Đề thi cuối kì 2 địa lí 9 chân trời sáng tạo (Đề số 1)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Địa lí 9 chân trời sáng tạo Cuối kì 2 Đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 học kì 2 môn Địa lí 9 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
MÔN: Địa lí 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 – 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Đâu là đặc điểm rừng của vùng Tây Nguyên?
A. Tổng diện tích rừng gần 4,5 triệu ha với tỉ lệ che phủ rừng khoảng 26%.
B. Tổng diện tích rừng với 3,1 triệu ha đất lâm nghiệp có rừng, trong đó có 2,2 triệu ha đất rừng tự nhiên.
C. Tổng diện tích rừng gần 5,4 triệu ha với tỉ lệ che phủ rừng đạt 53,8%.
D. Tổng diện tích rừng gần 2,6 triệu ha với tỉ lệ che phủ rừng khoảng 46%.
Câu 2: Ở Tây Nguyên, mùa khô kéo dài
A. từ 1 - 3 tháng. | B. từ 6 - 9 tháng. |
C. trên 7 tháng. | D. từ 4 - 5 tháng. |
Câu 3:Phía đông vùng Đông Nam Bộ tiếp giáp với
A. Đồng bằng sông Cửu Long. | B. Tây Nguyên. |
C. Cam-pu-chia. | D. Biển Đông. |
Câu 4:Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là
A. có nhiều rừng với các loại lâm sản quý hiếm.
B. sông suối có trữ năng thủy điện khá lớn.
C. có nhiều mỏ dầu khí ở thềm lục địa.
D. có nhiều mỏ than với quy mô lớn.
Câu 5: Rừng ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là
A. Rừng nước ngọt. | B. Rừng sản xuất. |
C. Rừng ngập mặn. | D. Rừng phòng hộ. |
Câu 6: Biểu hiện của biến đổi khí hậu thể hiện rõ nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
A. Nhiệt độ trung bình năm đã giảm.
B. Xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền.
C. Mùa khô không rõ rệt.
D. Nguồn nước ngầm hạ thấp hơn.
Câu 7: Nước ta đã hình thành 3 cụm cơ khí lớn nào về đóng tàu?
A. Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên.
B. Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C. Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ.
Câu 8: Đâu không phải ý nghĩa của việc phát triển tổng hợp kinh tế biển, đảo đối với bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, đảo?
A. Tạo điều kiện khai thác tốt tiềm năng về tài nguyên thiên nhân và môi trường biển của đất nước.
B. Góp phần khẳng định chủ quyền biển, đảo của nước ta.
C. Góp phần khai thác hợp lí các nguồn lợi biển theo hướng bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
D. Góp phần bảo vệ tài nguyên biển và môi trường biển, đảo ở nước ta.
Câu 9: Vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
A. nước ngọt. | B. phân bón. |
C. bảo vệ rừng ngập mặn. | D. cải tạo giống. |
Câu 10: Điều kiện địa hình và đất tạo thuận lợi hình thành vùng
A. cây công nghiệp lâu năm, cây thực phẩm và trồng rừng.
B. cây lương thực, cây thực phẩm và cây ăn quả.
C. nuôi trồng thủy sản, cây dược liệu, cây lương thực.
D. cây thực phẩm, cây trồng ngắn hạn, cây ăn quả.
Câu 11: Tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhưng không thuộc vùng Đông Nam Bộ là
A. Đồng Nai. | B. Bình Phước. | C. Long An. | D. Bình Dương. |
Câu 12: Đâu không phải là đặc điểm về dân cư vùng Đông Nam Bộ?
A. Dân cư đông đúc, mật độ dân số khá cao.
B. Thị trường tiêu thụ nhỏ.
C. Lực lượng lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
D. Có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước.
Câu 13: Mùa khô kéo dài và phân hóa sâu sắc làm cho
A. cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.
B. mực nước ngầm hạ thấp, gây thiếu nước nghiêm trọng.
C. tạo điều kiện để bảo quản nông sản.
D. phát triển du lịch và trồng cây cận nhiệt.
Câu 14: Khó khăn lớn nhất về khí hậu đối với sản xuất và đời sống ở Tây Nguyên là
A. Có những hiện tượng thời tiết thất thường.
B. Nắng nhiều, mưa nhiều làm cho đất bị rửa trôi.
C. Mùa mưa thường xuyên xảy ra lũ lụt.
D. Mùa khô kéo dài dẫn đến thiếu nước nghiêm trọng.
Câu 15: Nguyên nhân chủ yếu làm ô nhiễm môi trường biển, đảo của nước ta hiện nay là
A. Khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản.
B. Hoạt động công nghiệp, sinh hoạt của con người.
C. Khai thác dầu khí ở thềm lục địa.
D. Hoạt động du lịch.
Câu 16: Tại sao tình trạng xâm nhập mặn tại một số tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra ngày càng khắc nghiệt, phức tạp, khó lường và đặc biệt không tuân theo quy luật tự nhiên?
A. Việc xây dựng các đập thủy lợi, thủy điện của các quốc gia thượng nguồn sông Mê Công đã làm giảm lưu lượng chảy của sông Tiền, sông Hậu vào Việt Nam.
B. Thượng nguồn không có nước chảy.
C. Nhà nước không chịu xả đập trên thượng nguồn đã làm giảm lưu lượng chảy của sông Tiền, sông Hậu vào Việt Nam.
D. Hiệu ứng nhà kính.
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI (1.0 điểm)
Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai và tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm.
Câu 1 (1.0 điểm): Cho thông tin sau:
Vùng Đông Nam Bộ là nơi hội tụ đa dạng tài nguyên du lịch với lợi thế rừng, biển, sông, hồ, hệ thống di tích văn hóa, lịch sử, làng nghề để phát triển nhiều loại hình du lịch về nguồn, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch biển. Bên cạnh đó, vùng Đông Nam Bộ cũng được thiên nhiên ưu ái về khí hậu, có nhiều hồ lớn và hệ sinh thái rừng đa dạng thuận lợi cho phát triển du lịch.
(Nguồn: tapchitaichinh.vn, 2024)
a) Đông Nam Bộ phát triển du lịch trên cơ sở tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng.
b) Du lịch sinh thái của vùng phát triển gắn liền với các di tích lịch sử – văn hóa, di tích cách mạng.
c) Du lịch góp phần tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống và phát huy tài nguyên du lịch của vùng.
d) Phát triển du lịch gây áp lực lên cơ sở hạ tầng, tài nguyên khoáng sản và nguồn lợi thủy sản của vùng.
TRƯỜNG THCS ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 9 (PHẦN ĐỊA LÍ) – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
……………………………………………
TRƯỜNG THCS.........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 9 (PHẦN ĐỊA LÍ)
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | |||||
Phần I | Phần II | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vạn dụng | |
Tìm hiểu Địa lí | 7 | 3 | 1 | |||
Nhận thức và tư duy khoa học | 2 | 1 | 2 | |||
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | 1 | 2 | 1 | |||
Tổng | 7 | 6 | 3 | 1 | 2 | 1 |
16 | 4 |
TRƯỜNG THCS.........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 9 (PHẦN ĐỊA LÍ – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO)
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/ câu | Câu hỏi | |||||
Tìm hiểu Địa lí | Nhận thức và tư duy khoa học | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | |||
CHƯƠNG 3: SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ | |||||||||
Bài 17 : Vùng Tây Nguyên | Nhận biết | Nhận biết được đặc điểm rừng vùng Tây Nguyên. | 1 | C1 | |||||
Vận dụng | Đưa ra được những khó khăn về điều kiện tự nhiên đối với phát triển kinh tế vùng Tây Nguyên | 1 | C14 | ||||||
BÀI 18: Thực hành. Vấn đề môi trường trong phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên. | Nhận biết | Nhận biết được mùa khô ở Tây Nguyên | 1 | C2 | |||||
Thông hiểu | Chỉ ra được hậu quả của mùa khô kéo dài ở Tây Nguyên | 1 | C13 | ||||||
Bài 19: Vùng Đông Nam Bộ | Nhận biết | Nhận biết được vị trí địa lí của Đông Nam Bộ. Nhận biết được nguyên nhân Đông Nam Bộ phát triểm du lịch | 1 | 1 | C3 | C1a | |||
Thông hiểu | Chỉ ra được đâu không phải đặc điểm dân cư vùng Đông Nam Bộ. Chỉ ra được các loại hình du lịch | 1 | 2 | C12 | C1b, c | ||||
Vận dụng | đưa ra được hậu quả của phát triển du lịch ở vùng | 1 | C1d | ||||||
Bài 20 : Thực hành. Viết báo cáo về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam | Nhận biết | Nhận biết được tài nguyên trọng điểm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam | 1 | C4 | |||||
Thông hiểu | Chỉ ra được tỉnh nào không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam | 1 | C11 | ||||||
Vận dụng | |||||||||
Bài 21 : Vùng Đồng bằng sông Cửu Long | Nhận biết | Nhận biết được rừng khu vực đồng bằng sông Cửu Long | 1 | C5 | |||||
Thông hiểu | Chỉ ra được điều kiện tự nhiên của vùng đồng bằng sông Cửu Long | 1 | C10 | ||||||
Bài 22 : Thực hành. Phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với Đồng bằng sông Cửu Long | Nhận biết | Nhận biết được biểu hiện rõ nhất của biến đổi khí hậu | 1 | C6 | |||||
Thông hiểu | Chỉ ra được vấn đề quan trọng vào mùa khô tại đồng bằng sông Cửu Long | 1 | C9 | ||||||
Vận dụng | Đưa ra được nguyên nhân xâm nhập mặn của các vùng Đông bằng sông Cửu Long | 1 | C16 | ||||||
Bài 23 : Phát triển tổng hợp kinh tế và tài nguyên môi trường | Nhận biết | Nhận biết được cụm cơ khí lớn về đóng tàu ở nước ta | 1 | C7 | |||||
Thông hiểu | Chỉ ra được đâu không phải ý nghĩa phát triển kinh tế biển đối với bảo vệ tài nguyên biển đảo | 1 | C8 | ||||||
Vận dụng | Đưa ra được nguyên nhân làm ô nhiễm biển đảo nước ta | 1 | C15 | ||||||