Đề thi cuối kì 1 lịch sử 7 kết nối tri thức (Đề số 4)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 7 kết nối tri thức Cuối kì 1 Đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 học kì 1 môn Lịch sử 7 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử 7 kết nối tri thức (bản word)
PHÒNG GD & ĐT ……………. | Chữ kí GT1: ……………… |
TRƯỜNG THCS ……………… | Chữ kí GT2: ……………… |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
MÔN: LỊCH SỬ 7 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 – 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ………………... Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên là
A. Hình luật. | B. Hình thư. |
C. Quốc triều hình luật. | D. Hoàng Việt luật lệ. |
Câu 2: Ý nào sau đây không đúng về chữ Phạn của Ấn Độ?
A. Là ngôn ngữ - văn tự để sáng tác văn học, thơ ca.
B. Là nguồn gốc của ngôn ngữ và chữ viết Hin-đu thông dụng hiện nay ở Ấn Độ.
C. Trở thành ngôn ngữ - văn tự sáng tạo trong các bộ kinh “khổng lồ” của Ấn Độ.
D. Trở thành chữ viết của các quốc gia Đông Nam Á.
Câu 3: Nét nổi bật nhất của văn hóa Lào và văn hóa Cam-pu-chia là
A. đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ.
B. đều có hệ thống chữ viết riêng.
C. có nhiều công trình kiến trúc đền, tháp nổi tiếng.
D. tiếp thu sáng tạo những thành tựu văn hóa từ bên ngoài.
Câu 4: Vương quốc Lan Xang bước vào giai đoạn phát triển thịnh vượng trong khoảng thời gian nào?
A. Thế kỉ XV – XVI. | B. Thế kỉ XIII – XV. |
C. Thế kỉ XIV – XV. | D. Thế kỉ XIII – XIV. |
Câu 5: Từ thế kỉ XIII, các tôn giáo được truyền bá và phổ biến ở Đông Nam Á là
A. Phật giáo và Hồi giáo.
B. Phật giáo tiểu thừa và Hồi giáo.
C. Đạo giáo và Hồi giáo.
D. Phật giáo và Ki-tô giáo.
Câu 6: Đặc điểm nổi bật về kiến trúc của Ấn Độ là
A. tiếp thu những nét tiêu biểu của kiến trúc phương Tây.
B. các công trình kiến trúc được xây dựng chủ yếu bằng gạch.
C. chịu ảnh hưởng sâu sắc của ba tôn giáo là Hin-đu giáo, Phật giáo và Hồi giáo.
D. Đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
Câu 7: Để dẹp yên các sứ quân, chấm dứt tình trạng cát cứ, Đinh Bộ Lĩnh đã áp dụng biện pháp nào?
A. Biện pháp vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn.
B. Biện pháp cứng rắn.
C. Biện pháp thuyết phục.
D. Biện pháp mềm dẻo.
Câu 8: Ý nào sau đây không phải là kế sách của Lý Thường Kiệt khi chuẩn bị kháng chiến ở giai đoạn thứ hai (năm 1077)?
A. Hạ lệnh cho các tù trưởng dân tộc ít người gần biên giới bố trí quân đánh chặn để kiềm chế, tiêu hao sinh lực địch.
B. Bố trí lực lượng thủy binh ở vùng Đông Bắc, phá kế hoạch phối hợp quân thủy – bộ của giặc.
C. Thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”, quân dân rút khỏi Thăng Long.
D. Xây dựng phòng tuyến kiên cố, bố trí lực lượng đóng giữ ở bờ nam sông Như Nguyệt.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm). Hãy trình bày một số nét tiêu biểu về văn hóa của Vương quốc Lào.
Câu 2 (1,5 điểm).
a. Hãy đánh giá ý nghĩa của sự kiện Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Đại La (Thăng Long).
b. Dựa vào những kiến thức đã học, hãy hoàn thành bảng (dưới đây) để làm rõ những điểm khác nhau giữa hai cuộc kháng chiến chống Tống thế kỉ X và thế kỉ XI.
Nội dung | Cuộc kháng chiến chống Tống thế kỉ X | Cuộc kháng chiến chống Tống thế kỉ XI |
Người lãnh đạo | ||
Kết quả | ||
Ý nghĩa |
Câu 3 (0,5 điểm). Có ý kiến cho rằng: “Ngô Quyền đã khẳng định được nền độc lập của dân tộc và tạo ra nền tảng căn bản cho công cuộc phát triển đất nước sau này”. Em có đồng tình với ý kiến này không? Vì sao?
BÀI LÀM
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
TRƯỜNG THCS.........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 7 (PHẦN LỊCH SỬ) – KẾT NỐI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |
CHƯƠNG 2: TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ THỜI TRUNG ĐẠI | ||||||||
Bài 5: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX | 1 | 1 | ||||||
CHƯƠNG 3: ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI | ||||||||
Bài 6: Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI | 1 | |||||||
Bài 7: Vương quốc Lào | 2 | |||||||
Bài 8: Vương quốc Cam-pu-chia | 1 | |||||||
CHƯƠNG 4: ĐẤT NƯỚC DƯỚI THỜI CÁC VƯƠNG TRIỀU NGÔ – ĐINH - TIỀN LÊ (939 – 1009) | ||||||||
Bài 9: Đất nước buổi đầu độc lập (939 – 967) | 1 | 1 | ||||||
Bài 10: Đại Cồ Việt thời Đinh và Tiền Lê (968 – 1009) | 1 ý | |||||||
CHƯƠNG 5: ĐẠI VIỆT THỜI LÝ – TRẦN – HỒ (1009 – 1225) | ||||||||
Bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009 – 1225) | 1 | 1 ý | ||||||
Bài 12: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077) | 1 | 1 ý | ||||||
Tổng số câu TN/TL | 4 | 1 | 4 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 |
Điểm số | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 0,5 | 0 | 1 | 0 | 0,5 |
Tổng số điểm | 2,0 điểm 20% | 1,5 điểm 15% | 1 điểm 10% | 0,5 điểm 5% |
TRƯỜNG THCS.........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 7 (PHẦN LỊCH SỬ) – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số ý) | TL (số câu) | TN (số ý) | TL (số câu) | |||
CHƯƠNG 2: TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ THỜI TRUNG ĐẠI | 8 | 4 | ||||
Bài 5: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX | Nhận biết | Giới thiệu về một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ. | 1 | C6 | ||
Thông hiểu | Nhận xét về một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ | 1 | C2 | |||
CHƯƠNG 3: ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI | ||||||
Bài 6: Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI | Nhận biết | Liệt kê những tôn giáo truyền bá và phổ biến ở Đông Nam Á. | 1 | C5 | ||
Bài 7: Vương quốc Lào | Nhận biết | Nêu mốc thời gian phát triển của vương quốc Lan Xang. | 1 | C4 | ||
Nhận biết | Nêu một số nét tiêu biểu về văn hóa của Vương quốc Lào. | 1 | C1 (TL) | |||
Bài 8: Vương quốc Cam-pu-chia | Thông hiểu | Điểm chung của văn hóa Lào và văn hóa Cam-pu-chia. | 1 | C3 | ||
CHƯƠNG 4: ĐẤT NƯỚC DƯỚI THỜI CÁC VƯƠNG TRIỀU NGÔ – ĐINH – TIỀN LÊ (939 – 1009) | ||||||
Bài 9: Đất nước buổi đầu độc lập (939 – 967) | Thông hiểu | Trình bày được công cuộc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh và sự thành lập nhà Đinh. | 1 | C7 | ||
Vận dụng cao | Đánh giá vai trò của Ngô Quyền trong buổi đầu dựng nước, thông qua ý kiến nhận xét. | 1 |
| C3 (TL) | ||
Bài 10: Đại Cồ Việt thời Đinh – Tiền Lê (968 – 1009) | Thông hiểu | Mô tả được cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn năm 981. | 1 | C2 ý b | ||
CHƯƠNG 5: ĐẠI VIỆT THỜI LÝ – TRẦN – HỒ (1009 – 1225) | ||||||
Bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009 – 1225) | Nhận biết | Trình bày những nét chính về sự thành lập nhà Lý | 1 | C1 | ||
Thông hiểu | Đánh giá ý nghĩa của sự kiện dời đô ra Đại La của Lý Công Uẩn. | 1 | C2 ý a | |||
Bài 12: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077) | Thông hiểu | Đánh giá được những nét độc đáo của cuộc kháng chiến chống quân Tống (trong kế hoạch đánh giặc, tổ chức cuộc chiến đấu, cách kết thúc cuộc chiến). | 1 | C8 | ||
Vận dụng | So sánh hai cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược. | 1 | C2 ý b |