Đề thi giữa kì 1 lịch sử 9 cánh diều (Đề số 1)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 9 cánh diều Giữa kì 1 Đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 giữa kì 1 môn Lịch sử 9 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử 9 cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
MÔN: LỊCH SỬ 9 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 – 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Sự phát triển phồn vinh của nền kinh tế Mĩ trong những năm 1924-1929 không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?
A. Thu lợi từ chiến tranh thế giới thứ nhất.
B. Cải tiến kĩ thuật sản xuất.
C. Thu hút được lao động có trình độ cao.
D. Sự bóc lột từ hệ thống thuộc địa rộng lớn.
Câu 2. Tại sao chỉ trong một thời gian ngắn, ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời ở Việt Nam?
A. Những điều kiện thành lập một Đảng cộng sản đã chín muồi.
B. Chủ nghĩa Mác- Lênin được truyền bá sâu rộng rãi vào Việt Nam.
C. Do ảnh hưởng của phong trào Vô sản hóa.
D. Do phong trào yêu nước có bước phát triển mới.
Câu 3. Nguyên nhân trực tiếp buộc Nhật Bản phải chấp nhận đầu hàng Đồng minh không điều kiện là
A. Sự thất bại của đội quân quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc.
B. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
C. Phong trào phản đối chiến tranh ở Nhật dâng cao.
D. Sự nổi dậy của các thuộc địa của Nhật.
Câu 4: Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của chủ nghĩa phát xít Đức là:
A. sự ủng hộ về vũ khí chiến tranh của I – ta – li – a.
B. sự phát triển kinh tế của Đức giai đoạn 1924 – 1929.
C. chính sách dung dưỡng, thỏa hiệp của Anh, Pháp, Ba Lan.
D. hậu quả nặng nề của cuộc đại suy thoái kinh tế 1929 – 1933.
Câu 5: Đâu là thành tựu tiêu biểu về văn hóa - giáo dục của Liên Xô trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội (1925-1942)?
A. Xóa nạn mù chữ, phát triển giáo dục phổ thông và giáo dục bậc cao.
B. Xóa nạn mù chữ nhưng chưa xây dựng được hệ thống giáo dục thống nhất.
C. Xóa nạn mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học ở cả nông thôn và thành phố.
D. Xóa nạn mù chữ, xây dựng hệ thống chương trình học tập tiên tiến.
Câu 6: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á phát triển theo khuynh hướng nào?
A. Tiểu tư sản và tư sản.
B. Tư sản và vô sản.
C. Vô sản và tiểu tư sản.
D. Tư sản, tiểu tư sản và vô sản.
Câu 7: Sự kiện tiêu biểu trong phong trào yêu nước dân chủ công khai những năm 1924 – 1925 là sự kiện nào?
A. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Sa Diện (Quảng Châu – Trung Quốc) (6/1924).
B. Xuất bản những tờ báo tiến bộ và lập ra những nhà xuất bản tiến bộ.
C. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái và phong trào đấu tranh đòi thả tư do cho Phan Bội Châu (1925).
D. Phong trào đấu tranh đòi thả tư do cho Phan Bội Châu (1925) và đấu tranh đòi để tang Phan Châu Trinh (1926).
Câu 8: Ý nào sau đây không đánh giá đúng vai trò của Ddảng Quốc đại đối với phong trào dân tộc ở Án Độ từ năm 1919 đến năm 1945?
A. Phát động nhân dân đấu tranh đòi quyền tự trị, tẩy chay hàng hóa của Anh.
B. Tổ chức phong trào phản đối việc Ấn Độ tham gia Chiến trạnh thế giới thứ hai.
C. Đoàn kết quần chúng nhân dân Ấn Độ, chống lại độc quyền sản xuất muối của thực dân Anh.
D. Thành lập Đảng Cộng sản Ấn Độ để đoàn kết công nhân và nhân dân lao động.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm).
a. Nêu những cống hiến to lớn của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình hoạt động cứu nước, cứu dân từ năm 1911 đến năm 1930?
b. Phân tích một cống hiến to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình hoạt động Cách mạng?
Câu 2 (1,0 điểm). Vì sao có thể khẳng định Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 là một bản cương lĩnh đúng đắn, sáng tạo?
Câu 3 (0,5 điểm). Việt Nam đã tận dụng cơ hội Nhật đầu hàng Đồng Minh để giành độc lập như thế nào?
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS.........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 9 (PHẦN LỊCH SỬ) – CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |
CHƯƠNG 1: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945 | ||||||||
Bài 1: Nước Nga và Liên Xô từ năm 1918 đến năm 1945 | 1 | |||||||
Bài 2: Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945 | 1 | |||||||
Bài 3: Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945 | 1 | 1 | ||||||
Bài 4: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) | 1 | 1 | ||||||
CHƯƠNG 2: VIỆT NAM TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945 | ||||||||
Bài 5: Việt Nam từ năm 1918 đến năm 1930 | 1 | 1 ý | 1 | 1 | 1 ý | |||
Tổng số câu TN/TL | 4 | 1 ý | 4 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 ý |
Điểm số | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 0,5 | 0 | 1,0 | 0 | 0,5 |
Tổng số điểm | 2,0 điểm 20% | 1,5 điểm 15% | 1,0 điểm 10% | 0,5 điểm 5% |
TRƯỜNG THCS.........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 9 (PHẦN LỊCH SỬ) – CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số ý) | TL (số câu) | TN (số ý) | TL (số câu) | |||
CHƯƠNG 1: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945 | ||||||
Bài 1: Nước Nga và Liên Xô từ năm 1918 đến năm 1945 | Nhận biết | Cách nhận biết thành tựu tiêu biểu về văn hóa - giáo dục của Liên Xô trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội (1925-1942). | 1 | C5 | ||
Bài 2: Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945 | Nhận biết | Nhận biết một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hình thành chue nghĩa phát xít Ddức. | 1 | C4 | ||
Thông hiểu | Xác định nguyên nhân dẫn đến sự phát triển phát triển phồn vinh của nền kinh tế Mĩ trong những năm 1924-1929. | 1 | C1 | |||
Bài 3: Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945 | Nhận biết | Nhận biết khuynh hướng của phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất. | 1 | C6 | ||
Thông hiểu | Tìm ý không phải là đánh giá đúng về vai trò của Đảng Quốc đại đối với phong trào dân tộc ở Ấn Độ từ năm 1918 đến năm 1945. | 1 | C8 | |||
Bài 4: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) | Thông hiểu | Xác định nguyên nhân trực tiếp buộc Nhật Bản phải chấp nhận đầu hàng Đồng minh không điều kiện. | 1 | C3 | ||
Vận dụng | Phân tích cơ hội Nhật đầu hàng Đồng Minh có lợi cho rất lớn cho Việt Nam. | 1 | C3 (TL) | |||
CHƯƠNG 2: VIỆT NAM TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945 | ||||||
Bài 5: Việt Nam từ năm 1918 đến năm 1930 | Nhận biết | - Xác định sự kiện tiêu biểu trong phong trào yêu nước dân chủ công khai những năm 1924 – 1925. - Nhận biết các công hiến to lớn của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình hoạt động cứu nước, cứu dân từ năm 1911 đến năm 1930. | 1 | 1 | C7 | C1 ýa (TL) |
Thông hiểu | Xác định lý do vì sao trong một thời gian ngắn, ba tổ chức Cộng sản nối tiếp nhau ra đời ở Việt Nam. | 1 | C2 | |||
Vận dụng cao | Phân tích được công hiến to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình hoạt động Cách mạng. | 1 | C1 ýb (TL) |