Đề thi cuối kì 2 công dân 7 chân trời sáng tạo (Đề số 11)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 7 chân trời sáng tạo cuối kì 2 đề số 11. Cấu trúc đề thi số 11 cuối kì 2 môn GDCD 7 chân trời sáng tạo này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Đề thi cuối kì 2 công dân 7 chân trời sáng tạo (Đề số 11)
Đề thi cuối kì 2 công dân 7 chân trời sáng tạo (Đề số 11)
Đề thi cuối kì 2 công dân 7 chân trời sáng tạo (Đề số 11)
Đề thi cuối kì 2 công dân 7 chân trời sáng tạo (Đề số 11)
Đề thi cuối kì 2 công dân 7 chân trời sáng tạo (Đề số 11)

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

    TRƯNG TIỂU HỌC…………...

Chữ kí GT2: ...........................

         

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC:

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

ĐỀ BÀI

PHẦN I - TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 ĐIỂM – MỖI LỰA CHỌN ĐÚNG CHO 0,25 ĐIỂM)

Câu 1: Biểu hiện của bạo lực học đường thể hiện ở hành vi nào dưới đây?

  1. Đánh đạp con cái thậm tệ.
    B. Xúc phạm danh dự của bạn cùng lớp.
    C. Phê bình học sinh trên lớp.
    D. Phân biệt đối sử giữa các con.

Câu 2: Biểu hiện nào sau đây không phải là bạo lực học đường?

  1. Quan tâm, giúp đỡ.
    B. Hành hạ.
    C. Đánh đập.
    D. Xúc phạm danh dự.

Câu 3. Đâu không phải là ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả?

  1. Chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lai.
    B. Đề phòng trường hợp bất trắc xảy ra.
    C. Có thể giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.
    D. Giúp con người có một cơ thể khỏe mạnh.

Câu 4:Một trong những nguyên tắc quản lý tiền có hiệu quả là:

  1. Chi tiêu hợp lí và tiết kiệm thường xuyên.
    B. Chi tiêu hợp lí, tiết kiệm thường xuyên và tăng nguồn thu.
    C. Chi tiêu hợp lí và tăng nguồn thu nhập.
    D. Tiết kiệm thường xuyên và tăng nguồn thu .

Câu 5: Hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống xã hội là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  1. Vi phạm pháp luật.
    C. Vi phạm quy chế.
    B. Vi phạm đạo đức.
    D. Tệ nạn xã hội.

Câu 6: Phương án nào sau đây không phải là biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội?

  1. Sống giản dị, lành mạnh.
    B. Chú trọng làm ăn kinh tế hơn giáo dục con cái.
    C. Bản thân nhận thức được tác hại của tệ nạn xã hội.
    D. Đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.

Câu 7: Em sẽ làm gì nếu biết về một hành vi có liên quan đến tệ nạn xã hội ở khu dân cư, ở trường hoặc ở lớp ?

  1. Làm ngơ, coi như không biết.
    C. Phản ánh cho bố mẹ, thầy cô hoặc báo công an.
    B. Tham gia cùng những hoạt động
    D. Bao che, không tố giác những hành vi đó.

Câu 8: Trong một lần đi dạo trên đường, bạn A bị một đối tượng lạ mặt rủ hút ma túy. Bạn liền đồng ý với suy nghĩ rất đơn giản: “Mình cứ thử một lần cho biết chắc cũng không sao!”. Nguyên nhân nào khiến bạn A sa vào tệ nạn xã hội?

  1. Thiếu kiến thức, thiếu kĩ năng sống
    C. Do ảnh hưởng của môi trường xã hội tiêu cực.
    B. Ham chơi, thích hưởng thụ .
    D. Do thiếu sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ.

Câu 9: Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình được thể hiện rõ nhất tại đâu?

  1. Luật Hôn nhân và Gia đình.
    C. Luật lao động.
    B. Luật Trẻ em.
    D. Luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em.

Câu 10: Câu tục ngữ: “Anh em như thể tay chân, Anh em hòa thuận hai thân vui vầy” khuyên chúng ta điều gì?

  1. Anh, em phải trung thực với nhau.
    C. Anh, em phải có trách nhiệm với nhau.
    B. Anh, em phải lo cho nhau.
    D. Anh, em phải đoàn kết, yêu thương lẫn nhau.

Câu 11: Biểu hiện nào dưới đây không đúng khi nói về quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng?

  1. Yêu thương, tôn trọng lẫn nhau.
    B. Chung thủy với chế độ một vợ, một chồng.
    C. Mặc định mọi công việc trong nhà phải là của người vợ.
    D. Quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.

Câu 12: Biểu hiện nào dưới đây không đúng khi nói về nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà?

  1. Yêu thương, kính trọng ông bà.
    B. Cảm thấy khó chịu khi sống chung với ông bà.
    C. Chăm sóc, phụng dưỡng ông bà.
    D. Mời ông bà những món ăn ngon.

PHẦN II- TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)

Câu 1. (2 điểm) N và M là đôi bạn thân ngồi cùng bàn nhưng gần đây M luôn tỏ vẻ khó chịu với N vì lí do N không cho M chép bài khi làm kiểm tra. M chẳng những lên mạng xã hội đặt điều nói xấu N mà vào lớp còn rủ các bạn không chơi với N.

  1. Em có nhận xét gì về hành vi của bạn M?
  2. Em hãy nêu tác hại của bạo lực học đường đối với học sinh?

Câu 2 (2 điểm): Nghe một số thanh niên kể về ma túy đá, T tò mò và quyết định dùng thử để xem cảm giác thế nào. Sau nhiều lần sử dụng, T trở nên gầy gò, dáng đi xiêu vẹo, khả năng tập trung suy giảm và thường xuyên xuất hiện ảo giác, liên tục có những hành vi kích động, la hét và có lần, T đã cầm hung khí tấn công mọi người xung quanh.

  1. Theo em, hành vi của bạn T là đúng hay sai? Vì sao?
  2. Hãy nêu trách nhiệm của học sinh trong phòng việc chống các tệ nạn xã hội?

Câu 3 ( 3 điểm): Anh H hiện đang là giám đốc của một công ty lớn. Do có trình độ và chuyên môn tốt nên anh được đồng nghiệp rất kính nể. Trong gia đình, anh sống chung với vợ con và mẹ ruột. Mẹ của anh nay đã cao tuổi, mắc nhiều bệnh và bị lẫn. Vì không muốn cho mọi người đến chơi gặp gỡ, tiếp xúc với mẹ nên anh đã làm một cái phòng nhỏ ở dưới bếp để mẹ tiện sinh hoạt, ăn uống tại đấy.

  1. Em có nhận xét gì về việc làm của anh H?
  2. Trong trường hợp trên, nếu em là anh H, em có cư xử với mẹ như vậy không hay em sẽ làm gì?
  3. Con cái cần có trách nhiệm, nghĩa vụ như thế nào đối với ba mẹ?

 

BÀI LÀM

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...……………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………

 

TRƯỜNG TIỂU HỌC ............................

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

TT

Mạch

nội

dung

Nội dung (Tên bài/ Chủ đề)

Mức độ nhận thức

Tổng

   

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tổng số câu

Tổng điểm

   

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

1

GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG

1. Phòng chống bạo lực học đường

C1,2

  

1/2 C1

 

1/2 C1

    

2,5

điểm

 

GIÁO DỤC KINH TẾ

2. Quản lí tiền

C3,4

         

0,5

điểm

2

GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

1. Phòng chống tệ nạn xã hội

C5,6,7,8

  

1/2

C2

 

1/2 C2

    

3,0

điểm

  

2. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

C9,10, 11,12

  

1/2

C3

 

1/2

C3

 

½

C3

  

4,0

điểm

Tổng số câu

12

  

1+1/2

 

1

 

1/2

12

3

10 điểm

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

30%

70%

 
        

Tỉ lệ chung

60%

40%

100%

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi công dân 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay