câu TN/TL

8

1

6

1

6

0

0

1

20

3

10,0

Điểm số

2,0

2,0

1,5

2,0

1,5

0

0

1,0

5,0

5,0

10,0

Tổng số điểm

Tỉ lệ

4,0 điểm

40 %

3,5 điểm

30 %

1,5 điểm

15 %

1,0 điểm

10 %

10,0 điểm

100 %

10,0 điểm

TRƯỜNG THPT .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT

– BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

 

TL

LẠM PHÁT, THẤT NGHIỆP

3

1

 

 

Bài 4: Thất nghiệp trong kinh tế thị trường

Nhận biết

Nhận biết được các loại hình thất nghiệp.

1

C1

Thông hiểu

- Biết được hướng phát triển sản xuất kinh doanh.

- Xác định được loại hình thất nghiệp trong các trường hợp.

1

1

C9

C2 (TL)

Vận dụng

Chỉ ra được tình trạng thất nghiệp của nhân vật trong tình huống.

1

C15

Vận dụng cao

THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM

4

1

 

 

Bài 5: Thị trường lao động, việc làm

Nhận biết

- Nhận biết được chức năng cung cấp thông tin của giá cả thị trường.

- Nhận biết được đặc trưng của cơ chế thị trường.

- Nêu được khái niệm thị trường lao động, việc làm và nhận xét được xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường.

2

1

C2, C7

C1 (TL)

Thông hiểu

Xác định được chủ thể kinh tế thực hiện đúng.

1

C10

Vận dụng

Nhận xét được việc làm liên quan đến thị trường việc làm của nhân vật trong trường hợp.

1

C16

Vận dụng cao

Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH

6

1

Bài 6: Ý tưởng và cơ hội kinh doanh

Nhận biết

Nhận biết được mục đích của sản xuất kinh doanh.

1

C3

Thông hiểu

Biết được điều kiện không cần thiết khi thành lập hộ sản xuất kinh doanh.

1

C11

Vận dụng

Giải thích được sự cần thiết của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh.

1

C17

Vận dụng cao

Bài 7: Năng lực cần thiết của người kinh doanh

Nhận biết

Nhận biết được khái niệm năng lực kinh doanh.

1

C4

Thông hiểu

Xác định được vai trò của năng lực tạo dựng mối quan hệ trong kinh doanh.

1

C12

Vận dụng

Nhận xét về năng lực kinh doanh và phương án kinh doanh của nhân vật trong trường hợp.

1

C18

Vận dụng cao

Nhận xét được năng lực kinh doanh của các chủ thể kinh doanh.

1

C3 (TL)

ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

3

0

Bài 8: Đạo đức kinh doanh

Nhận biết

Nhận biết được khái niệm đạo đức kinh doanh.

1

C5

Thông hiểu

Xác định được vai trò của đạo đức kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh.

1

C13

Vận dụng

Nhận xét được hiệu quả của việc làm có đạo đức trong kinh doanh.

1

C19

Vận dụng cao

VĂN HÓA TIÊU DÙNG

4

0

Bài 9: Văn hóa tiêu dùng

Nhận biết

- Nhận biết được khái niệm văn hóa tiêu dùng.

- Biết được đặc điểm của văn hóa tiêu dùng người Việt.

2

C6, C8

Thông hiểu

Chỉ ra được nội dung không phản ánh đúng trách nhiệm của nhà nước trong xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt.

1

C14

Vận dụng

Nhận xét được văn hóa tiêu dùng của nhân vật trong trường hợp.

1

C20

Vận dụng cao

 

hận xét được văn hóa tiêu dùng của nhân vật trong trường hợp. 1 C20 Vận dụng cao

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay