Đề thi cuối kì 2 địa lí 9 chân trời sáng tạo (Đề số 5)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Địa lí 9 chân trời sáng tạo Cuối kì 2 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 học kì 2 môn Địa lí 9 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
MÔN: Địa lí 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 – 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Hai tỉnh chiếm trên 70% doanh thu thu lịch lữ hành toàn vùng là
A. Lâm Đồng và Đắk Lắk. | B. Kon Tum và Gia Lai. |
C. Gia Lai và Lâm Đồng. | D. Đắk Lắk và Kon Tum. |
Câu 2: Tây Nguyên có trữ năng thủy điện lớn thứ mấy cả nước?
A. thứ tư. | B. thứ ba. | C. thứ hai. | D. thứ nhất. |
Câu 3:Phía tây vùng Đông Nam Bộ tiếp giáp với
A. Đồng bằng sông Cửu Long. | B. Tây Nguyên. |
C. Cam-pu-chia. | D. Biển Đông. |
Câu 4:Các hồ nước nhân tạo quan trọng cho thủy lợi và thủy điện trong vùng Đông Nam Bộ là
A. Hồ Ba Bể và hồ Lắk. | B. Hồ Thác Bà và hồ Đa Nhim. |
C. Hồ Dầu Tiếng và hồ Trị An. | D. Hồ Yaly và hồ Dầu Tiếng. |
Câu 5: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở hai nhánh sông chính là
A. Sông Mê Công và sông Tiền. | B. Sông Hồng và sông Cả. |
C. Sông Tiền và sông Lắk. | D. Sông Tiền và sông Hậu. |
Câu 6:Tài nguyên khoáng sản đá vôi xi măng được phân bố chủ yếu ở
A. Kiên Giang. | B. U Minh. | C. Cần Thơ. | D. Bạc Liêu. |
Câu 7: Ý nghĩa về mặt an ninh quốc phòng của các đảo và quần đảo là
A. Là cơ sở để khai thác có hiệu quả các nguồn lợi thủy sản.
B. Là hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển, hội nhập với thế giới.
C. Tạo việc làm, nâng cao đời sống của người dân vùng đảo.
D. Là cơ sở để khẳng định chủ quyền nước ta trên vùng biển và thềm lục địa.
Câu 8: Đâu là ý nghĩa của việc phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển?
A. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
B. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, giải quyết việc làm.
C. Tạo mặt hàng công nghiệp xuất khẩu có giá trị cao.
D. Thúc đẩy sự phát triển du lịch.
Câu 9: Đâu không phải là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành vận tải đường biển của nước ta?
A. Nằm gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng.
B. Ven biển có nhiều vũng vịnh rộng, kín gió.
C. Có nhiều đảo, quần đảo ven bờ.
D. Có nhiều bãi triều, đầm phá ven biển.
Câu 10: Đâu không phải thế mạnh nổi bật vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Cà Mau là thành phố trực thuộc trung ương.
B. Có vị trí địa lí thuận lợi và quan trọng đối với an ninh quốc phòng đất nước.
C. Tập trung nhiều tiềm lực khoa học và công nghệ.
D. Có nhiều loại hình du lịch như du lịch biển đảo, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh,...
Câu 11: Đâu là đặc điểm về logistic vùng Đông Nam Bộ?
A. Phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, giao dịch thanh toán, tư vấn kế toán - kiểm toán,...
B. Đồng bộ hệ thống logistic gắn với hệ thống bến cảng, cảng thủy nội địa, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế, các trục hành lang kinh tế trọng điểm.
C. Phát triển các loại hình du lịch đô thị, nghỉ dưỡng, sinh thái, tâm linh,...
D. Phát triển hệ thống cảng biển trung chuyển quốc tế và trong nước.
Câu 12: Đâu là đặc điểm về du lịch biển vùng Đông Nam Bộ?
A. Phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, giao dịch thanh toán, tư vấn kế toán - kiểm toán,...
B. Đồng bộ hệ thống logistic gắn với hệ thống bến cảng, cảng thủy nội địa, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế, các trục hành lang kinh tế trọng điểm.
C. Bãi biển đẹp; hình thành các khu du lịch sinh thái, du lịch khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia.
D. Phát triển hệ thống cảng biển trung chuyển quốc tế và trong nước.
Câu 13: Đâu không phải là tài nguyên du lịch tự nhiên ở Tây Nguyên?
A. Các hồ nước, thác nước. | B. Các bãi biển đẹp. |
C. Vườn quốc gia. | D. Các thắng cảnh đồi, núi. |
Câu 14: Bảo vệ rừng ở Tây Nguyên không chỉ có ý nghĩa với vùng mà còn có tầm quan trọng đối với các vùng phía Nam đất nước và các nước láng giềng vì Tây Nguyên
A. Có diện tích rừng lớn nhất cả nước, là nguồn cung cấp gỗ quan trọng cho vùng xung quanh.
B. Nằm ở vị trí ngã ba biên giới giữa ba nước Đông Dương, giáp với duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
C. Là nơi bắt nguồn của nhiều dòng sông lớn chảy về các vùng lãnh thổ lân cận.
D. Góp phần bảo vệ các vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng đầu của nước ta.
Câu 15: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có thế mạnh nổi bật hơn vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là
A. lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta.
B. các ngành công nghiệp phát triển rất sớm và nhiều ngành có ý nghĩa toàn quốc.
C. khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng.
D. tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất cả nước.
Câu 16: Đồng bằng sông Cửu Long bị xâm nhập mặn, hạn hán, lũ lụt sẽ dẫn đến những hậu quả gì?
A. Thay đổi cơ cấu cây trồng như mía.
B. Nguồn nước ngọt tăng.
C. Nền an ninh lương thực, an ninh nguồn nước bị suy giảm; ảnh hưởng đến sinh kế của người dân.
D. Nhu cầu thiết yếu về thực phẩm và nước không được cân đối.
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI (1.0 điểm)
Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai và tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm.
Câu 1 (1.0 điểm): Cho thông tin sau:
Một số chỉ số của 4 vùng kinh tế trọng điểm so với cả nước năm 2021
Chỉ số | Cả nước | Vùng kinh tế trọng điểm | |||
Bắc Bộ | Miền Trung | Phía Nam | Vùng Đồng bằng sông Cửu Long | ||
Diện tích (nghìn km2) | 331,3 | 15,7 | 28,0 | 30,6 | 16,6 |
Dân số (triệu người) | 98,5 | 17,6 | 6,6 | 21,8 | 6,1 |
GRDP theo giá hiện hành (nghìn tỉ đồng) | 8487,5 | 2249,2 | 449,6 | 2826,2 | 346,6 |
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2022)
a) Có hai vùng kinh tế trọng điểm có mật độ dân số cao hơn mật độ dân số cả nước.
b) Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long có GRDP bình quân đầu người cao nhất trong 4 vùng.
c) Tổng GRDP của 4 vùng kinh tế trọng điểm chiếm 69,2% GRDP cả nước.
d) Biểu đồ kết hợp là dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện mật độ dân số và GRDP bình quân đầu người của bốn vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta năm 2021.
TRƯỜNG THCS ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 9 (PHẦN ĐỊA LÍ) – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
…………………………………………………….
TRƯỜNG THCS.........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 9 (PHẦN ĐỊA LÍ)
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | |||||
Phần I | Phần II | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vạn dụng | |
Tìm hiểu Địa lí | 7 | 3 | 1 | |||
Nhận thức và tư duy khoa học | 2 | 1 | 2 | |||
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | 1 | 2 | 1 | |||
Tổng | 7 | 6 | 3 | 1 | 2 | 1 |
16 | 4 |
TRƯỜNG THCS.........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 9 (PHẦN ĐỊA LÍ – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO)
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/ câu | Câu hỏi | |||||
Tìm hiểu Địa lí | Nhận thức và tư duy khoa học | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | |||
CHƯƠNG 3: SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ | |||||||||
Bài 17 : Vùng Tây Nguyên | Nhận biết | - Nhận biết được tỉnh có doanh thu du lịch lớn vùng Tây Nguyên. - Nhận biết được trữ lượng thuỷ năng vùng Tây Nguyên | 2 | C1, 2 | |||||
Thông hiểu | Chỉ ra được đặc điểm tài nguyên du lịch vùng Tây Nguyên | 1 | C13 | ||||||
BÀI 18: Thực hành. Vấn đề môi trường trong phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên. | Vận dụng | Đưa ra được ý nghĩa của bảo vệ rừng Tây Nguyên | 1 | C14 | |||||
Bài 19: Vùng Đông Nam Bộ | Nhận biết | - Nhận biết được vị trí địa lí vùng Đông Nam Bộ. - Nhận biết được các hồ vùng Đông Nam Bộ | 2 | C3, 4 | |||||
Thông hiểu | - Chỉ ra được đặc điểm logistic của Đông Nam Bộ. - Chỉ ra được đặc điểm vùng biển Đông Nam Bộ | 2 | C11, 12 | ||||||
Vận dụng | |||||||||
Bài 20 : Thực hành. Viết báo cáo về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam | Nhận biết | Nhận biết được mật độ dân số vùng kinh tế trọng điểm | 1 | C1a | |||||
Thông hiểu | Chỉ ra được thu nhập bình quân của vùng kinh tế trọng điểm | 2 | C1b, c | ||||||
Vận dung | Đưa ra được thế mạnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đưa ra được dạng biểu đồ thích hợp | 1 | 1 | C15 | C1d | ||||
Bài 21 : Vùng Đồng bằng sông Cửu Long | Nhận biết | - Nhận biết được thuỷ văn vùng đồng bằng sông Cửu Long. - Nhận biết được tài nguyên khoảng sản vùng đồng bằng sông Cửu Long | 2 | C5, 6 | |||||
Thông hiểu | Chỉ ra được đâu không phải thế mạnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam | 1 | C10 | ||||||
Bài 22 : Thực hành. Phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với Đồng bằng sông Cửu Long | Vận dụng | Đưa ra được hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra | 1 | C16 | |||||
Bài 23 : Phát triển tổng hợp kinh tế và tài nguyên môi trường | Nhận biết | Nhận biết được ý nghĩa về mặt an ninh biển đảo nước ta | 1 | C7 | |||||
Thông hiểu | - Chỉ ra được ý nghĩa của phát triển tổng hợp kinh tế biển. - Chỉ ra được điều kiện thuận lợi phát triển ngành vận tải biển nước ta | 2 | C8, 9 | ||||||
Vận dụng | |||||||||