Đề thi cuối kì 2 lịch sử 9 cánh diều (Đề số 8)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 9 cánh diều Cuối kì 2 Đề số 8. Cấu trúc đề thi số 8 học kì 2 môn Lịch sử 9 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử 9 cánh diều
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
LỊCH SỬ 9 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN (4 điểm)
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 16. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Một trong những thành tựu tiêu biểu trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ là
A. Liên Xô phóng thành công tàu vệ tinh nhân tạo đầu tiên (1957).
B. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949).
C. Chế tạo ra máy bay siêu âm khổng lồ không người lái.
D. Sử dụng trí tuệ nhân tạo để thám hiểm Mặt Trăng.
Câu 2. Một trong những thành tựu tiêu biểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam từ năm 1991 đến nay là
A. Việt Nam gia nhập các tổ chức khu vực.
B. Việt Nam bước đầu hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
C. Lần đầu tiên Việt Nam đặt quan hệ ngoại giao với các nước ở châu Mỹ.
D. Việt Nam có quan hệ thương mại với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Câu 3. Ý nào sau đây thể hiện tình hình xã hội của Nhật Bản từ năm 1991 đến nay?
A. Công cuộc xóa đói, giảm nghèo đạt được nhiều thành tựu to lớn.
B. Nguồn nhân lực dồi dào với tỉ lệ dân số ở tuổi lao động cao.
C. Đối phó với nhiều thách thức như già hóa dân số, tỉ lệ tội phạm gia tăng, …
D. Xã hội ổn định, hài hòa do nền kinh tế phát triển mạnh mẽ.
Câu 4. Đâu là biểu hiện của nền kinh tế Mỹ giai đoạn 1991 – 2000?
A. tăng trưởng chậm, lạm phát và thất nghiệp gia tăng.
B. bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi Trung Quốc và Nhật Bản.
C. suy thoái theo chu kì do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế.
D. tăng trưởng cao, đạt tỉ lệ trung bình trên 3,8%.
Câu 5. Thể chế chính trị được thiết lập ở Liên bang Nga theo Hiến pháp năm 1993 là
A. Cộng hòa Tổng thống. | B. Cộng hòa đại nghị. |
C. Cộng hòa Liên bang. | D. Liên bang xã hội chủ nghĩa. |
Câu 6. Trật tự thế giới mới được hình thành từ năm 1991 đến nay là
A. trật tự đơn cực. | B. trật tự đa cực. |
C. trật tự lưỡng cực. | D. trật tự rộng mở. |
Câu 7. Tháng 3-1988 diễn ra sự kiện lịch sử nào sau đây?
A. Quân Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa.
B. Hải quân Việt Nam giải phóng quần đảo Trường Sa.
C. Cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền tại đảo Gạc Ma (Trường Sa).
D. Trung Quốc đưa tàu Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam.
Câu 8. Chiến thắng nào sau đây đã mở ra thời cơ tiến công chiến lược để giải phóng miền Nam Việt Nam?
A. Chiến thắng Tây Nguyên. | B. Chiến thắng Vạn Tường. |
C. Chiến thắng Núi Thành. | D. Chiến thắng Phước Long. |
Câu 9. Một trong những thành tựu nổi bật trong lĩnh vực tìm kiếm nguồn năng lượng mới là
A. năng lượng thủy triều, năng lượng khí ga, năng lượng gió.
B. năng lượng mặt trời, năng lượng than đá, năng lượng dầu khí.
C. năng lượng dầu khí, năng lượng than đá, năng lượng thủy triều.
D. năng lượng có khả năng tái tạo như năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời.
Câu 10. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng thành tựu tiêu biểu về an ninh của Việt Nam từ năm 1991 đến nay?
A. Công an là lực lượng quyết định sự nghiệp và độc lập dân tộc.
B. Phong trào an ninh Tổ quốc tiếp tục được triển khai hiệu quả.
D. Lực lượng công an nhân dân không ngừng lớn mạnh.
D. Lực lượng công an góp phần xây dựng xã hội trật tự, kỉ cương, an toàn.
Câu 11. Đặc điểm chung về kinh tế - xã hội của các quốc gia thuộc khu vực Đông Bắc Á từ năm 1991 đến nay là
A. xã hội ổn định, kinh tế khu vực phát triển ở trình độ cao.
B. xã hội bất ổn, kinh tế phát triển xen lẫn khủng hoảng kéo dài.
C. tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục, xã hội ổn định.
D. khu vực hòa bình, đông dân, ổn định bậc nhất thế giới.
Câu 12. Trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ giai đoạn 1991 – 2000 là
A. cạnh tranh với Trung Quốc và các cường quốc khác.
B. thiết lập trật tự thế giới mới theo xu hướng đơn cực.
C. phát động chiến lược toàn cầu chống khủng bố.
D. cải thiện quan hệ với Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa.
...........................................
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Đọc tư liệu sau đây:
“Hàn Quốc từng bước phát triển thực lực quốc gia nhằm đạt vị thế quốc gia tầm trung trong khu vực và trên thế giới, … Về thành tựu kinh tế, là nền kinh tế lớn thứ tư ở châu Á, lớn thứ 10 trên thế giới, GDP danh nghĩa của Hàn Quốc năm 2020 là 1 613 tỉ USD … Nếu như thu nhập bình quân đầu người năm 1953 … là 64 USD thì đến năm 2020 là 31 489 USD tức là 500 lần… Bên cạnh thế mạnh về kinh tế, quốc phòng, Chính phủ Hàn Quốc chú trọng tăng cường “sức mạnh mềm” thông qua truyền bá giá trị văn hóa ở nước ngoài được biết đến là làn sóng ở Hàn Quốc”.
(Dẫn theo Nguyễn Thu Phương, “Xây dựng vị thế thực lực quốc gia tầm trung: Trường hợp của Hàn Quốc”, Tạp chí Cộng sản, số 982, 2022, tr.105 – 106).
a) Hàn Quốc là một trong những cường quốc hàng đầu của thế giới trong những thập niên đầu thế kỉ XXI.
b) Sau năm 1991, Hàn Quốc vươn lên trở thành một trong những quốc gia phát triển ở châu Á và trên thế giới.
c) Hàn Quốc truyền bá các giá trị văn hóa của đất nước qua các lĩnh vực âm nhạc, điện ảnh, thời trang, ẩm thực, …
d) Không giống như Trung Quốc, Hàn Quốc ít chú trọng phát triển văn hóa, xây dựng hình ảnh quốc gia.
...........................................
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 – 2025)
LỊCH SỬ 9 – CÁNH DIỀU
...........................................
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
LỊCH SỬ 9 – CÁNH DIỀU
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | |||||
PHẦN I | PHẦN II | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Tìm hiểu lịch sử | 6 | 4 | 0 | 0 | 0 | 1 |
Nhận thức và tư duy lịch sử | 3 | 3 | 0 | 0 | 3 | 0 |
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
TỔNG | 16 | 4 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 – 2025)
LỊCH SỬ 9 – CÁNH DIỀU
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||
Tìm hiểu lịch sử | Nhận thức và tư duy lịch sử | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | ||
24 | 16 | 24 | 16 | |||||
Bài 14. Việt Nam từ năm 1954 – 1975 | Nhận biết | Giới thiệu được những thành tựu tiêu biểu trong công cuộc xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa. | 1 | C8 | ||||
Thông hiểu | Nêu được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. | Mô tả được các thắng lợi quân sự tiêu biểu của nhân dân miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước giai đoạn 1954 – 1975. | 1 | C16 | ||||
Vận dụng | Nêu những việc làm cụ thể để thể hiện lòng biết ơn, tri ân của em đến các anh hùng liệt sĩ và những người có đóng góp tiêu biểu cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975). | |||||||
Bài 15. Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1991 | Nhận biết | Nêu được tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam trong những năm 1976 – 1985. | Trình bày được sự thống nhất đất nước về mặt Nhà nước, cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và vùng biên giới phía Bắc trong những năm 1975 – 1979, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo. | 1 | C7 | |||
Thông hiểu | Nêu được kết quả, ý nghĩa của công cuộc Đổi mới trong giai đoạn 1986 – 1991. | Mô tả được đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, giải thích được nguyên nhân công cuộc Đổi mới trong giai đoạn 1986 – 1991. | 1 | C15 | ||||
Vận dụng | Đánh giá được thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện đường lối đổi mới. | |||||||
Bài 16. Trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay | Nhận biết | Nhận biết được xu hướng và sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh lạnh. | 1 | C6 | ||||
Thông hiểu | Trình bày xu hướng hình thành trật tự thế giới mới vào đầu thế kỉ XXI. | 1 | C14 | |||||
Vận dụng | Tìm hiểu trật tự thế giới mới sau Chiến tranh lạnh đã đặt ra những thời cơ và thách thức như thế nào đối với Việt Nam trong xây dựng và phát triển đất nước. | |||||||
Bài 17. Liên bang Nga từ năm 1991 đến nay | Nhận biết | Trình bày được tình hình kinh tế của Liên bang Nga và từ năm 1991 đến nay. | 1 | C5 | ||||
Thông hiểu | Tìm hiểu những tác động đến sự phát triển nền kinh tế của Liên bang Nga. | 1 | C13 | |||||
Bài 18. Nước Mỹ từ năm 1991 đến nay | Nhận biết | Trình bày được tình hình chính trị, kinh tế của nước Mỹ từ năm 1991 đến nay. | 1 | C4 | ||||
Thông hiểu | Tìm hiểu những tác động đến sự phát triển nền kinh tế của nước Mỹ | 1 | C12 | |||||
Bài 19. Châu Á từ năm 1991 đến nay | Nhận biết | Giới thiệu được sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) từ năm 1991 đến nay. | 1 | C3 | ||||
Thông hiểu | Mô tả được quá trình phát triển của ASEAN từ năm 1991 đến nay và những nét chính của Cộng đồng ASEAN. | 1 | C11 | |||||
Vận dụng | Nêu những việc làm góp phần xây dựng và phát triển Cộng đồng ASEAN vững mạnh trong thời gian tới. | |||||||
Bài 20. Việt Nam từ năm 1991 đến nay | Nhận biết | Chỉ ra những thành tựu tiêu biểu (trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, quốc phòng – an ninh, ...) của công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1991 đến nay. | 1 | C2 | ||||
Thông hiểu | Trình bày được khái lược các giai đoạn phát triển của công cuộc Đổi mới từ năm 1991 đến nay. | 1 | C10 | |||||
Bài 21. Cách mạng khoa học - kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa | Nhận biết | Trình bày được những nét cơ bản về xu hướng toàn cầu hóa và đánh giá được tác động của toàn cầu hóa đối với thế giới và Việt Nam. | 1 | C1 | ||||
Thông hiểu | Mô tả được những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học – kĩ thuật trên thế giới và ảnh hưởng của cuộc cách mạng đó đến Việt Nam. | 1 | 3 | C9 | C1b, C1c, C1d | |||
Vận dụng | Liên hệ với bản thân trong việc phát triển xã hội toàn cầu hóa. | 1 | C1a |