Đề thi cuối kì 2 kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 kết nối tri thức cuối kì 2 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 cuối kì 2 môn GDKTPL 11 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

SỞ GD & ĐT ………………

TRƯỜNG THPT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: … phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số





Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) 

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

     Câu 1 (0,25 điểm). Mọi hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân đều:

  1. bị tuyên án tù chung thân.
  2. bị phạt cải tạo không giam giữ.
  3. phải chịu trách nhiệm pháp lí.
  4. phải tham gia lao động công ích.

     Câu 2 (0,25 điểm). Hành vi đuổi người khác ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ được cho là vi phạm về quyền gì? 

  1. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
  2. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
  3. Quyền tự do ngôn luận
  4. Quyền bình đẳng

     Câu 3 (0,25 điểm). Công dân có hành vi bịa đặt để hạ uy tín của người khác là xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về:

  1. danh dự, nhân phẩm.
  2. tính mạng, sức khỏe.
  3. năng lực thể chất.
  4. tự do thân thể.

     Câu 4 (0,25 điểm). Đọc trộm tin nhắn của bạn học cùng lớp vi phạm quyền nào?

  1. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể.
  2. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
  3. Quyền bầu cử và ứng cử.
  4. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

     Câu 5 (0,25 điểm). Quyền tiếp cận thông tin là quyền của công dân được làm gì?

  1. tiếp cận các thông tin do cơ quan nhà nước nắm giữ.
  2. lan tuyền những thông tin, tài liệu liên quan đến bí mật quốc gia.
  3. sáng tạo các tác phẩm báo chí, tiếp cận và phản hồi thông tin cho báo chí.
  4. tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề của đất nước.

     Câu 6 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật, thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được cơ quan chức năng:

  1. bảo đảm an toàn và bí mật.      
  2. tiến hành sao kê và cất giữ.
  3. thực hiện in ấn và phân loại.    
  4. chủ động thu thập và lưu trữ.

     Câu 7 (0,25 điểm). Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “………. là quyền của công dân được tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về tất cả các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước dưới hình thức bằng lời nói, văn bản bản điện tử, hoặc dưới hình thức khác”.

  1. Quyền tự do báo chí.
  2. Quyền tự do ngôn luận.
  3. Quyền tự do tín ngưỡng.
  4. Quyền tiếp cận thông tin.

     Câu 8 (0,25 điểm). Vào ngày lễ, Tết hằng năm, X thường cùng mẹ đi lễ tại ngôi chùa cổ (là di tích lịch sử – văn hoá) ở gần nhà để bày tỏ sự thành kinh của mình và cầu mong những điều tốt đẹp cho bản thân, gia đình, bạn bè. Bạn X đã thực hiện quyền nào của công dân?

  1. Tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
  2. Bình đẳng trước pháp luật.
  3. Được bảo hộ danh dự.
  4. Tự do ngôn luận.

     Câu 9 (0,25 điểm). Chủ thể nào sau đây không vi phạm quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm của công dân?

  1. Anh M đột nhập vào nhà ông B, bị ông B khống chế rồi áp giải lên trụ sở công an.
  2. Nghi ngờ anh C lấy trộm xe máy của mình, ông K đã bắt giam anh C để tra hỏi.
  3. Do bị mất trộm đồ nên anh H (chủ cửa hàng) đã giữ nhân viên T lại để tra hỏi.
  4. Anh Q bắt và cháu A về giam giữ tại nhà để ép bố mẹ cháu M phải trả nợ.

     Câu 10 (0,25 điểm). Người nào tự ý khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác thì có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?

  1. Từ 3 tháng đến 1 năm.
  2. Từ 2 tháng đến 1 năm.
  3. Từ 5 tháng đến 2 năm.
  4. Từ 7 tháng đến 2 năm.

     Câu 11 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?

  1. Khi được chị K nhờ nhận giúp bưu phẩm, anh D rất tò mò nhưng không mở ra xem.
  2. Thấy quyển nhật kí của con gái để trên bàn dù rất tò mò nhưng chị V không mở ra đọc.
  3. Sau 4 lần giao hàng không thành công, bưu tá đã chuyển lại bưu phẩm cho người gửi.
  4. Thấy điện thoại của em trai không cài mật khẩu, anh P đã tự ý mở điện thoại để kiểm tra.

     Câu 12 (0,25 điểm). Hành vi nào không vi phạm về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

  1. Tự ý xông vào nhà của người khác
  2. Xông vào nhà hàng xóm vì nghi ngờ đồ vật mất cắp của mình ở trong đó
  3. Bắt đối tượng truy nã đang lẩn trốn tại đó
  4. Công an xã tự ý khám xét nhà của người dân

     Câu 13 (0,25 điểm). Anh P thường xuyên viết bài đăng báo ca ngợi những học sinh vượt khó đạt thành tích cao trong học tập. Anh P đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân?

  1. Đối thoại trực tuyến.
  2. Tự do ngôn luận.
  3. Quản trị truyền thông.
  4. Thông cáo báo chí.

     Câu 14 (0,25 điểm). Trong quá trình thực hiện quyền tự do về tín ngưỡng, tôn giáo, công dân không được

  1. tuân thủ các quy định về Hiến pháp và pháp luật.
  2. xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
  3. tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.
  4. tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

     Câu 15 (0,25 điểm). Trong tình huống dưới đây, chủ thể nào đã đồng thời vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?

Thôn A có ông K; vợ chồng anh T, chị P; vợ chồng chị X, anh V và con gái là cháu M cùng sinh sống. Vốn có định kiến từ trước nên khi thấy chị P vào nhà mình, chị X cho rằng chị P có mục đích xấu nên đã tri hô và hỗ trợ anh V đánh đuổi chị P. Sau đó ít lâu, bị chị P đưa tin sai sự thật về mình, anh V đã bí mật giam chị tại một ngôi nhà hoang. Qua hai ngày chị P mất tích, anh T phát hiện sự việc nên đã thuê ông K dùng hung khí đe dọa giết anh V buộc anh V phải thả vợ mình. Khi bác sĩ yêu cầu chị P phải nằm viện điều trị do bị sang chấn tâm Ií, anh T bắt cháu M rồi quay và gửi video cảnh cháu ngất xỉu do bị bỏ đói cho anh V để gây sức ép yêu cầu anh V phải trả tiền viện phí cho vợ mình.

  1. Anh V và anh T.
  2. Anh T và chị X.
  3. Chị P, anh V và anh T.
  4. Ông K, chị P và anh V.

     Câu 16 (0,25 điểm). Theo em, tình huống sau đây là đúng hay sai? Vì sao?

     Anh P đang cùng các con chơi ngoài bãi đất trống, vô tình chiếc diều của con anh P bị rơi mắc trên hiên nhà của anh B. Sau khi gọi một hồi lâu thì anh phát hiện ra nhà anh B không có ai ở nhà. Anh P quyết định bật tường vào lấy diều cho các con.

  1. Hành động của anh P là đúng, vì đã giúp con tìm lại được món đồ chơi
  2. Hành động của anh P là sai, vì chưa được sự đồng ý của chủ nhà là anh B mà đã tự ý trèo vào nhà
  3. Hành động của anh P không có ý xấu nên không được cho là sai
  4. Anh P không có động cơ trộm cắp các vật dụng trong nhà của anh B nên không vi phạm pháp luật

     Câu 17 (0,25 điểm). Hành vi của bạn L trong tình huống sau đã vi phạm quyền nào của công dân?

L và H là bạn thân của nhau. Một lần, L đến chơi trong lúc H đang ở ngoài quét sân, L thấy cuốn nhật kí để trên bàn học nên L tò mò và mở nhật kí ra xem. Đọc trong nhật kí, L phát hiện H có tình cảm với P – bạn nam học cùng lớp tiếng Anh với H. Lo lắng H vì chuyện tình cảm này mà không chú tâm học tập, L đã liên hệ và yêu cầu P tránh xa bạn mình; đồng thời bí mật báo cho bố mẹ của H biết sự việc.

  1. Bất khả xâm phạm về thân thể và chỗ ở.
  2. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng.
  3. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
  4. Được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

     Câu 18 (0,25 điểm). Trong trường hợp sau, anh S đã thực hiện quyền nào của công dân?

Những năm qua, Trường Trung học phổ thông A có nhiều học sinh đạt thành tích xuất sắc trong các kì thi học sinh giỏi quốc gia và thi đại học. Anh S (phóng viên) đã về trường phỏng vấn các thầy cô và học sinh để đưa tin, viết bài bày tỏ sự ngưỡng mộ và khen ngợi đối với ngôi trường có bề dày truyền thống dạy và học này.

  1. Tiếp cận thông tin.
  2. Bảo hộ danh dự. 
  3. Tự do ngôn luận.
  4. Tự do báo chí.

     Câu 19 (0,25 điểm). Là một người không theo bất kì tôn giáo nào, nhưng chị N luôn muốn được tìm hiểu rõ nét hơn về đời sống tinh thần của những người theo tôn giáo, nên chị đã tìm đọc nhiều tài liệu về các tôn giáo khác nhau. Theo em, hành động của chị N thể hiện điều gì?

  1. Hành động của chị N không tôn trọng các tôn giáo
  2. Chị N chỉ tôn trọng tôn giáo mà mình đang theo
  3. Chị N thực hiện tốt quyền tự do trong tín ngưỡng và tôn giáo của công dân
  4. Chị N thực hiện chưa tốt về quyền tự do trong tín ngưỡng và tôn giáo của công dân

     Câu 20 (0,25 điểm). Trong tình huống sau, chủ thể nào đã vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?

Anh A và chị B là vợ chồng, hai người chung sống cùng nhà với bố mẹ anh A là ông T và bà C. Chị B là người theo tôn giáo và thường đi cầu nguyện nhằm mong muốn có một cuộc sống bình an, tốt đẹp. Nhưng theo anh A, việc thực hành tôn giáo của chị B rất mất thời gian, không mang lại lợi ích kinh tế cho gia đình. Chị B không đồng ý vì đây là quyền tự do của công dân về tôn giáo, tín ngưỡng. Tuy nhiên, anh A vẫn phản đối và thường xuyên lên án, cấm đoán không cho chị thực hành tôn giáo của mình. Thấy vợ chồng hai con thường xuyên bất hòa, ông T và bà C tuyên bố: nếu chị B không từ bỏ việc thực hành tôn giáo thì sẽ đuổi chị B ra khỏi nhà.

  1. Anh A và chị B.
  2. Chị B và bà C.
  3. Ông T, chị B và anh A.
  4. Bà C, ông T và anh A.
  1. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)

     Câu 1 (2,5 điểm). 

  1. Pháp luật quy định như thế nào về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?
  2. Theo em, hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân gây ra hậu quả gì? Người thực hiện hành vi vi phạm đó sẽ bị xử phạt như thế nào?

     Câu 2 (1,5 điểm). Theo em, pháp luật Việt Nam đã quy định như thế nào về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở? Em hãy nêu ví dụ về việc thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân trong cuộc sống.

 Câu 3 (1,0 điểm). Ông H và ông M có xích mích, nhiều lần lời qua tiếng lại. Từ chửi nhau dẫn đến xô xát, N là con trai ông H cầm khúc gỗ đánh P là con trai ông M khiến P bị gãy xương sườn. P phải điều trị tại bệnh viện, mất chi phí hơn 30 triệu đồng.

Hành vi của N đã vi phạm quyền nào của công dân? Hành vi đó sẽ phải chịu hậu quả gì?

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay