Đề thi cuối kì 1 lịch sử 7 kết nối tri thức (Đề số 5)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 7 kết nối tri thức Cuối kì 1 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 học kì 1 môn Lịch sử 7 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử 7 kết nối tri thức (bản word)
PHÒNG GD & ĐT ……………. | Chữ kí GT1: ……………… |
TRƯỜNG THCS ……………… | Chữ kí GT2: ……………… |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
MÔN: LỊCH SỬ 7 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 – 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ………………... Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Ý nào không phản ánh đúng tình hình Vương quốc Lan Xang trong giai đoạn đang phát triển thịnh đạt?
A. Là quốc gia cường thịnh nhất trong khu vực Đông Nam Á.
B. Đứng đầu vương quốc là vua, dưới vua có phó vương và 7 quan đại thần kiêm tổng đốc 7 tỉnh.
C. Cuộc sống cư dân sung túc, thanh bình.
D. Luôn giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng nhưng cũng cương quyết chống lại sự xâm lược.
Câu 2: Những việc làm của Ngô Quyền có ý nghĩa như thế nào đối với đất nước?
A. Đánh dấu quá trình dựng nước bắt đầu.
B. Nền độc lập dân tộc được khẳng định.
C. Tạo ra nền tảng cho công cuộc phát triển đất nước sau này.
D. Nền độc lập dân tộc được khẳng định và tạo ra nền tảng căn bản cho công cuộc phát triển đất nước sau này.
Câu 3: Người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 981 là
A. Đinh Bộ Lĩnh. | B. Đinh Toàn. |
C. Lê Hoàn. | D. Lý Thường Kiệt. |
Câu 4: Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa sự kiện Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La?
A. Khẳng định vị thế của Thăng Long – Hà Nội trong lịch sử dân tộc.
B. Tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước.
C. Mở ra thời kì mới trong sự phát triển của dân tộc.
D. Góp phần xây dựng quốc gia thống nhất.
Câu 5: Dưới sự trị vì của mình, A-cơ-ba đã thi hành những biện pháp tiến bộ. Đó là biện pháp gì?
A. Xóa bỏ Hồi giáo.
B. Giành nhiều đặc quyền cho quý tộc gốc Mông Cổ.
C. Xóa bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo; khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa Ấn Độ.
D. Xây dựng chính quyền vững mạnh.
Câu 6: Ý nào không phản ánh đúng tác dụng trong cách kết thúc cuộc kháng chiến của Lý Thường Kiệt?
A. Tránh được sự hi sinh xương máu của quân sĩ.
B. Bảo toàn được lực lượng của quân ta.
C. Làm cho quân Tống phải bỏ mộng xâm lược Đại Việt.
D. Góp phần giữ được mối quan hệ bang giao giữa Đại Việt và Tống.
Câu 7: Nhà Lý lập nơi trao đổi, buôn bán với thương nhân nước ngoài ở nhiều nơi, trong đó có
A. kinh thành Thăng Long. | B. cảng biển Vân Đồn. |
C. Phố Hiến. | D. Thanh Hà. |
Câu 8: Cư dân sống trên đấy Lào gồm
A. người lào Thơ ng. | B. người Khơ-me. |
C. người Lào Lùm. | d. người Lào Thơ ng và người Lào Lùm. |
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm). Hãy trình bày một số nét tiêu biểu về sự phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia thời kì Ăng-co.
Câu 2 (1,5 điểm).
a. Nhận xét về việc xây dựng phòng tuyến chống quân Tống ở sông Như Nguyệt của Lý Thường Kiệt đã thể hiện điều gì?
b. Dựa vào những kiến thức đã học, hãy hoàn thành bảng (dưới đây) về những thành tựu văn hóa tiêu biểu trên các lĩnh vực chủ yếu của các quốc gia Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.
Nội dung | Thành tựu tiêu biểu |
Chữ viết | |
Văn học | |
Tín ngưỡng – tôn giáo |
Câu 3 (0,5 điểm). Việc xây dựng Văn Miếu – Quốc Tử Giám có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lịch sử như thế nào. Hãy liên hệ và cho biết hiện nay có những hoạt động nào vẫn được tổ chức tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám thể hiện sự kế tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
BÀI LÀM
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
TRƯỜNG THCS.........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 7 (PHẦN LỊCH SỬ) – KẾT NỐI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |
CHƯƠNG 2: TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ THỜI TRUNG ĐẠI | ||||||||
Bài 5: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX | 1 | |||||||
CHƯƠNG 3: ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI | ||||||||
Bài 6: Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI | 1 ý | |||||||
Bài 7: Vương quốc Lào | 1 | |||||||
Bài 8: Vương quốc Cam-pu-chia | 1 | |||||||
CHƯƠNG 4: ĐẤT NƯỚC DƯỚI THỜI CÁC VƯƠNG TRIỀU NGÔ – ĐINH - TIỀN LÊ (939 – 1009) | ||||||||
Bài 9: Đất nước buổi đầu độc lập (939 – 967) | 1 | 1 | ||||||
Bài 10: Đại Cồ Việt thời Đinh và Tiền Lê (968 – 1009) | 1 | |||||||
CHƯƠNG 5: ĐẠI VIỆT THỜI LÝ – TRẦN – HỒ (1009 – 1225) | ||||||||
Bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009 – 1225) | 1 | 1 | 1 | |||||
Bài 12: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077) | 1 | 1 ý | ||||||
Tổng số câu TN/TL | 4 | 1 | 4 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 |
Điểm số | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 0,5 |
Tổng số điểm | 2,0 điểm 20% | 2,0 điểm 20% | 0,5 điểm 5% | 0,5 điểm 5% |
TRƯỜNG THCS.........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 7 (PHẦN LỊCH SỬ) – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số ý) | TL (số câu) | TN (số ý) | TL (số câu) | |||
CHƯƠNG 2: TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ THỜI TRUNG ĐẠI | 8 | 4 | ||||
Bài 5: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX | Nhận biết | Nêu được những biện pháp tích cực của A-cơ-ba đối với Ấn Độ. | 1 | C5 | ||
Thông hiểu | Nhận xét về một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ | |||||
CHƯƠNG 3: ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI | ||||||
Bài 6: Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI | Thông hiểu | Trình bày được những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI. | 1 | C2 ý b | ||
Bài 7: Vương quốc Lào | Nhận biết | Nêu được thành phần cư dân sống trên đất Lào | 1 | C8 | ||
Thông hiểu | Giải thích được sự phát triển của Vương quốc Lào thời Lan Xang. | 1 | C1 | |||
Bài 8: Vương quốc Cam-pu-chia | Nhận biết | Trình bày một số nét chính về sự phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia thời kì Ăng-co. | 1 | C1 (TL) | ||
CHƯƠNG 4: ĐẤT NƯỚC DƯỚI THỜI CÁC VƯƠNG TRIỀU NGÔ – ĐINH – TIỀN LÊ (939 – 1009) | ||||||
Bài 9: Đất nước buổi đầu độc lập (939 – 967) | Thông hiểu | Đánh giá vai trò của Ngô Quyền trong buổi đầu dựng nước, thông qua ý kiến nhận xét. | 1 | C2 | ||
Bài 10: Đại Cồ Việt thời Đinh – Tiền Lê (968 – 1009) | Nhận biết | Nêu được người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống năm 981. | 1 | C3 | ||
CHƯƠNG 5: ĐẠI VIỆT THỜI LÝ – TRẦN – HỒ (1009 – 1225) | ||||||
Bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009 – 1225) | Thông hiểu | Đánh giá ý nghĩa của sự kiện dời đô ra Đại La của Lý Công Uẩn. | 1 | C4 | ||
Vận dụng cao | Đánh giá ý nghĩa của việc xây dựng Văn Miếu – Quốc Tử Giám và liên hệ với hiện nay. | 1 | C3 (TL) | |||
Bài 12: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077) | Thông hiểu | Đánh giá được những nét độc đáo của cuộc kháng chiến chống quân Tống (trong kế hoạch đánh giặc, tổ chức cuộc chiến đấu, cách kết thúc cuộc chiến). | 1 | 1 | C6 | C2 ý a |