Đề thi cuối kì 2 kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức (Đề số 5)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 kết nối tri thức cuối kì 2 đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 cuối kì 2 môn GDKTPL 11 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
SỞ GD & ĐT ……………… TRƯỜNG THPT ………………. |
Chữ kí GT1: ........................... Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: … phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. |
Mã phách |
✂
Điểm bằng số |
Điểm bằng chữ |
Chữ ký của GK1 |
Chữ ký của GK2 |
Mã phách |
- PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện hành vi đe dọa giết người là xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về cái gì?
- tư cách pháp nhân.
- hoàn cảnh xuất thân.
- tính mạng, sức khỏe.
- thân thế, sự nghiệp.
Câu 2 (0,25 điểm). Em hãy cho biết hành vi xâm phạm về chỗ ở của người khác là gì?
- Là hành vi đến nhà thăm hỏi một người khi họ gặp các tình hình không ổn về sức khỏe
- Chỉ là những hành vi đột nhập và nhà người khác khi chưa được sự đồng ý của họ
- Là các hành vi khám xét nhà trái phép, đuổi công dân ra khỏi chỗ ở, chiếm giữ hoặc cản trở trái pháp luật về chỗ ở của người khác
- Hành vi thực hiện các kiểm tra đảm bảo an toàn về chỗ ở của người khác
Câu 3 (0,25 điểm). Những ý nào sau đây nói đúng về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
- Cưỡng bức người khác hiến mô, tạng để cứu giúp người khác khi chưa được sự đồng ý của họ
- Mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
- Cố tình trêu chọc, thực hiện các hành động kì lạ trên người khác khi không được sự đồng ý của người đó
- Đánh người gây ra thương tích nghiêm trọng
Câu 4 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật, nhân viên bưu chính vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín điện thoại, điện tín của khách hàng khi tự ý thực hiện hành vi nào sau đây?
- Tính sai cước phí vận chuyển.
- Đăng kí tài khoản thư điện tử.
- Công khai nội dung điện tín.
- Từ chối gói cước khuyến mại.
Câu 5 (0,25 điểm). Mọi hành vi vi phạm quyền của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin đều:
- bị xử phạt hành chính.
- phải chịu trách nhiệm pháp lí.
- bị phạt cải tạo không giam giữ.
- phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân.
Câu 6 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật, có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm,… của công dân trong trường hợp có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm đó có chứa cái gì?
- giấy phép lái xe.
- hợp đồng dân sự.
- giấy đăng kí kinh doanh.
- tài liệu liên quan đến vụ án.
Câu 7 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây không phải tự do ngôn luận?
- Viết bài cho báo Hoa học trò
- Viết thư cho hòm thư góp ý
- Viết thư ra nước ngoài
- Nói chuyện riêng trong giờ học
Câu 8 (0,25 điểm). Hành vi nào tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân?
- Tuân theo những quy định của nhà chùa, nhà thờ
- Cười nói ồn ào trong khu vực trang nghiêm như chùa, nhà thờ
- Hút thuốc lá trong đền, chùa, nhà thờ
- Ăn mặc hở hang khi vào chùa, nhà thờ
Câu 9 (0,25 điểm). Những hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân có thể gây ra các tổn hại như thế nào?
- Gây tổn hại về tinh thần, tính mạng, sức khỏe của công dân
- Tạo điều kiện cho các cá nhân phát triển được các khả năng của bản thân mình
- Hỗ trợ công dân có điều kiện để vươn lên trong cuộc sống
- Tạo ra sự bình đẳng, công bằng trong xã hội
Câu 10 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
- Tự ý đuổi người khác ra khỏi chỗ ở của họ
- Tự ý khám xét nhà khi chưa có lệnh khám xét của cơ quan có thẩm quyền
- Xin phép và được sự đồng ý của chủ nhà mời vào nhà họ
- Vào nhà người khác, bới đồ bừa bãi khi họ đi vắng
Câu 11 (0,25 điểm). Mỗi cá nhân cần có trách nhiệm gì trong việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?
- Tôn trọng quyền của người khác; tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
- Khuyến khích những hành vi xâm phạm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
- Tuyệt đối không cho người khác mượn các thiết bị như: điện thoại, máy tính.
- Tuyệt đối không nhờ người khác nhận giúp thư, hàng hóa, bưu kiện, bưu phẩm.
Câu 12 (0,25 điểm). Chỉ được khám xét nhà của người khác khi nào?
- Khi có quyết định của Tòa án hoặc người phê chuẩn của Viện Kiểm sát
- Khi nghi ngờ có hành vi phạm lỗi
- Khi có công văn của Tòa án
- Khi có công văn của Viện Kiểm sát
Câu 13 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây phản ánh đúng trách nhiệm của mỗi công dân khi thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin?
- Bịa đặt, làm sai lệch nội dung thông tin đã được cung cấp để tăng tính hấp dẫn.
- Xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác.
- Xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Chịu trách nhiệm về những phát biểu, bài viết, thông tin mà mình cung cấp.
Câu 14 (0,25 điểm). Nhận định nào sau đây sai về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?
- Vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo không để lại nhiều hậu quả tiêu cực.
- Việc xâm phạm quyền tự do về tôn giáo chỉ xảy ra ở các tôn giáo lớn.
- Hoạt động mê tín dị đoan không phải là tự do tôn giáo và tín ngưỡng.
- Mọi người có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
Câu 15 (0,25 điểm). Nếu em chứng kiến một tình huống bạo loạn xảy ra tại khu dân cư nơi mình đang sinh sống, em sẽ làm như thế nào?
- Chạy đi chỗ khác vì có thể việc bạo loạn có thể ảnh hưởng đến mình
- Nhanh chóng tìm kiếm sự hỗ trợ để giúp ngăn chặn các hành vi bạo loạn
- Rủ bạn bè đến xem
- Không quan tâm đến các hành vi bạo loạn
Câu 16 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây vi phạm về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
- Anh A vào nhà anh B thắp hương theo như đã hẹn trước với anh B từ trước
- Ông H thu dọn đồ đạc của em T ra khỏi phòng vì đã chậm tiền phòng trọ
- Anh B xin phép chủ nhà được vào trong để thu dọn nốt đồ đạc của mình còn sót lại
- Bảo vệ chung cư của một tòa nhà đã phá cửa kịp thời để xông vào cứu cháu bé đang bị kẹt trên lan can khi người lớn đi vắng
Câu 17 (0,25 điểm). Là bạn thân của nhau, nhưng M thấy có một số chuyện T vẫn giữ, không kể lại cho mình nghe. Do đó, M đã tìm tới anh V (kĩ sư công nghệ thông tin), nhờ anh V giúp mình đăng nhập vào tài khoản facebook của T để đọc tin nhắn mà T trao đổi với mọi người. Trong tình huống này, nếu là anh V, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
- Từ chối và khuyên M không nên làm vậy vì đây là hành vi vi phạm pháp luật.
- Đồng ý vì bản thân cũng tò mò, muốn biết những gì T trao đổi trên facebook.
- Lập tức đồng ý với điều kiện sau khi đọc xong M phải kể lại cho mình nghe.
- Từ chối, mắng M vì sự thiếu hiểu biết đồng thời thông báo sự việc cho T.
Câu 18 (0,25 điểm). Chủ thể nào trong tình huống sau đã thực hiện tốt quyền tiếp cận thông tin của công dân?
Chị V và anh K muốn tìm hiểu thông tin về bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với hộ gia đình khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện mình để xây dựng các công trình công cộng. Hai người đến Uỷ ban nhân dân huyện đề nghị được cung cấp thông tin về những nội dung này. Sau khi nghe chị V và anh K trình bày về mong muốn của mình, ông T (cán bộ lãnh đạo huyện X) đã từ chối cung cấp thông tin với lý do: đây là những tài liệu mật, không được phép công khai.
- Chị V và anh K.
- Ông T và anh K.
- Ông T và chị V.
- Ông T, chị V, anh K.
Câu 19 (0,25 điểm). Trong tình huống sau, chủ thể nào đã vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?
Anh A và chị B là vợ chồng, hai người chung sống cùng nhà với bố mẹ anh A là ông T và bà C. Chị B là người theo tôn giáo và thường đi cầu nguyện nhằm mong muốn có một cuộc sống bình an, tốt đẹp. Nhưng theo anh A, việc thực hành tôn giáo của chị B rất mất thời gian, không mang lại lợi ích kinh tế cho gia đình. Chị B không đồng ý vì đây là quyền tự do của công dân về tôn giáo, tín ngưỡng. Tuy nhiên, anh A vẫn phản đối và thường xuyên lên án, cấm đoán không cho chị thực hành tôn giáo của mình. Thấy vợ chồng hai con thường xuyên bất hòa, ông T và bà C tuyên bố: nếu chị B không từ bỏ việc thực hành tôn giáo thì sẽ đuổi chị B ra khỏi nhà.
- Anh A và chị B.
- Chị B và bà C.
- Ông T, chị B và anh A.
- Bà C, ông T và anh A.
Câu 20 (0,25 điểm). Tình cờ trong một lần đi chơi H vô tình nhìn thấy một nhóm người đang đưa thông tin và dụ dỗ K tham gia vào nhóm hội tôn giáo của họ. H đã từng đọc được thông tin về việc rất nhiều các “đạo lạ” không được cho phép hoạt động đang cố gắng lôi kéo những người cả tin tham gia vào đội nhóm của họ, để truyền bá các thông tin không chính xác nhằm mục đích bôi nhọ Chính quyền và chủ trương của Nhà nước. Nếu em là H, em nên làm gì để giúp K không bị những người xấu dụ dỗ?
- Mặc kệ K vì dù gì việc đó cũng không liên quan tới mình
- Khuyên nhủ K không nên tin theo, nghe lời người lạ, không tham gia vào các hội nhóm không rõ nguồn gốc, không được Nhà nước cho phép hoạt động
- Ra mặt xua đuổi nhóm người kia đi, không cho họ tiếp xúc với K
- Để cho K tự giải quyết vấn đề của mình, vì không ai có thể giúp được mình ngoài bản thân mình
- PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)
Câu 1 (2,5 điểm).
- Theo em, công dân có những quyền gì về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin?
- Là học sinh, em có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin?
Câu 2 (1,5 điểm). Theo em, hành vi nào dưới đây vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo? Theo em, các hành vi đó có thể dẫn đến hậu quả gì?
- Anh H lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để hành nghề mê tín dị đoan, khám chữa bệnh cho người dân để trục lợi.
- Chị P là tín đồ tôn giáo thực hiện tốt cả việc đạo và việc đời; luôn tuân thủ và chấp hành tốt chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
- Bố mẹ T ép buộc T phải theo một tôn giáo mà gia đình đang theo.
- Khi biết gia đình chị H theo tôn giáo, gia đình bà B đã tìm cách ngăn cản con trai mình kết hôn với chị H.
- Chị N và anh G cùng tốt nghiệp ở một trường đại học, cả hai người đều có đủ điều kiện và đạt yêu cầu tuyển dụng của Công ty K nhưng Giám đốc Công ty K lại kí quyết định nhận anh G vào làm việc với lí do anh G là người không theo tôn giáo.
Câu 3 (1,0 điểm). Công ty K kí hợp đồng thuê nhà của ông H làm văn phòng làm việc, trong đó thỏa thuận tiền thuê mỗi quý được trả vào ngày mùng 5 tháng đầu tiên của quý. Đã quá hạn nhưng Công ty K vẫn không trả tiền cho ông H, với lí do công ty đang khó khăn về tài chính. Đòi tiền không được, ông H khoá cửa nhà lại, nhốt 5 người của công ty đang ở trong phòng làm việc. 3 giờ sau, mọi người trong nhà mới được giải thoát, nhờ sự can thiệp của Công an phường.
Theo em, ông H có vi phạm pháp luật không? Vi phạm như thế nào?