Đề thi cuối kì 2 lịch sử 9 cánh diều (Đề số 7)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 9 cánh diều Cuối kì 2 Đề số 7. Cấu trúc đề thi số 7 học kì 2 môn Lịch sử 9 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử 9 cánh diều
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
LỊCH SỬ 9 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN (4 điểm)
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 16. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Từ trong phong trào Đồng khởi ở miền Nam, tổ chức nào sau đây đã ra đời?
A. Liên minh Nhân dân Việt – Miên – Lào.
B. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
C. Việt Nam Độc lập Đồng minh (Mặt trận Việt Minh).
D. Mặt trận Thống nhất Dân tộc Phản đế Đông Dương.
Câu 2. Tháng 3-1988 diễn ra sự kiện lịch sử nào sau đây?
A. Quân Trung Quốc chiếm đảo Hoàng Sa.
B. Hải quan Việt Nam giải phóng quần đảo Trường Sa.
C. Cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền tại đảo Gạc Ma (Trường Sa).
D. Trung Quốc đưa tàu Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam.
Câu 3. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế là biểu hiện của xu hướng nào sau đây của thế giới từ năm 1991 đến nay?
A. Xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa.
B. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.
C. Xu thế hợp tác trên lĩnh vực chính trị.
D. Điều chỉnh quan hệ hợp tác quốc tế.
Câu 4. Nguyên nhân nào sau đây giúp nền kinh tế Nga phục hồi và phát triển từ năm 2000 đến nay?
A. Xây dựng nền kinh tế thị trường, tăng cường vai trò điều tiết của nhà nước.
B. Chuyển đổi mô hình kinh tế bằng chính sách tư nhân hóa.
C. Thực hiện các kế hoạch 5 năm để vượt qua khủng hoảng.
D. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp nặng, tập thể hóa nông nghiệp.
Câu 5. Ý nào sau đây không phải là thách thức của nền kinh tế Mỹ từ năm 1991 đến nay?
A. Phát triển không ổn định và rơi vào khủng hoảng theo chu kì.
B. Đối mặt với những cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.
C. Gánh nặng tài chính do tình trạng nhập cư ồ ạt gây nên.
D. Bị Trung Quốc cạnh tranh vị trí số 1 về kinh tế.
Câu 6. Ý nào sau đây là thành tựu tiêu biểu của kinh tế Hàn Quốc từ năm 1991 đến nay?
A. Là nước dẫn đầu thế giới về sản xuất công nghiệp nặng.
B. Là một trong ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới.
C. Quy mô kinh tế đứng thứ 10 thế giới, thứ 4 châu Á (2020).
D. Là nước dẫn đầu thế giới về sản xuất ô tô, công nghệ nano.
Câu 7. Một trong những thành tựu tiêu biểu về chính trị của Việt Nam từ năm 1991 đến nay là
A. đề ra đường lối đổi mới đất nước, trọng tâm là đổi mới chính trị.
B. trở thành thành viên thứ 149 của tổ chức Liên hợp quốc.
C. bộ máy nhà nước được mở rộng từ trung ương đến địa phương.
D. bộ máy nhà nước được sắp xếp lại theo hướng tinh gọn, hiệu quả.
Câu 8. Phát minh nào sau đây là điểm mới của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật từ đầu thế kỉ XX đến nay?
A. Phát minh về lĩnh vực khoa học cơ bản.
B. Phát minh ra động cơ hơi nước.
C. Phát minh về giao thông vận tải.
D. Phát minh về internet, kĩ thuật và công nghệ số.
Câu 9. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng thành tựu của miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)?
A. Cổ vũ tinh thần, chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến miền Nam.
B. Xây dựng được bước đầu cơ sở vật chất, kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội.
C. Trực tiếp tham gia chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ.
D. Trực tiếp đánh bại các chiến lược chiến tranh thực dân mới của Mỹ.
Câu 10. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng kết quả cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của quan dân Việt Nam (1975 – 1978)?
A. Quân Pôn Pốt xâm phạm lãnh thổ Việt Nam.
B. Đập tan hành động xâm lược của quan Pôn Pốt.
C. Bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ của quốc gia.
D. Tạo điều kiện cho cách mạng Cam-pu-chia giành thắng lợi.
Câu 11. Ý nào sau đây không phải là xu hướng phát triển của thế giới từ năm 1991 đến nay?
A. Xây dựng quan hệ ổn định, cân bằng, tránh xung đột.
B. Lấy hợp tác phát triển kinh tế - chính trị làm trọng tâm.
C. Xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ.
D. Diễn ra những cuộc xung đột cục bộ, nội chiến, bất ổn.
Câu 12. Từ sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết năm 1991, em có nhận thức gì về công cuộc cải tổ đất nước ở Liên Xô ?
A. Cải tổ đất nước là sai lầm lớn, đưa đất Liên Xô lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện.
B. Cải tổ đất nước ở Liên Xô tại thời điểm đó là hoàn toàn không phù hợp, không cần thiết.
C. Cải tổ là một tất yếu, nhưng trong quá trình thực hiện, Liên Xô liên tục mắc phải sai lầm nên đã đẩy nhanh quá trình sụp đổ của chủ nghĩa xã hội.
D. Mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô có quá nhiều thiếu sót, sai lầm nên dù công cuộc cải tổ được xúc tiến tích cực vẫn không thể cứu vãn được tình hình.
...........................................
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Đọc tư liệu sau đây:
“[Quân Pôn Pốt] “đã có những hành động xâm lấn đất đai nước ta ở vùng biên giới, giết hại đồng bào ta, cướp bóc tài sản của nhân dân ta. Đặc biệt từ đêm 24 rạng sáng ngày 25-9-1977, chúng đã đưa một lực lượng vũ trang lớn (khoảng năm sư đoàn) xâm nhập các xã Tân Phú, Tân Lập (huyện Tân Biên), … tàn sát gần 1000 người, đốt phá hơn 100 nóc nhà, phá hủy và cướp đi nhiều tài sản của đồng bào”.
(Nguyễn Thành Dương, “Kiên quyết bảo vệ biên giới Tây Nam”,
Báo Nhân dân, số 8977, ngày 5-1-1979, tr.1)
a) Đoạn tư liệu là minh chứng về tội ác của quan Pôn Pốt đối với nhân dân tất cả các tỉnh đồng bằng Nam Bộ của Việt Nam.
b) Đoạn tư liệu là một trong những minh chứng về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Việt Nam trong suốt 30 năm.
c) Đoạn tư liệu phản ánh tội ác dã man của quân Pôn Pốt đối với nhân dân các xã biên giới thuộc tỉnh Tây Ninh của Việt Nam.
d) Đoạn tư liệu phản ánh ý đồ thôn tính Việt Nam của tập đoàn Pôn Pốt – Iêng Xa-ri.
...........................................
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 – 2025)
LỊCH SỬ 9 – CÁNH DIỀU
...........................................
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
LỊCH SỬ 9 – CÁNH DIỀU
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | |||||
PHẦN I | PHẦN II | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Tìm hiểu lịch sử | 5 | 3 | 1 | 0 | 0 | 0 |
Nhận thức và tư duy lịch sử | 3 | 3 | 1 | 2 | 2 | 0 |
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
TỔNG | 16 | 4 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 – 2025)
LỊCH SỬ 9 – CÁNH DIỀU
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||
Tìm hiểu lịch sử | Nhận thức và tư duy lịch sử | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | ||
24 | 16 | 24 | 16 | |||||
Bài 14. Việt Nam từ năm 1954 – 1975 | Nhận biết | Giới thiệu được những thành tựu tiêu biểu trong công cuộc xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa. | 1 | C1 | ||||
Thông hiểu | Nêu được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. | Mô tả được các thắng lợi quân sự tiêu biểu của nhân dân miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước giai đoạn 1954 – 1975. | 1 | C9 | ||||
Vận dụng | Nêu những việc làm cụ thể để thể hiện lòng biết ơn, tri ân của em đến các anh hùng liệt sĩ và những người có đóng góp tiêu biểu cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975). | |||||||
Bài 15. Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1991 | Nhận biết | Nêu được tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam trong những năm 1976 – 1985. | Trình bày được sự thống nhất đất nước về mặt Nhà nước, cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và vùng biên giới phía Bắc trong những năm 1975 – 1979, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo. | 1 | C2 | |||
Thông hiểu | Nêu được kết quả, ý nghĩa của công cuộc Đổi mới trong giai đoạn 1986 – 1991. | Mô tả được đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, giải thích được nguyên nhân công cuộc Đổi mới trong giai đoạn 1986 – 1991. | 1 | 4 | C10 | C1a, C1b, C1c, C1d | ||
Vận dụng | Đánh giá được thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện đường lối đổi mới. | 1 | C15 | |||||
Bài 16. Trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay | Nhận biết | Nhận biết được xu hướng và sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh lạnh. | 1 | C3 | ||||
Thông hiểu | Trình bày xu hướng hình thành trật tự thế giới mới vào đầu thế kỉ XXI. | 1 | C11 | |||||
Vận dụng | Tìm hiểu trật tự thế giới mới sau Chiến tranh lạnh đã đặt ra những thời cơ và thách thức như thế nào đối với Việt Nam trong xây dựng và phát triển đất nước. | |||||||
Bài 17. Liên bang Nga từ năm 1991 đến nay | Thông hiểu | Trình bày được tình hình kinh tế của Liên bang Nga và từ năm 1991 đến nay. | 1 | C4 | ||||
Vận dụng | Tìm hiểu những tác động đến sự phát triển nền kinh tế của Liên bang Nga. | 1 | C12 | |||||
Bài 18. Nước Mỹ từ năm 1991 đến nay | Thông hiểu | Trình bày được tình hình chính trị, kinh tế của nước Mỹ từ năm 1991 đến nay. | 1 | C5 | ||||
Vận dụng | Tìm hiểu những tác động đến sự phát triển nền kinh tế của nước Mỹ | 1 | C13 | |||||
Bài 19. Châu Á từ năm 1991 đến nay | Nhận biết | Giới thiệu được sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) từ năm 1991 đến nay. | 1 | C6 | ||||
Thông hiểu | Mô tả được quá trình phát triển của ASEAN từ năm 1991 đến nay và những nét chính của Cộng đồng ASEAN. | 1 | C14 | |||||
Vận dụng | Nêu những việc làm góp phần xây dựng và phát triển Cộng đồng ASEAN vững mạnh trong thời gian tới. | |||||||
Bài 20. Việt Nam từ năm 1991 đến nay | Nhận biết | Chỉ ra những thành tựu tiêu biểu (trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, quốc phòng – an ninh, ...) của công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1991 đến nay. | 1 | C7 | ||||
Thông hiểu | Trình bày được khái lược các giai đoạn phát triển của công cuộc Đổi mới từ năm 1991 đến nay. | 1 | C15 | |||||
Bài 21. Cách mạng khoa học - kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa | Nhận biết | Trình bày được những nét cơ bản về xu hướng toàn cầu hóa và đánh giá được tác động của toàn cầu hóa đối với thế giới và Việt Nam. | 1 | C8 | ||||
Thông hiểu | Mô tả được những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học – kĩ thuật trên thế giới và ảnh hưởng của cuộc cách mạng đó đến Việt Nam. | 1 | C16 | |||||
Vận dụng | Liên hệ với bản thân trong việc phát triển xã hội toàn cầu hóa. |