Đề thi cuối kì 1 lịch sử 9 cánh diều (Đề số 4)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 9 cánh diều Cuối kì 1 Đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 học kì 1 môn Lịch sử 9 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử 9 cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
MÔN: LỊCH SỬ 9 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 – 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Hình thức chính quyền được thành lập ở Nghệ An, Hà Tĩnh trong những năm 1930 – 1931 là:
A. Công xã. | B. Xô viết. | C. Công hội đỏ. | D. Chính phủ liên hiệp. |
Câu 2. Chính sách nào không phải của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh trong những năm 1930 – 1931?
A. Chia ruộng đất cày cho dân cày.
B. Xóa bỏ các thứ thuế vô lí.
C. Xóa nợ cho dân nghèo.
D. Cải cách ruộng đất.
Câu 3. Cách mạng tháng Tám thành công mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc vì:
A. Đã phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp và ách thống trị của quân phiệt Nhật Bản, chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ trên đất nước ta, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do dưới chế độ dân chủ cộng hòa.
B. Góp phần xóa bỏ tàn dư của chế độ phong kiến và chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phát xít ở Việt Nam.
C. Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành đảng cầm quyền, chuẩn bị điều kiện tiên quyết cho những quyền lợi tiếp theo.
D. Góp phần làm suy yếu hệ thống của chủ nghĩa thực dân, cổ cũ mạnh mẽ các nước thuộc địa đấu tranh giải phóng dân tộc.
Câu 4: Hình thức đấu tranh chủ yếu của nhân dân Mỹ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
A. Đấu tranh chính trị. | B. Đấu tranh vũ trang. |
C. Đàm phán hòa bình. | D. Bãi công, biểu tình, |
Câu 5: Yếu tố quan trọng nhất làm cho chủ nghĩa đa nguyên và tư tưởng chống chủ nghĩa xã hội gia tăng ở Liên Xô vào cuối thập niên 80 của thế kỉ XX là:
A. Liên Xô tiến hành cải tổ với tinh thần dân chủ, công khai.
B. Liên Xô buông lỏng quản lí văn hóa.
C. Liên Xô thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các dân tộc và với bên ngoài.
D. Liên Xô thực hiện chính sách kích thích sự sáng tạo văn hóa.
Câu 6: Mục tiêu bao trùm nhất của Mỹ trong việc triển khai Chiến lược toàn cầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
A. Chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản.
B. Đàn áp phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa và phụ thuộc.
C. Thực hiện tham vọng làm bá chủ thế giới.
D. Lôi kéo các nước nhận viện trợ và thành lập các khối quân sự ở hầu khắp thế giới.
Câu 7: Yếu tố khách quan nào giúp nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng “thần kì” trong những năm 60 của thế kỉ XX?
A. Cuộc chiến tranh Triều Tiên.
B. Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ.
C. Sự suy yếu tương đối của nền kinh tế Mỹ.
D. Công cuộc cải cách và phục hồi nền kinh tế Nhật Bản.
Câu 8: Vì sao Trung Quốc phải tiến hành cải cách, mở cửa (1978)?
A. Sản xuất giảm sút, nhiều nơi bị mất mùa, đói kém.
B. Đường lối “Ba ngọn cờ hồng” và “Đại cách mạng văn hóa vô sản” sai lầm.
C. Kinh tế khủng hoảng, chính trị bất ổn và xã hội rối loạn.
D. Muốn cải thiện quan hệ với các nước láng giềng (Ấn Độ, Liên Xô).
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm). Những biểu hiện nào chứng tỏ Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931.
Câu 2 (0,5 điểm). Lí giải vì sao Mặt trận Việt Minh lại thu hút được sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân?
Câu 3 (1,5 điểm).
a. Trình bày nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh lạnh.
b. Em có đồng ý với ý kiến cho rằng: Khu giải phóng với “thủ đô” Tân Trào đóng vai trò là “bàn đạp” cho thế trận tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945? Tại sao?
BÀI LÀM:
………………………………………………………………………………………....
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS.........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 9 (PHẦN LỊCH SỬ) – CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |
CHƯƠNG 2: VIỆT NAM TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945 | ||||||||
Bài 6: Phong trào cách mạng Việt Nam thời kì 1930 - 1939 | 1 | 2 | 1 | 1 | 1 ý | |||
CHƯƠNG 3: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991 | ||||||||
Bài 7: Chiến tranh lạnh (1947 – 1989) | 1 ý | |||||||
Bài 8: Liên Xô và Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991 | 1 | |||||||
Bài 9: Nước Mỹ và Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991 | 1 | |||||||
Bài 10: Mỹ La Tinh từ năm 1945 đến năm 1991 | 1 | |||||||
Bài 111: Châu Á từ năm 1945 đến năm 1991 | 1 | 1 | ||||||
Tổng số câu TN/TL | 4 | 1 ý | 4 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 ý |
Điểm số | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 0,5 | 0 | 1,0 | 0 | 0,5 |
Tổng số điểm | 2,0 điểm 20% | 1,5 điểm 15% | 1,0 điểm 10% | 0,5 điểm 5% |
TRƯỜNG THCS.........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 9 (PHẦN LỊCH SỬ) – CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số ý) | TL (số câu) | TN (số ý) | TL (số câu) | |||
CHƯƠNG 2: VIỆT NAM TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945 | ||||||
Bài 6: Phong trào cách mạng Việt Nam thời kì 1930 - 1939 | Nhận biết | Nhận biết hình thức chính quyền được thành lập ở Nghệ An, Hà tĩnh trong những năm 1930 – 1931? | 1 | C1 | ||
Thông hiểu | - Tìm ý không phải là chính sách của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh trong những năm 1930 – 1931. - Lí giải vì sao Cách mạng tháng Tám thành công mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. | 2 | C2, C3 | |||
Vận dụng | - Nêu những biểu hiện chứng minh Xô viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao phong trào cách mạng 1930 – 1931. - Lí giải vì sao Mặt trận Việt Minh lại thu hút sự tham gia đông đảo của nhân dân. | 2 | C1, C2 (TL) | |||
Vận dụng cao | Nêu ý kiến cá nhân (đồng ý/ không đồng ý). Lí giải. | 1 | C3 ý b (TL) | |||
CHƯƠNG 3: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991 | ||||||
Bài 7: Chiến tranh lạnh (1947 – 1989) | Nhận biết | - Trình bày nguyên dân đẫn đến Chiến tranh lạnh. | 1 | C3 ý a (TL) | ||
Bài 8: Liên Xô và Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991 | Thông hiểu | Tìm hiểu yếu tố quan trọng làm cho chủ nghĩa đa nguyên và tư tưởng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô tăng vào cuối thập niên 80 của thế kỉ XX? | 1 | C5 | ||
Bài 9: Nước Mỹ và Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991 | Nhận biết | Nhận biết mục tiêu bảo trùm của Mỹ trong việc triển khai Chiến lược toàn cầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai. | 1 | C6 | ||
Bài 10: Mỹ La Tình từ năm 1945 đến năm1991 | Nhận biết | Nhận biết hình thức đấu tranh của Mỹ La Tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai? | 1 | C4 | ||
Bài 11: Châu Á từ năm 1945 đến năm 1991 | Nhận biết | Nhận biết yếu tố khách quan giúp nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng “thần kỳ” vào những năm 60 của thế kỉ XX | 1 | C7 | ||
Thông hiểu | Lí giải vì sao Trung Quốc tiến hành cải cách, mở của. | 1 | C8 |